LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, CÁC PHƯƠNG THỨC KINH DOANH C ỦA CÔNG TY VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ D ỤNG VỐN KINH DOANH

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doah của công ty cổ phần sông đà 2 (Trang 74 - 79)

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

3.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh a) Kinh doanh xây lắp

- Công trình dân dụng: Tòa nhà Pacific 83 Lý Thường Kiệt Hà Nội (Dự án có 5 tầng hầm đầu tiên ở Hà Nội), Sài Gòn Pearl (Công trình cao trên 40 tầng), Làng chuyên gia công trường thủy điện Hòa Bình, Trường công nhân Việt Xô Sông Đà, Viện xã hội học CampuChia, Chung cư 11 tầng thuộc Dự án khai thác khu đất 62 Trường Chinh, Nhà khách Ủy Ban dân tộc miền núi, Cụm giảng đường 150 chỗ Đại học Quốc gia Hà Nội,…

- Công trình công nghiệp: nhà máy mía đường Hòa Bình, nhà máy đường Sơn La, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng, nhà máy bia Tiger Hà Tây, cải tạo và sửa chữa nhà máy thủy điện Thác Bà…

- Công trình hạ tầng kỹ thuật: San lấp mặt bằng nhà máy xi măng Nghi Sơn Thanh Hóa, dự án khu biệt thự nhà vườn Orange Garden Hà Nội.

- Công trình giao thông: Thi công nâng cấp cải tạo quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội – Bắc Ninh), đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh đoạn A Roàng – A Tép, đường vào nhà máy Thủy điện Tuyên Quang, đường nội bộ Thủy điện Sơn La, nâng cấp cải tạo Quốc lộ 28…

- Công trình thủy điện, thủy lợi: thủy điện Hòa Bình, thủy điện Yaly, thủy điện Tuyên Quang, nhà thầu chính thi công thủy điện Bản Vẽ, công trình thủy lợi Nậm Na (Lào), thủy điện Mường Hung Sông Mã…

- Công trình điện, đường dây tải điện và trạm biến thế đến 220 KV: hệ thống tải điện 500 KV Bắc Nam, trạm biến áp 500 KV Hòa Bình, đường dây 500 KV Hòa Bình – Mãn Đức, trạm biến áp đường dây 110 KV Hòa Bình – Sơn La, 220 KV Ninh Bình, xây lắp đường dây 22 KV và các trạm biến áp 22/0,4 KV Giếng đáy Quảng Ninh, xây lắp đường dây 110 KV Đô Lương – Tương Dương – Nghệ An (đoạn từ G 28 đến G 57), xây lắp đường dây 110 KV Cửa Lò – Diễn Châu – Quỳnh Lưu (đoạn từ pooctic Quỳnh Lưu đến G17), công trình đưa điện về xã Mường Trai, Mường La – Sơn La…

- Về sản xuất công nghiệp Công ty có 01 trạm trộn bê tông 75 m3/h cung cấp bê tông thương phẩm cho các công trình của Công ty và các công trình lân cận. Dây chuyền nghiền sàng cát đá 1000 tấn/h của Thụy Điển, trạm nghiền 186 – 187 của Nga chuyên sản xuất cát đá cung cấp cho các trạm trộn bê tông, 01 trạm bê tông Asphan LINHOF của Đức, và vật liệu làm công trình giao thông, các công trình xây dựng khác…

- Về thiết bị Công ty đã đầu tư các dây truyền công nghệ thi công đường giao thông, thi công bê tông đầm lăn RCC, thi công san nền, hạ tầng, xây lắp cao tầng, thấp tầng và khai thác, chế biến sản xuất đá làm vật liệu xây dựng, các thiết bị hiện đại như: máy nổ mìn, máy khoan, trạm nghiền sàng, giàn giáo, cầu tháp, máy lu, máy san, máy ủi, máy xúc và ô tô vận chuyển… đáp ứng mọi công việc.

Các công trình do Công ty thi công đều được các chủ đầu tư đánh giá cao về tiến độ, chất lượng và sự chuyên nghiệp.

b) Đầu tư dự án

- Dự án chung cư nhà ở liền kề phường Vạn Phúc – TP Hà Đông quy mô 1,16 ha.

- Dự án khu nhà ở liền kề phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình quy mô 1,6 ha.

- Dự án khu đô thị Hồ Xương Rồng thành phố Thái Nguyên quy mô 45 ha đang được công ty tập trung cao nguồn lực thực hiện. Ngòa ra Công ty còn liên danh thực hiện các dự án như: Khu đô thị mới Phú Lương – Hà Đông – Hà Nội quy mô 40 ha, dự án tôn tạo di tích Đền Đô sông Tiêu Tương quy mô 45 ha theo hình thức BT tại tỉnh Bắc Ninh.

- Dự án khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng Công ty đang triển khai thực hiện mỏ đá Trung Mẫu – Vĩnh Phúc, mỏ đá Bản Vẽ – Nghệ An, mỏ đá Tiến Sơn, Lương Sơn – Hòa Bình.

- Dự án thủy điện Công ty đang triển khai Dự án Thủy điện Sông Chảy 6 – Hà Giang công suất 11 M và tham gia đầu tư dự án Thủy điện Thác Trắng, thủy điện Bình Điền – Huế…

c) Đầu tư kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp và dịch vụ

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập Công ty đã đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý tiếp cận các ứng dụng công nghệ hiện đại, với mục tiêu định hướng chuyển dần từ chuyên thi công xây lắp sang đầu tư kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp và dịch vụ.

KẾT LUẬN: Với đội ngũ cán bộ kỹ sư giỏi, chuyên nghiệp, công nhân lành nghề, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và sự đoàn kết thống nhất, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 thời gian vừa qua luôn đáp ứng, hoàn thành tốt

việc thi công, thực hiện các công trình, dự án. Uy tín, vị thế của Công ty cũng ngày càng được nâng cao, Công ty ngày càng phát triển và ổn định.

3.2.2 Các phương thức kinh doanh chủ yếu

Công ty thực hiện khá đa dạng các phương thức kinh doanh. Bao gồm một số phương thức chính sau

* UNhận thầu các công trình xây dựngU: Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty. Trong phương thức này, công ty chủ yếu thực hiện một số công việc sau:

+ Thay mặt chủ đầu tư tiến hành xây dựng công trình, dự án. Tư vấn, giới thiệu khách hàng, trong trường hợp khách hàng đang tìm kiếm đối tác.

+ Tư vấn các thủ tục xây dựng, thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xây dựng.

Công ty sẽ hưởng phí theo phần trăm doanh thu của phía khách hàng, hoặc theo hợp đồng ban đầu.

* Trực tiếp đầu tư vào các dự án xây dựng,bất động sản.

3.2.3 Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế hiện nay, đối mặt với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành kinh tế cùng với sự ảnh hưởng của những biến động kinh tế toàn cầu, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là giải pháp tốt nhất đối với các doanh nghiệp. Một phần quan trọng trong việc đánh giá, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều cần tới vốn kinh doanh - là biểu hiện bằng tiền của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình.Do vậy, một cách khách quan, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có một ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp.

Thứ nhất, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD sẽ giúp doanh nghiệp có được sự gia tăng giá trị về tài sản cho chủ sở hữu, có được lòng tin của các cổ đông cũng như cái nhìn tích cực của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đối với các công ty cổ phần. Hơn nữa, việc này hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng cũng như đối tác khi uy tín của công ty sẽ tăng theo hiệu quả sử dụng vốn. Tất nhiên là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều khả năng hơn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động cũng như nâng cao được phúc lợi cho người lao độnggp trong doanh nghiệp. Điều này góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong nền kinh tế, nâng cao mức sống cho người lao động. Và khi doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình cũng làm tăng khoản đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, khi doanh nghiệp có thể kiểm soát vốn của mình tốt, sử dụng hiệu quả thì cũng đồng thời an toàn tài chính của doanh nghiệp cũng tăng lên.

Doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro về tài chính trong quá trình kinh doanh cũng như có thể xây dựng cho mình cơ cấu vốn hiệu quả nhất. Đồng thời việc này cũng góp phần vào việc xây dựng một môi trường kinh tế tích cực giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là cách mà doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

Trong điều kiện nguồn vốn huy động của doanh nghiệp có sự hạn chế thì giải pháp chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hiện có để doanh nghiệp có thể tiến hành các dự án đầu tư hiệu quả nhất. Và sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế chính là động lực giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SƯ DỤNG VỐN KINH

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doah của công ty cổ phần sông đà 2 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)