Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” ở bậc THCS (Trang 88)

8. Cấu trúc khóa luận

3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Các bước thực hiện

Thực nghiệm sư phạm theo các bước sau:

- Bước 1: Soạn phiếu khảo sát chủ đề chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” với các tiêu chí sau: các thông tin có phù hợp với HS bậc THCS không, mục tiêu có đáp ứng đầy đủ các kiến thức của bộ GD không, có gây hứng thú học tập

với HS không, có thể áp dụng vào chương trình học hiện nay không, thời gian thực hiện có phù hợp không.

- Bước 2: Tiến hành khảo sát GV các trường THCS.

- Bước 3: Thống kê số liệu, tổng hợp ý kiến phản hồi của các chuyên gia sau khi tiến hành thực nghiệm.

- Bước 4: Nhận xét kết quả của toàn khóa thực nghiệm và báo cáo kết quả.

3.5.2. Các phương pháp khảo sát thực nghiệm

- Phương pháp chuyên gia, là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau khi thực hiện phương pháp chuyên gia chúng tôi thu được kết quả đánh giá sau:

Hầu hết các GV đều cho rằng đề tài này phù hợp với việc DHTH ở bậc THCS. Tên đề tài cũng như các tình huống học tập đều gây hứng thú cho HS. Đề tài có tính khả thi cao, HS có thể hình thành được kiến thức cũng như năng lực áp dụng vào thực tiễn.

Bảng 3.1. Bảng kết quả khảo sát thực nghiệm

Câu hỏi Hoàn toàn phù hợp Đa số phù hợp Một số phù hợp Hoàn toàn không phù hợp Câu 3. Mục tiêu của chủ đề 50% 41,67% 8,33% 0%

Câu 4. Nội dung kiến thức 58,33% 41,67% 0% 0%

Câu 5. Kiến thức đưa ra so

với mục tiêu 33,33% 50% 16,67% 0%

Câu 7. Các câu hỏi trong

phiếu học tập 33,33% 58,33% 8,33% 0%

Câu 8. Các bài tập dự án 41,67% 50% 8,33% 0%

Câu 9. Sản phẩm dự án 25% 58,33% 16,67% 0%

Câu 10. Các thí nghiệm

trong chủ đề 75% 25% 0% 0%

Câu 11. Phân bố thời gian

cho các hoạt động 25% 41,67% 33,33% 0%

Từ kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia cho thấy chủ đề dạy học tích hợp “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” có những ưu điểm và hạn chế sau:

81

Ưu điểm:

- Tên đề tài phù hợp với việc DHTH và gây hứng thú với HS.

- Có thể áp dụng vào chương trình dạy học tại THCS, mục tiêu và nội dung dạy học đa số phù hợp với trình độ nhận thức của HS bậc THCS.

- HS tích lũy được chuẩn kiến thức thông qua chủ đề.

- HS sẽ phát triển được các năng lực như: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, biết cách tổ chức hoạt động, tiến hành nghiên cứu, tổng hợp thông tin và đánh giá trong hoạt động nhóm.

- Các kiến thức ở các bộ môn được liên kết lại vì thế sẽ giúp cho HS thấy được tầm quan trọng của mỗi môn học, đồng thời vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

Hạn chế:

- Thời gian phân bố ở một số hoạt động còn chưa hợp lý, khó có thể áp dụng vào các tiết học trên lớp do thời gian chương trình dạy học không cho phép.

- Số lượng HS trong lớp quá đông không thể điều chỉnh từng em trong quá trình dạy học.

- Vì thời gian thực nghiệm không trúng đợt thực tập và lịch thi học kì của các em HS trúng vào đợt thực nghiệm nên chúng tôi không thể trực tiếp đứng lớp giảng dạy chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” theo hướng phát triển năng lực cho HS. Nếu có thể tổ chức DHTH chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” ở trường THCS với điều kiện đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, khả thi, thì tôi tin rằng kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn.

Kết luận chương 3

Trong chương này chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm bằng phương pháp chuyên gia với 12 GV ở 2 trường THCS: Tây Sơn và Nguyễn Huệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Sau khi xây dựng chủ đề mẫu DHTH theo hướng phát triển năng lực cho HS, chúng tôi khảo sát chủ đề để kết luận tính khả thi khi đưa chủ đề vào giảng dạy, tổng hợp các ý kiến đánh giá của các GV về chủ đề dạy học.

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, các số liệu thực nghiệm được xử lí bằng phương pháp tính tỉ lệ phần trăm, có thể khẳng định một số kết luận như sau:

Việc xây dựng DHTH liên môn theo chủ đề phát triển năng lực HS bậc THCS qua đánh giá của các chuyên gia là có khả thi, qua chủ đề này các GV có thể chủ động tổ chức các buổi ngoại khóa DHTH.

Qua chủ đề này HS phát triển được các năng lực cần thiết, khắc phục được những hạn chế trong dạy học như: xử lí tình huống trong thực tiễn, kết hợp công nghệ thông tin để tìm kiếm thông tin, thu thập kiến thức,…

Như vậy, việc thiết kế chủ đề DHTH theo hướng phát triển năng lực cho HS bậc THCS sẽ nâng cao năng lực GQVĐ, năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu hiệu quả của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ở các trường THCS.

83

KẾT LUẬN

Qua đề tài: “Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” ở bậc THCS”, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

- Hoàn thiện thêm cơ sở lý luận của việc xây dựng chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở bậc THCS.

- Thiết kế được chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” theo quy trình 8 bước.

- Tiến hành thực nghiệm bằng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến từ các thầy cô giáo chuyên môn. Sau khi xử lý số liệu bằng tỉ lệ phần trăm, chúng tôi có thể rút ra kết luận: chủ đề có tính khả thi khi áp dụng vào chương trình THCS, sẽ nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế như thời gian tổ chức, số lượng HS tham gia, một GV chỉ chuyên về một bộ môn, nên khi soạn chủ đề tích hợp, kiến thức rộng, chưa chuyên sâu,... Nếu có thể tổ chức DHTH theo hướng phát triển năng lực ở trường THCS với điều kiện đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi; thì chúng tôi tin rằng có thể khắc phục được các hạn chế trên và sẽ nâng cao chất lượng dạy học.

Từ những kết quả trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Việc nghiên cứu lí luận DHTH là cần thiết, vì vậy các cơ sở giáo dục nên tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn cho GV phổ thông và SV sư phạm để nắm bắt kịp thời cơ sở lí luận, xây dựng các chủ đề tích hợp phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

- Khuyến khích GV và SV biên soạn giáo án, chủ đề mang tính tích hợp, tiến hành thử nghiệm việc DHTH; đóng góp thêm các tài liệu liên môn để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Để đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, GV phải lựa chọn kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với từng vấn đề khác nhau của chủ đề (làm thí nghiệm, thuyết trình, làm việc nhóm,…).

- Thiết kế lại nội dung chương trình SGK các môn học.

- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nghị quyết số: 29-NQ/TW, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 4 tháng 11 năm 2014.

[2]. Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Công nghệ 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam [3]. Trương Thị Thanh Mai, Lê Thanh Huy (2015), Thực trạng và giải pháp dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở hiện nay, Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6/2015, Tr 31-38.

[4]. Vũ Quang (Tổng Chủ biên), Vật lí 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5]. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc và cộng sự (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS, quyển 1 Khoa học tự nhiên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Phan Quang Mạnh, Thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng dạy học tích hợp của giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Nội

[7]. Trần Thanh Thảo (2016), Xây dựng một số chủ đề tích hợp chương trình vật lý lớp 10 và 11 THPT, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. [8]. Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên), Sinh học 9, NXB Giáo dục Việt Nam. [9]. Phan Huy Xu (Tổng Chủ biên), Địa lý 7, NXB Giáo dục Việt Nam

[10].https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_%C4%91i%E1%BB%87n_% E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam

[11].http://cdspthainguyen.edu.vn/Uploads/2016/4/8/day_hoc_tich_hop.pdf [12].http://baocamau.com.vn/giao-duc-dao-tao/day-hoc-theo-chu-de-tich-hop-kho- hay-de-38750.

PL1

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO GIÁO VIÊN

NỘI DUNG 1: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG CUỘC SỐNG

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Từ các số liệu trên em hãy tính tích U.I đối với mỗi bóng đèn và so sánh tích này với công suất định mức của đèn đó có thể bỏ qua sai số của phép đo. Em hãy rút ra công thức tính công suất điện?

Số liệu Số ghi trên bóng đèn Cường độ dòng điện đo

được (A) Công suất (W) Hiệu điện thế (V)

Bóng đèn 1 Bóng đèn 2

NỘI DUNG 2: THỦY ĐIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:

1. Máy phát điện xoay chiều gồm bộ phận chính nào?

Roto là bộ phận quay, gồm các nam châm được nối với trục tua bin thông qua khớp nối.

Stato là bộ phận tĩnh, gồm các cuộn dây bố trí đều trên toàn bộ khung tròn.

2. Nêu vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận đó?

- Roto có nhiệm vụ tạo nên từ trường quay làm xuất hiện dòng điện xoay chiều trong các cuộn dây trong các ổ cực của stato máy phát.

- Dưới tác dụng của từ trường quay do Roto phát ra, các cuộn dây của Stato phát ra nguồn điện 3 pha.

3. Máy phát điện của nhà máy thủy điện là loại gì?

Máy phát điện xoay chiều đồng bộ 3 pha 1đ

4. Nêu cấu tạo của máy biến áp? Gồm có 2 cuộn dây (sơ cấp, thứ cấp) có số

vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau và 1 lõi sắt có pha silic.

5. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp là gì?

Khi ta đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp thì có từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thứ cấp.

6. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây ở hai đầu mỗi cuộn dây là gì?

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây quấn của mỗi cuộn. 𝐔𝐔𝟏

𝟐 = 𝐧𝟏

𝐧𝟐

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi: 1. Có bao nhiêu kiểu thủy điện chính? Đó là các kiểu nào?

Có 3 kiểu chính. Thủy điện kiểu đập, kiểu kênh dẫn và kiểu hỗn hợp, 3đ 2. Nêu sự khác nhau giữa thủy điện

kiểu kênh dẫn và thủy điện kiểu đập?

Nhà máy thủy điện kiểu đập xây đập chắn ngang trên con sông có lưu lượng lớn nhưng độ dốc nhỏ còn nhà máy kiểu kênh dẫn xây dựng đường ống dẫn nước vào nhà máy tạo cột áp ở những nơi có cột nước như các thác nước hoặc giữa 2 dòng sông có độ chênh lệch cao.

3. Dựa vào điều gì để xây dựng các kiểu thủy điện khác nhau?

Dựa vào địa hình cũng như dòng chảy

của sông

NỘI DUNG 3: THỦY ĐIỆN VỚI THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PL3

Cá nhân HS quan sát lượt đồ về địa hình nước ta và trả lời câu hỏi: 5. 1. Em có nhận xét gì về đặc

điểm địa hình nước ta?

Đồi núi chiếm 3/4 điện tích lãnh thổ nước ta trên đất liền, chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông từ vùng Tây Bắc đến Đông Nam Bộ. Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ bị dãy núi chia cắt thành nhiều khu vực. Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa… Địa hình thấp dần từ nội địa tới biển trùng với hướng tây bắc - đông nam.

6. 2. Hãy kể tên các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam

Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Sông

2đ 7. 3. Hãy kể tên các dãy núi có

hướng vòng cung?

Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn Nam.

2đ 8. 4. Theo em địa hình nước ta có

điểm gì thuận lợi trong việc xây dựng thủy điện?

Địa hình nước ta có nhiều đồi núi thuận lợi cho việc xây dựng đập thủy điện trên cao ít tốn chi phí.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Cá nhân HS quan sát lượt đồ về sông ngòi nước ta và trả lời câu hỏi 1. Em có nhận xét gì về mạng

lưới sông ngòi nước ta?

Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố trên cả nước, chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn và dốc; chảy theo hai hướng chính tây bắc – đông nam và vòng cung, có hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa khô.

2. Hãy kể tên các con sông lớn ở nước ta?

sông Hồng, sông Đà, sông Mê Kông.

3. Vì sao sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc?

Vì địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi. Địa hình thấp dần từ nội địa tới biển trùng với hướng tây bắc - đông nam, có nhiều dãy núi đâm ra biển hơn nữa nước ta hẹp chiều ngang, nên sông suối ngắn và có độ dốc.

4. Theo em mạng lưới sông ngòi nước ta có điểm gì thuận lợi trong việc xây dựng thủy điện?

Nước ta có sông ngòi dày đặc, các con sông có độ dốc lớn thuận lợi cho việc xây đập cũng như kênh dẫn.

5. Vì sao trung du và miền núi bắc bộ lại có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta?

Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông suối phát triển tiêu biểu là các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy... Đặc biệt, với đặc trưng địa hình cao nhất nước ta và có độ dốc rất lớn đã tạo nên nhiều thác ghềnh trên các sông suối.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Cá nhân HS đọc tài liệu về khí hậu nước ta và trả lời câu hỏi 1. Đặc điểm khí hậu nước ta là

gì?

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

1đ 7. 2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có

đặc điểm gì?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, nóng và ẩm. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt. Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.

PL5 8. 3. Mùa mưa và mùa khô nước

ta rơi vào tháng nào?

Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

9. 4. Khu vực nào nước ta có tần số bão nhiều nhất năm?

Khu vực miền Bắc Trung Bộ và Nam

Trung Bộ.

5. Theo em thời tiết khí hậu có vai trò gì trong việc điều tiết hồ thủy điện?

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc điều tiết hồ thủy điện. Vào mùa mưa, các hồ thủy điện sẽ xả lũ đảm bảo mực nước trong hồ ở mức an toàn. Vào mùa khô

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý” ở bậc THCS (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)