CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.8. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc
Cây thuốc cũng chính là nguồn tài nguyên thực vật có thể tái sinh được nhưng hiện nay đang bị khai thác quá mức mà không có khái niệm trồng, phục hồi. Nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên thuốc có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Chính vì vậy, các cây thuốc chữa bệnh hay thuốc bổ cần phải có các biện pháp khai thác hợp lí, có thể vừa khai thác sử dụng vừa phục hồi để bảo tồn được nguồn tài nguyên này. Có thể tuyên truyền cho người dân về giá trị, tầm quan trọng của cây thuốc và đề ra một số qui tắc chung cho việc khai thác nhằm bảo vệ, tái sinh, phục hồi và phát triển cây thuốc, cụ thể là:
- Không được gây hại đối với cây chưa đến tuổi khai thác
- Khi thu hái quả, hạt cây thuốc cần giữu lại một số quả, hạt để làm giống - Đối với những cây không dùng gốc, rễ thì không được đào bới, phá cả cây.
- Đối với cây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất 15-30 cm để cây có thể tái sinh. Đối với những cây lấy củ sau khi khai thác phải trồng ngay lại, có thể lấy đoạn thân hoặc đoạn củ trồng lại.
- Đối với những cây lấy hoa, quả, hạt thì không được làm hại đến cả cây mà chỉ cần khai thác những bộ phận cần dùng.
3.8.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc
Qua quá trình điều tra chúng tôi thu thập được rát nhiều bài thuốc cũng như tìm hiểu dược nhiều loài cây thuốc mà người dân huyện Núi Thành sử dụng. Điều đó cho thấy vốn tri thức về cây thuốc, bài thuốc của người dân hết sức phong phú.
Song việc giữ được những bài thuốc này đang gặp khó khăn bởi vì chỉ những cụ già trong xã mới có được những kinh nghiệm này và trong quá trình truyền miệng cho nhau có thế xảy ra sai sót, thay đổi nội dung. Chính vì thế, các tư liệu về bài thuốc, cõy thuốc cần được ghi chộp rừ ràng, cụ thể để truyền lại cho đời sau. Cần cú sự kết hợp giữa cán bộ y tế xã và người dân để bảo tồn các bài thuốc, cây thuốc.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin về cây thuốc như tên cây thuốc, công dụng, phân bố, bộ phận sử dụng, các bài thuốc kết hợp, Ghi chép đầy dủ, đóng thành tập có đầy đủ thông tin, hình ảnh đem lưu giữ cẩn thận. Có như vậy, nguồn tri thức bản địa về nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người dân huyện Núi Thành mới mong được lưu truyền.
3.8.3. Công tác bảo tồn
Nguồn tri thức bản địa về cây thuốc, bài thuốc của người dân địa phương rất là phong phú nhưng nếu không được bảo tồn đúng cách thì sẽ dần dần bị mai mọt và mất đi. Trước tiên là phải nâng cao ý thức của người dân về giá trị to lớn mà nguồn tài nguyên này mang lại thì khi đó công tác bảo tồn mới thực sự đạt được kết quả cao.
Có biện pháp hợp lý để lưu giữ những cây thuốc quý, có số lượng ít và nghiên cứu điều kiện sinh thái của từng loại cây để có thể đưa vào trồng ở các vườn thuốc nam ở trung tâm y tế. Huy động sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là người am hiểu về cây thuốc là vô cùng quý báu giúp cho hoạt động bảo tồn đem lại nhiều kết quả hơn. Có biện pháp xử lý mạnh đối với những trường hợp khai thác sai
quy định, lạm dụng quá mức nguồn cây thuốc để làm gương. Khuyến khích người dân trồng và phát triển các mô hình trồng cây thuốc tại nhà.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 2 hình thức bảo tồn cơ bản có thể áp dụng tai huyện Núi Thành bao gồm: Bảo tồn nguyên vị và Bảo tồn chuyển vị
Bảo tồn nguyên vị (in – situ)
Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại. Nhàm phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển.
Hình thức này có chi phí thấp muốn thực hiện được hình thức này cần xác định được vùng phân bố của cây thuốc mới có thể thực hiện tốt được công tác bảo tồn này. Việc huy động cần có sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt người am hiểu về cây thuốc là vô cùng quý giá giúp cho hoạt động bảo tồn đem lại nhiều kết quả khả quan hơn.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn chúng tôi nhận thấy đối với công tác này thì vẫn còn một số khó khăn thì thực vật khá phong phú và đa dạng. Trong khi đó đa số các loài cây thuốc mọc phân tán khắp nơi, trữ lượng cũng không nhiều.
Hơn nữa, người dâ ở đây quen coi tài nguyên rừng là của thiên nhiên, ai gặp thứ gì thì lấy, không có khái niệm tái sinh, bảo tồn.
Nhận thức của người dân là một trong những vấn đề quan trọng trong công tác bảo tồn nguyên vị. Vì họ chính là người trực tiếp tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc. Khi người dân nơi đây nhận thức được việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn quyền lợi, lợi ích của bản thân thì khi đó công tác bảo tồn mới thực sự đạt kết quả cao.
Bảo tồn chuyển vị (ex – situ)
Bảo tồn chuyển vị là hình thức chuyển dời các loài cây và các sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Hình thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu…
Từ lâu người dân huyện Núi Thành đã biết lấy cây rừng làm thuốc chữa bệnh.
Từ đời này sang đời khác, người dân ở đây đã lưu truyền và phát triển những phương thuốc cỏ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Các kinh nghiệm dân gian của người dân về việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh được lưu giữu mang nét đặc trưng riêng dần dần trở thành những việc làm quen thuộc. Từ việc đi rừng, hỏi cõy thuốc, họ biết rừ được nơi nào cú nhiều cây thuốc, sự phân bố của từng loài cây thuốc cũng như cây nào có giá trị kinh tế và quý hiếm. Do đó công tác bảo tồn muốn đem lại hiệu quả cao thì cần phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương, kiến thức bản địa của họ là rất quan trọng giúp cho việc xác định vùng phân bố của cây thuốc để dễ dàng đưa cây thuốc từ rừng về trồng trong vườn nhà hoặc tại vườn thuốc nam của địa phương.
Tri thức bản địa của người dân huyện Núi Thành là rất quan trọng trong việc bảo tồn. Vì thế, cần chuyển giao kĩ thuật đến cộng đồng dân cư ở đây. Đối với những giống cây quý và đang có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng thì cần nhân giống, bảo tồn là điều cần thiết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ