CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “THỦY ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG HỢP LÝ” CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.2. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp “Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý”
2.2.8. Tổ chức dạy học và đánh giá
Chúng tôi đã thiết kế được tiến trình giảng dạy cụ thể ứng với 4 nội dung trong chủ đề như sau:
Bảng 2.3. Bảng tiến trình dạy học chủ đề
Nội dung 1: VAI TRề CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG HOẠT ĐỘNG HÌNH
THÀNH NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN
NĂNG LỰC HƯỚNG ĐẾN
Tiết 1
Hoạt động 1. Ổn định lớp, tìm hiểu bài học và cách học (5 phút) Lớp trưởng báo cáo sĩ số Lưu danh sách HS vắng
học.
HS yên lặng, quan sát và lắng nghe hiệu lệnh của GV.
Giới thiệu nội dung bài học cụ thể:
1. Điện năng tiêu thụ và tiền điện.
2. Vai trò của điện năng trong đời sống.
53
Hoạt động 2. Tìm hiểu về điện năng tiêu thụ và tiền điện (20 phút) Lắng nghe và ghi nhận vấn
đề.
Đặt vấn đề: Khi sử dụng điện trong gia đình hằng ngày ta phải trả tiền điện.
Vậy dựa vào đâu để có thể xác định được số tiền ta phải trả?
Thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết.
Tổ chức cho HS thảo luận:
để có thể xác định được số tiền điện ta phải trả hằng tháng, chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
X8: Tham gia thảo luận nhóm để đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ theo gợi ý của GV
Hỗ trợ, giúp HS chốt các nhiệm vụ, gồm:
1. Tìm hiểu về công suất điện: Công suất điện là gì?
Công suất định mức là gì?
Làm thế nào để tính công suất?
2. Tìm hiểu về điện năng:
Điện năng là gì? Điện năng có thể biến đổi thành năng lượng nào? Lượng điện năng biến đổi gọi là gì?
Làm sao tính được lượng điện năng này?
Lắng nghe và ghi nhận thông tin.
Thông báo cho HS về ý nghĩa của chỉ số vôn, số oát trên dụng cụ điện.
Quan sát GV làm thí nghiệm với 2 bóng đèn từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa công suất của bóng đèn với độ sáng của chúng.
GV làm thí nghiệm với 2 bóng đèn có 2 công suất khác nhau cho HS quan sát.
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
Lắng nghe và ghi nhận thông tin.
Thông báo về khái niệm công suất định mức.
X5: Ghi lại các thông tin thu thập được về khái niệm công suất định mức.
Thực hiện thí nghiệm theo nhóm điền vào phiếu học tập số 1.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ thí nghiệm để trả lời phiếu học tập.
P8: Lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
X3: Đọc và lựa chọn được các thông tin phù hợp để thực hiện phiếu học tập X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí HS làm việc cá nhân
chứng tỏ rằng công suất điện của đoạn mạch được tính bằng công thức.
Gọi HS lên bảng chứng minh công thức.
𝑃 = 𝐼2𝑅 = 𝑈2 𝑅
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để chứng minh công thức.
55 HS làm việc dưới sự
hướng dẫn của GV biết được dòng điện có năng lượng và tìm ra được khái niệm điện năng.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nhỏ.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để trả lời câu hỏi và rút ra nhận xét.
HS hoàn thành bài tập nhỏ và rút ra được điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng có ích và vô ích.
Hỗ trợ HS làm bài tập nhỏ và thông báo nội dung định luật bảo toàn năng lượng.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để làm bài tập.
Lắng nghe và ghi nhận thông tin.
Thông báo công thức tính hiệu suất H = Ai
Atp và định luật bảo toàn năng lượng.
K1: Trình bày được kiến thức về hiệu suất, định luật bảo toàn năng lượng.
HS nghiên cứu tài liệu nêu định nghĩa và công thức tính công của dòng điện.
Hỗ trợ HS nghiên cứu công của dòng điện và nhắc lại.
X3: Đọc và lựa chọn được các thông tin phù hợp để thực hiện nhiệm vụ.
HS tiếp thu thông tin Giới thiệu cho HS về công tơ điện
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của điện năng trong đời sống (15 phút) Hoạt động nhóm để hoàn
thành bản đồ tư duy về vai trò của điện năng trong đời sống.
Giới thiệu cách sử dụng bản đồ tư duy. Hỗ trợ HS nêu các ví dụ về vai trò của điện năng. Quản lý lớp trật tự.
X3: Đọc và lựa chọn được các thông tin phù hợp để thực hiện bản đồ tư duy.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
Dán bản đồ tư duy lên bảng và cử đại diện thuyết trình ngắn gọn bài làm của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét và bầu chọn nhóm có bản đồ tư duy đẹp và đúng nhất.
X3: Năng lực đánh giá.
Nộp lại bản đồ tư duy cho GV.
Cho điểm các nhóm và tổng hợp các bản đồ tư duy.
Hoạt động 4. Củng cố dặn dò (5 phút) Lắng nghe GV tổng kết lại
nội dung bài học.
Tổng kết nội dung 1 vai trò của dòng điện trong đời sống, gồm các phần chính:
1. Điện năng tiêu thụ và tiền điện.
2. Vai trò của điện năng trong đời sống.
Lắng nghe GV thông báo nội dung học tập tiếp theo.
Thông báo nội dung 2:
Thủy điện hoạt động như thế nào? trong chủ đề
“Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý”.
Giao nhiệm vụ về nhà thực hiện hoạt động “khám phá nhà máy thủy điện”.
Nội dung 2: HOẠT ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN HOẠT ĐỘNG HÌNH
THÀNH NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN
NĂNG LỰC HƯỚNG ĐẾN
Tiết 2
Hoạt động 1. Ổn định lớp, tìm hiểu bài học và cách học (5 phút) Lớp trưởng báo cáo sĩ số Lưu danh sách HS vắng.
57 HS yên lặng, quan sát và
lắng nghe GV.
Giới thiệu nội dung bài học cụ thể: Tìm hiểu về cấu tạo, cách thức hoạt động của nhà máy thủy điện.
Hoạt động 2. Khám phá nhà máy thủy điện (1 tuần) Đây là hoạt động tại nhà (bài tập dự án)
Tiếp nhận vấn đề Đặt vấn đề: Trước giờ khi nhắc đến thủy điện ta đều biết nó là nhà máy phát điện biến đổi năng lượng nước thành năng lượng điện. Vì sao thủy điện lại có thể làm được điều đó?
Thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết.
Tổ chức cho HS thảo luận:
để biết được vì sao nhà máy thủy điện lại có thể biến năng lượng nước thành năng lượng điện ta cần thực hiện nhiệm vụ gì?
X8: Tham gia thảo luận nhóm để GQVĐ.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ theo gợi ý của GV
Hỗ trợ, giúp HS chốt các nhiệm vụ, gồm:
1. Tìm hiểu về cấu tạo nhà máy thủy điện: nhà máy thủy điện là gì? Thủy điện gồm các bộ phận chính nào? Các bộ phận đó có nhiệm vụ gì?
2. Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động: thủy điện hoạt động dựa trên nguyên lý
nào? Vì sao các thủy điện đều có hồ chứa nước trên cao? Công suất của nhà máy phụ thuộc vào yếu tố nào?
Lập kế hoạch thực hiện dự án và phân công công việc cho các thành viên theo mẫu.
Phát phiếu nhật ký hoạt động cho nhóm trưởng.
Yêu cầu HS thực hiện theo kế hoạch.
C2: Lập kế hoạch thực hiện dự án học tập.
Thu thập thông tin và vật liệu để làm mô hình nhà máy thủy điện.
Hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện dự án, có thể trao đổi trực tiếp, thông qua điện thoại, internet,…
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để GQVĐ.
X1: Trao đổi kiến thức vật lí với thầy cô, bạn bè, nhân dân để tìm hiểu các kiến thức về thủy điện.
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin đáng tin cậy.
X5: Ghi chép lại các thông tin hữu ích thu thập được.
P4: Thiết kế mô hình thủy điện để xây dựng kiến thức vật lí.
X7: Trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để thống nhất bài báo cáo.
Hoạt động 4. Thuyết trình về mô hình nhà máy thủy điện (35 phút)
Hoạt động này diễn ra sau 1 tuần kể từ hoạt động tìm hiểu nhà máy thủy điện
59 Đại diễn mỗi lên bảng và
thuyết minh về mô hình của nhóm.
Gọi HS trong nhóm lên báo cáo. Quản lý HS trong lúc báo cáo. Nhắc nhở các nhóm lần lượt lên báo cáo.
Quy định thời gian cho mỗi báo cáo không quá 10 phút.
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện.
X6: Trình bày được báo cáo của nhóm về mô hình nhà máy thủy điện.
HS phản biện câu hỏi của lớp.
Cho HS nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi.
X3: Năng lực đánh giá.
Nộp phiếu nhật kí hoạt động nhóm và phiếu đánh giá đồng đẳng. Lắng nghe GV nhận xét rút kinh nghiệm về cách thực hiện dự án học tập.
Nhận xét bài báo cáo của các nhóm và tổng hợp các phiếu nhật kí hoạt động nhóm và phiếu đánh giá đồng đẳng. Trưng bày các mô hình ở cuối lớp.
Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu ở nhà, các nhóm tiến hành đọc tài liệu và trả lời phiếu học tập số 1.
GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều và máy biến áp.
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
X6: Trình bày được kết quả của nhóm.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
X8: Tham gia thảo luận nhóm để GQVĐ.
Cá nhân HS trả lời phiếu học tập số 2.
GV nhận xét câu trả lời X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
C4: So sánh được các giải pháp kỹ thuật khác nhau của các kiểu nhà máy thủy điện.
HS tiếp thu thông tin Thông báo cho HS biết về bơm lưu trữ
Hoạt động 5. Củng cố dặn dò (5 phút) Lắng nghe GV tổng kết lại
nội dung bài học.
Tổng kết nội dung 2 “Thủy điện hoạt động như thế nào?” gồm các phần chính:
Cấu tạo và hoạt động của thủy điện.
Lắng nghe GV thông báo nội dung học tập tiếp theo.
Thông báo nội dung 3:
Thủy điện với thiên nhiên và con người trong chủ đề
“Thủy điện và cách sử dụng điện năng hợp lý”.
Nội dung 3: THỦY ĐIỆN VỚI THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI HOẠT ĐỘNG HÌNH
THÀNH NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN
NĂNG LỰC HƯỚNG ĐẾN
Tiết 3
Hoạt động 1. Ổn định lớp, tìm hiểu bài học và cách học (5 phút) Lớp trưởng báo cáo sĩ số Lưu danh sách HS vắng
học.
61 HS yên lặng, quan sát và
lắng nghe hiệu lệnh của GV.
Giới thiệu nội dung bài học cụ thể:
1. Điều kiện tự nhiên có gì thuận lợi cho thủy điện?
2. Những ảnh hưởng của thủy điện lên thiên nhiên và cuộc sống con người.
Học sinh tự chia làm 3 nhóm.
Chia lớp thành 3 trạm, mỗi trạm 10 HS. Mỗi trạm sẽ có nhiệm vụ cần giải quyết và thời gian cho mỗi trạm là 10 phút.
C2. Năng lực tổ chức
Hoạt động 2. Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với thủy điện (30 phút) HS tiếp thu vấn đề Đặt vấn đề: Nước ta được
đánh giá là có tiềm năng phát triển thủy điện rất lớn.
Hiện nay tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000 MW. Vì sao nước ta lại có tiềm năng phát triển thủy điện như vậy?
Thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết.
Tổ chức cho HS thảo luận:
Để biết được vì sao thủy điện lại phát triển mạnh ở nước ta ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
X8: Tham gia thảo luận nhóm đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ theo gợi ý của GV
Hỗ trợ, giúp HS chốt các nhiệm vụ, gồm:
1. Tìm hiểu về địa hình:
Nước ta có địa hình như thế nào? Vì sao lại như vậy?
Địa hình đem lại thuận lợi gì cho sự phát triển thủy điện?
2. Tìm hiểu về sông ngòi:
Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Vì sao lại như vậy? Mạng lưới sông ngòi đem lại thuận lợi gì cho sự phát triển thủy điện?
3. Tìm hiểu về khí hậu:
Nước ta có kiểu khí hậu gì?
Đặc điểm của nó ra sao?
Khí hậu đem lại thuận lợi gì cho sự phát triển thủy điện?
Ở trạm 1, HS quan sát lược đồ địa hình nước ta, đọc tài liệu trả lời phiếu học tập số 1.
Hướng dẫn HS đọc lược đồ địa lý cho chính xác để lấy thông tin điền vào phiếu học tập.
X3: Đọc và lựa chọn được các thông tin phù hợp để thực hiện phiếu học tập.
X5: Ghi lại các thông tin quan sát được từ lược đồ để thực hiện phiếu học tập.
X8: Tham gia thảo luận nhóm để GQVĐ.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
63
X1: Trao đổi với các bạn trong nhóm về những hiểu biết của bản thân.
Ở trạm 2, HS quan sát lược đồ sông ngòi nước ta, đọc tài liệu trả lời thảo luận nhóm để điền vào phiếu học tập số 2.
Hướng dẫn HS đọc lược đồ địa lý nhắc nhở HS trật tự.
X3: Đọc và lựa chọn được các thông tin phù hợp để thực hiện phiếu học tập.
X5: Ghi lại các thông tin quan sát được từ lược đồ để thực hiện phiếu học tập.
X8: Tham gia thảo luận nhóm để củng cố thông tin cá nhân thu thập được.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
X1: Trao đổi với các bạn trong nhóm về những hiểu biết của bản thân.
Ở trạm 3, HS đọc tài liệu và quan sát lược đồ khí hậu nước ta. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3.
Hướng dẫn HS đọc lược đồ địa lý cho chính xác để lấy thông tin điền vào phiếu học tập.
X3: Đọc và lựa chọn được các thông tin phù hợp để thực hiện phiếu học tập X5: Ghi lại các thông tin quan sát được từ lược đồ để thực hiện phiếu học tập.
X8: Tham gia thảo luận nhóm để GQVĐ quan sát được từ video.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
X1: Trao đổi với các bạn trong nhóm về những hiểu biết của bản thân.
Sau 10 phút, HS đổi trạm học tập theo chiều kim đồng hồ.
Hướng dẫn HS di chuyển sang trạm học tập mới.
Hoạt động 3. Tổng kết nội dung tìm hiểu các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với thủy điện (10 phút)
Cá nhân HS trình bày lại đặc điểm địa hình, sông ngòi, khí hậu của nước ta.
GV điều chỉnh nếu có sai sót.
K1: Trình bày được đặc điểm địa hình, sông ngòi, khí hậu của nước ta.
Dựa vào các kiến thức đã học cá nhân HS làm phiếu học tập số 4.
Gọi từng HS lên trả lời. K4: Vận dụng kiến thức vừa học để giải thích các tình huống thực tiễn.
Tiết 4
Hoạt động 4. Tìm hiểu về ảnh hưởng của thủy điện lên thiên nhiên và con người (1tuần)
Đây là hoạt động tại nhà
Tiếp nhận vấn đề Đặt vấn đề: ta đều biết rằng điện năng rất quan trọng đối với cuộc sống, và nhu cầu sử dụng điện ngày một tăng vì vậy việc sản xuất điện năng là không ngừng hơn nữa thủy điện là nguồn năng lượng sạch tái tạo không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng hiện nay, thủy điện đang là vấn đề
65
nóng trong xã hội, mang tính thời sự cao, nhiều người dân phản đối việc xây dựng thủy điện.
Thảo luận đề xuất các nhiệm vụ cần giải quyết.
Tổ chức cho HS thảo luận:
Để biết được vì sao thủy điện đang là vấn đề nóng trong xã hội, nhiều người dân phản đối việc xây dựng thủy điện ta cần thực hiện nhiệm vụ gì?
X8: Tham gia thảo luận nhóm để GQVĐ.
X7: Biết cách trình bày ý kiến cá nhân trong khi hoạt động nhóm.
Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ theo gợi ý của GV
Hỗ trợ, giúp HS chốt các nhiệm vụ, gồm:
1. Tìm hiểu về ảnh hưởng tích cực: Thủy điện có những lợi ích nào đối với thiên nhiên? Thủy điện có những lợi ích nào đối với cuộc sống con người? Vì sao?
2. Tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực: Thủy điện gây nên thiệt hại gì cho môi trường thiên nhiên? Thủy điện ảnh hưởng gì đến các hệ sinh thái? Thủy điện gây thiệt hại cho cuộc sống con người như thế nào?
3. Đề xuất phương án khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực này của thủy điện: