Tăng cường đầu tư tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doah của công ty cổ phần sông đà 2 (Trang 87 - 92)

3.3. CÁC GI ẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SƯ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 2

3.3.6 Tăng cường đầu tư tài sản dài hạn

Cơ sở đề xuất giải pháp: tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó gắn liền với Doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại.

Doanh nghiệp có tài sản cố định về mặt giá trị dù lớn hay nhỏ thì tầm quan trọng của nó không bao giờ nhỏ chút nào.

Trước hết tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của Doanh nghiệp, phản ánh quy mô của Doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.

Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hoá của Doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm

chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại những khó khăn sau cho Doanh nghiệp:

Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các Doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản.

Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của Doanh nghiệp và điều này buộc Doanh nghiệp khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.

Thứ tư, tài sản cố định còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

- Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng là bao nhiêu.

- Đối Công ty cổ phần thì độ lớn của Công ty phụ thuộc vào giá tài sản cố định mà Công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho Doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà Công ty hiện có và hàm lượng công nghệ có trong tài sản cố định của Công ty.

Giai đoạn gần đây, công ty có sự đầu tư nhiều hơn cho tài sản ngắn hạn trong khi cơ cấu tài sản dài hạn có xu hướng giảm. Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây lắp thì các tài sản dài hạn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu đến từ việc đầu tư các tài sản dài hạn và cụ thể là tài sản cố định hữu hình. Do vậy, khi công ty có xu hướng đầu tư

nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn có thể ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh, cụ thể là giai đoạn này doanh thu có xu hướng tăng chậm và sụt giảm, kéo theo lợi nhuận giảm dần. Công ty nên tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn, giảm bớt sự đầu tư cho tài sản ngắn hạn, cụ thể là công ty nên đầu tư vào các máy móc thiết bị đã cũ, gần hết thời gian khấu hau, nhằm phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình.

 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

- Tận dụng tối đa khả năng của các tài sản cố định.

+ Khi mua sắm bất cứ một loại tài sản cố định nào cũng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng xem nên mua loại gì, công suất sản xuất bao nhiêu là phù hợp, không để tránh phải mua thêm tài sản cố định cùng loại hay dư thừa công suất gây lãng phí.

+ Trước khi mua sắm thêm một tài sản cố định mới công ty phải có một phương án kinh doanh khả thi, để khi tài sản cố định được đưa vào sản xuất kinh doanh thì có thể phát huy được hết công suất, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.

+ Đối với các loại thiết bị đã có thời gian khấu hao dài, công suất kém thì công ty nên có sửa chữa lớn đế cải tạo nâng cấp, trong điều kiện chi phí bỏ ra quá lớn so với việc đầu tư thêm và hiệu quả đem lại tương đương một thiết bị mới cùng loại thì công ty nên mua thiết bị mới để thay thế.

+ Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng các tài sản cố định.

Có thể nói, tại công ty hầu hết lao động từ công nhân cho tới cấp quản lý cao nhất đều trực tiếp điều hành và sử dụng một loại tài sản cố định nào đó.

Cho nên gắn trách nhiệm của họ với tài sản cố định mà họ sử dụng có ý nghĩa rất lớn, giúp tuổi thọ của tài sản cố định được lâu dài.

Tại công ty, tài sản cố định tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất có giá trị lớn là các máy móc thiết bị ở các phân xưởng, máy móc thi công ở công trường, chi phí sửa chữa các loại máy móc này lại rất lớn nên công ty cần có những nội quy quy định trách nhịêm của công nhân, nâng cao trách nhiệm của họ với các máy móc. Từ đó có những chính sách khen thưởng, kỉ luật thích đáng làm cho họ luôn có ý thức giữ gìn, bảo quản vệ sinh tài sản cố định, sử dụng đúng mục đích tài sản cố định.

- Nâng cao tay nghề của người lao động:

+ Hàng năm tổ chức các buổi huấn luyện các kĩ năng thao tác sử dụng, bảo quản, sửa chữa nhỏ các tài sản cố định của công ty.

+ Tổ chức các cuộc thi nâng bậc, các cuộc thi đua sản xuất an toàn, hiệu quả, cho công nhân lao động toàn công ty, có hình thức khen thưởng thích đáng với những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc.

+ Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm trong phạm vi các phòng ban, tổ, đội, giữa người lao động có sự góp mặt của các lãnh đaọ để có sự giao lưu học tập kinh nghiệm tốt của nhau giữa những người lao động, nhất là lao động thường xuyên với những máy móc sản xuất, thi công.

 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.

- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức xử phạt khi vi phạm hợp đồng.

- Mở sổ theo dừi chi tiết cỏc khoản nợ, tiến hành sắp xếp cỏc khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Công ty nên áp dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

- Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho.

+ Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi.

+ Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

+ Thường xuyờn theo dừi sự biến động của thị trường hàng húa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường.

- Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.

+ Áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.

+ Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.

- Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

+ Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho.

+ Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho.

Việc này không những giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời điểm hiện tại, tạo tiền đề cho việc thực hiện những định hướng dài hạn của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doah của công ty cổ phần sông đà 2 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)