2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các loài thực vật được cộng đồng người dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Núi Thành
Chú thích:
: Tuyến nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu: : Xã Tam Hòa : Xã Tam Anh Nam : Xã Tam Anh Bắc : Xã Tam Thạnh : Xã Tam Trà
2.3. Kế hoạch nghiên cứu
- Viết đề cương nghiên cứu từ 15/08/2015 đến 30/08/2015.
- Lên kế hoạch và tổ chức đi thực tế ở Núi Thành (3 đợt):
Đợt 1: từ 20/09/2015 đến 30/09/2015 Đợt 2: từ 02/01/2016 đến 10/01/2016 Đợt 3: từ 01/02/2016 đến 10/02/2016
- Xác định tên khoa học, ngành, lớp, họ, bộ (2 đợt):
Đợt 1: từ 10/12/2015 đến 10/01/2016 Đợt 2: từ 10/02/2016 đến 10/03/2016
- Thống kê và xây dựng danh mục những cây thuốc và bài thuốc đã thu thập được: Từ 10/03/2016 đến 10/04/2016.
- Từ ngày 02/05/2016 – 08/05/2016: Bảo vệ luận văn 2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra và lập danh mục các cây thuốc được cộng đồng người dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam sử dụng
- Tìm hiểu các bộ phận dùng làm thuốc, công dụng và kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc đó để chữa các bệnh khác nhau của cộng đồng người dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Tìm hiểu sự phân bố của các cây thuốc theo sinh cảnh trên địa bàn nghiên cứu.
- Liệt kê các bài thuốc được sử dụng trong cộng đồng người dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Xác định các cây thuốc có tên trong sách đỏ Việt Nam.
- Phân tích sự đa dạng về bộ phận sử dụng và vùng phân bố của các loài cây thuốc.
- Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên này tại địa bàn nghiên cứu.
2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Cách tiếp cận
- Thông qua sự giới thiệu, hướng dẫn của những người già, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, trưởng trạm hoặc phó trạm của các trạm y tế thuộc các xã, các thầy thuốc y học cổ truyền người dân tộc ở địa bàn nghiên cứu để nhận biết, ghi chép, chụp ảnh và thu thập mẫu của tất cả những cây thuốc đã biết bởi cộng đồng dân tộc này.
- Tiếp xúc với người dân ở các dân tộc này để hỏi họ về các bài thuốc và cây thuốc thông thường mà họ thường hay sử dụng khi đau ốm.
- Đặc biệt những người như người già thì họ thường có rất nhiều kinh nghiệm quý báu về những cây thuốc và bài thuốc quí.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
Thu thập các tài liệu để nắm được tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu ở các cơ quan: thôn, xã, huyện.
b) Phương pháp điều tra phỏng vấn
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra: trong phiếu này đã có cấu trúc câu hỏi cho sẵn được chuẩn bị trước. Có thể thêm một số câu hỏi khác tùy tình huống.
Điều tra theo điểm trên thực địa để thu thập được đầy đủ nhất số loài cây thuốc hiện có ở khu vực nghiên cứu.
+ Phỏng vấn mở: là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi bất kì câu hỏi nào tùy hoàn cảnh lúc đó để phục vụ mục đích nghiên cứu. Nội dung câu hỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào câu trả lời của người cung cấp thông tin. Chú ý nên đặt những câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và phụ hợp với nhận thức của người được hỏi.
Phỏng vấn người dân về những kinh nghiệm sử dụng các loại cây làm thuốc. Đây là phương pháp điều tra mở, tiếp xúc với người dân. Cần đặc biệt chú trong những người có chức vụ như người già, trưởng thôn, thầy lang, thầy thuốc Đông y hoặc những người dân có tìm hiểu về cây thuốc,… khả năng đây là những người có hiểu biết nhiều về cây thuốc cũng như có khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng.
Khi tiến hành phỏng vấn cần phải có thái độ hòa mình vào cuộc sống của họ, tạo niềm tin để họ thấy rừ rằng việc làm này mang lại lợi ớch cho chớnh bản thõn họ và cộng đồng. Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [15].
c) Phương pháp thu thập mẫu ngoài thực địa
Tiến hành thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [15].
- Điều tra theo tuyến: từ các xã ven biển, đồng bằng cho đến các xã trung du – miền núi, được nghiên cứu lần lượt là xã Tam Hòa, xã Tam Anh Nam (mở rộng vùng lân cận là xã Tam Anh Bắc), Xã Tam Thạnh và Xã Tam Trà nơi có đồng bào dân tộc Kor sinh sống
- Dụng cụ thu mẫu: Cặp thực địa, sổ ghi chép, bút chì, thước, nhãn ghi số hiệu, kéo cắt dây, máy ảnh, miếng vải màu đen hoặc trắng.
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Chọn mẫu đẹp, mỗi mẫu phải có đầy đủ bộ phận như cành, lá, hoa hay quả hoặc cả cây đối với loài cây thân thảo.
+ Có thể lấy nhiều mẫu của cùng một cây để thuận tiện cho việc phân loại.
+ Các mẫu thu trên cùng một loại cây thì đánh cùng một số hiệu.
+ Ghi chép ngay các đặc điểm dễ nhận biết ngoài tự nhiên, nhất là các đặc điểm dễ mất đi khi bị khô. Đồng thời ghi chép tên cây theo tiếng địa phương mà người dân ở đó thường gọi và nơi phân bố của chúng.
+ Đặt mẫu vào giữa một tờ báo rồi xếp vào cặp gỗ sau đó đem đi xử lí.
d) Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu
Tiến hành xử lí và bảo quản mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [15].
- Mẫu mang về phải tiến hành xử lí ngay. Rửa sạch, cắt tỉa lại cho phù hợp với kích thước rồi kẹp vào giữa tờ báo gấp đôi, sao cho có thể thấy tất cả các bộ phận, đặc điểm có ở trên mẫu cây, đối với lá thì phải xếp để quan sát đước cả 2 mặt.
- Xếp khoảng 10 đến 15 mẫu lại với nhau rồi dùng cặp gỗ buộc lại, lấy vật nặng ép xuống.
- Phơi nắng các bó mẫu, thay báo 2 giờ một lần cho đến khi khô. Những ngày đầu tiên phải thường xuyên thay giấy báo để mẫu không bị hư hại. Cần tránh những nguyên nhân làm hư mẫu như thời tiết hoặc sâu mọt.
- Để bảo quản mẫu được lâu, sau khi khô phải bảo quản bằng cồn 90 độ và đồng sunfat để ngăn ngừa nấm mốc. Đổ cồn 90 độ vào một chậu men rộng, hòa tan đồng sunfat vào cho đến khi dung dịch bão hòa. Cho mẫu cây vào ngâm trong thời gian 5 - 10 phút rồi đem sấy khô.
- Lên tiêu bản: Mẫu được đính trên giấy Croquy cỡ 29 x 41cm, chú ý cách sắp xếp mẫu cho đẹp và có dán nhãn ở một góc bên dưới kề bên tay phải.
e) Phương pháp giám định tên cây thuốc
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và kế thừa tài liệu.
- Phương pháp so sánh hình thái: phương pháp nghiên cứu truyền thống, đơn giản hơn so với nhiều phương pháp khác, dễ dàng trong nghiên cứu do trang thiết bị không phức tạp, dễ sử dụng, và về mặt khoa học vẫn cho những kết quả đáng tin cậy. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào cơ quan sinh sản, do ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài [11].
- Kết hợp với khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993). Ngoài ra còn tra cứu tham khảo trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [14].
f) Phương pháp lập danh mục
- Chỉnh lí tên khoa học dựa vào tài liệu: Danh lục các loài Thực vật Việt Nam 2001 – 2005 [6].
- Danh mục sắp xếp theo từng chi, từng họ theo cách sắp xếp của Brummitt (1992) [19].
- Trật tự các loài thực vật trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ được sắp xếp theo trật tự A, B, C…
- Danh mục lập theo cơ sở mẫu vật thu thập được đồng thời tham khảo đối chiếu với tài liệu sau:
+ Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) trong tập “Cây cỏ Việt Nam” gồm 6 tập [11].
+ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2006) [14].
+ “Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003) [7].
+ Từ điển cõy thuốc Việt Nam của Vừ Văn Chi (năm 1997) [8].
g) Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu.