Thực trạng của việc dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” ở bậc THCS (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.4. Thực trạng của việc dạy học tích hợp

Thực trạng của việc dạy học chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở bậc THCS hiện nay

Theo các nghiên cứu của Trương Thị Thanh Mai và Lê Thanh Huy về thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở bậc THCS hiện nay cho thấy: 91% GV đã được tiếp cận với cơ sở lý thuyết liên quan đến DHTH, 9% còn

lại cho rằng bản thân chưa hiểu biết nhiều về DHTH, con số này chủ yếu liên quan đến các GV trẻ mới nhận nhiệm sở.

Khi được hỏi về vấn đề vận dụng DHTH trong quá trình dạy học, 74,8% GV cho biết họ đã từng thực hiện các bài giảng trên lớp theo DHTH, chủ yếu ở mức độ liên hệ (63,5%) hoặc tích hợp bộ phận (38,3%), 13% GV nhận thấy có thể đã thực hiện DHTH nhưng chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, không có chủ đích. Chỉ có 12,2%

GV cho biết chưa từng tiến hành lồng ghép giáo dục các vấn đề khác ngoài phạm vi nội dung bài học do SGK thiết kế. Lĩnh vực được các GV tích hợp nhiều nhất trong quá trình dạy học là Giáo dục môi trường và BĐKH (74,20%), trong đó đặc biệt được tích hợp nhiều trong môn sinh học (60,71%). Đối với GV vật lý, lĩnh vực được tích hợp nhiều nhất là vấn đề năng lượng (30,55%) trong tổng số 40,47% GV tiến hành tích hợp chủ đề này. Đa số GV cho rằng, hầu hết các môn học trong nhà trường phổ thông đều phù hợp với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS (53,97%). Việc lồng ghép đào tạo nghề chủ yếu được GV bộ môn Vật lý, Sinh học thực hiện trong quá trình dạy học chính khóa (13,09%). [3]

Bảng 1.1. Các lĩnh vực kiến thức được GV tích hợp trong chương trình dạy học

TT Lĩnh vực tích hợp Lý Hóa Sinh Tổng

(%) (%) (%) (%)

1 Giáo dục môi trường và BĐKH 9,52 3,96 60,71 74,20

2 Năng lượng 30,55 0 9,92 40,47

3 Dân số - kế hoạch hóa gia đình 0 0 27,38 27,38

4 Đào tạo nghề 7,54 0 5,55 13,09

5 Kỹ năng sống 13,49 17,86 22,62 53,97

6 Giáo dục giới tính- SKSS 0 0 33,73 33,73

Thực trạng của việc dạy học tích hợp ở bộ môn Vật lý bậc THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay

Theo [6], qua khảo sát cho thấy 100% GV trên địa bàn Đà Nẵng biết qua khái niệm DHTH thế những mức độ hiểu biết lại khá khác nhau. Qua nghiên cứu cho thấy 55,38% GV chỉ hiểu tích hợp ở mức độ lồng ghép liên hệ, 44,62% GV hiểu tích hợp ở mức độ liên môn và xuyên môn. Nguyên nhân là do thời gian tập huấn lại khá ngắn, không đủ để truyền tải hết nội dung về DHTH. Sau thời gian đi tập huấn, các GV về triển khai lại tại cơ sở công tác khá sơ sài, nội dung thường được in thành văn bản và để các tổ chuyên môn tiếp tục nghiên cứu. Tuy được tập huấn về DHTH thế nhưng

khi về cơ sở GV vẫn dạy theo kiểu truyền thống, không có GV biên soạn nội dung theo DHTH.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong quá trình dạy học trên lớp, 46,3% GV chủ yếu truyền tải kiến thức trong bài học, ít đề cập đến các vấn đề thực tế có liên quan, 53,7% GV có liên hệ với kiến thức ngoài bài học. Việc chỉ dạy kiến thức mà không liên hệ với thực tế làm HS cảm thấy nhàm chán, không hiểu được mục đích khi học kiến thức của bài học.

Ngoài ra khi khảo sát về mức độ vận dụng các môn học hoặc kiến thức khác vào môn Vật lý. Đa số GV chỉ đưa các nội dung hoặc kiến thức khác nội dung bài học vào ở mức thỉnh thoảng (61%), 5% GV không bao giờ đưa kiến thức thực tế hoặc kiến thức các môn học khác có liên quan vào bài dạy của mình. Theo điều tra cho thấy, các lí do dẫn đến thực trạng trên đó là: Thời gian dạy cho mỗi bài học chỉ có 45 phút, kiến thức yêu cầu cung cấp cho HS lại quá dài, GV không thể tải hết nội dung bài học vì vậy ít chú ý đến các vấn đề thực tế nhằm phát triển năng lực HS, lớp học hiện nay lại quá đông khó để GV nắm bắt được nhu cầu học tập của từng cá nhân.

Ngoài ra HS hiện nay ý thức tự học rất kém, vì vậy GV dù có giao nhiệm vụ về nhà cho HS thì rất ít HS chuẩn bị bài trước hoặc cũng chỉ chuẩn bị để đối phó, phần lớn HS học với mục đích để thi nên dù GV có thêm nội dung ngoài vào bài học thì HS cũng không mấy quan tâm.

Qua khảo sát về quá trình dạy học Vật lý, kết quả của nghiên cứu về các kiến thức khác được tích hợp vào bài dạy được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.2. Mức độ liên hệ các kiến thức khác ngoài nội dung bài học Các môn học và kiến thức

khác

Mức độ theo đánh giá của HS (%) Không

bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường Thường xuyên

Luôn luôn

Toán 66.3 8.3 11.7 13.7 0

Hóa học 92 8 0 0 0

Sinh học 94 6 0 0 0

Lịch Sử 88.3 11.7 0 0 0

Giáo dục bảo vệ môi trường 94.7 5.3 0 0 0

Phòng chống BĐKH 98 12 0 0 0

Từ bảng 1.2 ta thấy, kiến thức của môn Toán là kiến thức được đưa vào nhiều nhất vì có liên quan đến việc sử dụng công thức để tính toán, 8% HS cho rằng GV có liên hệ với kiến thức Vật lý với môn Hóa học và 6% đối với môn Sinh học, tỉ lệ trên

là rất thấp. Ngoài ra các nội dung khác như Lịch sử, Giáo dục quốc phòng, phòng chống BĐKH lại ít được đưa vào nội dung bài học hoặc được đưa vào như một phần phụ sau khi GV đã dạy hết nội dung của bài học. Các môn học và nội dung khác như Tin học, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc thì tỉ lệ thực tế đưa vào bài học là 0%.

Kết luận chương 1

DHTH là một quan điểm sư phạm, trong đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống có vấn đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân. GV sẽ là người hướng dẫn, tổ chức, đinh hướng các hoạt động cho HS.

Các em sẽ phải huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Từ đó HS sẽ hình thành được các kiến thức, kỹ năng mới đồng thời phát triển được các năng lực cần thiết.

Về bản chất, quan điểm DHTH là thay đổi mục tiêu và nội dung của tiến trình dạy học. Trước hết, các chủ đề tích hợp có nội dụng mang tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với HS, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho HS. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Do đó mục tiêu có tính tích hợp sẽ không còn đặt nặng vào việc truyền thụ kiến thức mà tập trung phát triển kỹ năng, năng lực cần thiết cho HS. Từ đó dẫn đến phải có sự lựa chọn khác về phương pháp, phương tiện dạy học. Mục tiêu và nội dung dạy học thay đổi dẫn đến cách kiểm tra đánh giá HS cũng phải thay đổi. Nếu vẫn giữa lại cách kiểm tra đánh giá truyền thống thì cải cách giáo dục, cải cách nội dung vẫn chỉ là lý thuyết suông, không có tính khả thi. Như vậy, cải cách giáo dục theo quan điểm DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, PPDH, phương pháp kiểm tra đánh giá và hình thức tổ chức dạy học.

Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho GV trong việc dạy các kiến thức liên môn của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho GV, góp phần phát triển đội ngũ GV bộ môn hiện nay thành đội ngũ GV có đủ năng lực DHTH. Thực trạng hiện nay cho thấy, đa số GV đã có sự trang bị một số kiến thức liên quan đến DHTH và tâm lý sẵn sàng vận dụng DHTH trong môn KHTN. Tuy nhiên vẫn còn nhiều GV chưa hiểu đúng về tích hợp, mức độ sẵn sàng cho DHTH theo chủ đề còn khá hạn chế cũng như chưa vận dụng tích hợp trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” ở bậc THCS (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)