Xây d ựng các kế hoạch vốn trong dài hạn

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doah của công ty cổ phần sông đà 2 (Trang 81 - 84)

3.3. CÁC GI ẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SƯ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 2

3.3.2 Xây d ựng các kế hoạch vốn trong dài hạn

Cơ sở đề xuất giải pháp: Yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty chính là khả năng huy động vốn, xây dựng cơ cấu vốn hiệu quả và sử dụng vốn đúng cách để thu được lợi nhuận cao nhất trong từng đồng vốn công ty bỏ ra.

Với các bước đi của công ty trong đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực theo như định hướng mà công ty đã đặt ra vào theo đuổi, cho thấy công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc triển khai kế hoạch vốn dài hạn để theo đuổi

các lĩnh vực kinh doanh của mình. Do vậy, công ty cần xây dựng các kế hoạch vốn cho mình để phù hợp với mục tiêu phát triển trong tương lai.

Các bước xây dựng một kế hoạch vốn trong dài hạn:

- Nghiên cứu kỹ các mục tiêu kinh doanh dài hạn, sự tác động thị trường tài chính đến mục tiêu này để đảm bảo sự theo đuổi các kế hoạch kinh doanh phù hợp với sự phát triển của công ty. Đồng thời, công ty cần thực hiện những dự báo về sự biến động thị trường vốn dựa trên những dự báo của các chuyên gia kinh tế và sự nhạy bén thị trường của người quản trị công ty.

- Xác định nhu cầu vốn trong dài hạn là việc mà công ty cần làm ngay sau công tác nghiên cứu. Đây là bước quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch vốn cho công ty. Việc xác định nhu cầu vốn cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty, và những dự báo về thị trường đã nghiên cứu ở trên. Xác định nhu cầu vốn một cách hợp lý sẽ giúp các hoạt động kinh doanh của công ty có thể diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị ảnh hưởng hay gián đoạn gây ảnh hưởng không tốt. Công việc này đòi hỏi kinh nghiệm quản lý tài chính của nhà quản trị đồng thời công ty có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính để tránh xảy ra việc xác định nhu cầu vốn quá ít hoặc quá nhiều so với kế hoạch thực tế.

- Lập kế hoạch cụ thể cho việc huy động vốn và phân bổ vốn với nhu cầu vốn đã xác định. Trong bước này, công ty cần xây dựng các kế hoạch huy động vốn với cụ thể từng nguồn tài trợ, chi phí sử dụng vốn và tỷ trọng từng nguồn trong tổng nhu cầu vốn để nhằm đạt được một chi phí sử dụng vốn hợp lý nhất cho công ty. Sau khi có kế hoạch huy động vốn, công ty cần lên kế hoạch cho việc phân bổ vốn hiệu quả cho từng mục tiêu kinh doanh phù hợp với mức lợi nhuận kỳ vọng và đặc điểm của từng mục tiêu.

- Công tác giám sát các kế hoạch cần luôn được chú ý để có thể điều chỉnh các kế hoạch vốn phù hợp với sự biến động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng trong từng thời kỳ.

3.3.3 Nâng cao công tác quản lý, tổ chức và năng lực cán bộ công nhân viên trong công ty

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong thời đại phát triển và cạnh tranh gay gắt, thế giới dường như nhỏ bé hơn, các quốc gia cũng gần nhau hơn, thì một doanh nghiệp dù đang trong tình trạng "hoạt động tốt" không thể đứng mãi ở một vị trí và không tiến lên phía trước. Đây là điều hiển nhiên áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh, với rất nhiều trách nhiệm đối với các bên liên quan như nhân viên, ban lãnh đạo, cổ đông và đối tác hoặc bên có liên quan khỏc. Rừ ràng, việc sử dụng hiện quả "cỏc nguồn lực quản lý - Management Resourse" là một điều bắt buộc đối với một doanh nghiệp. Trong số rất nhiều các nguồn lực như Nguồn nhân lực, Tài chính, Trang thiết bị và máy móc, Thông tin, Thời gian, và Văn hóa Công ty (hoặc các tài sản vô hình), "Nguồn nhân lực" được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Bởi vì, nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên sống duy nhất (con người) có thể sử dụng và kiểm soát các nguồn lực khác, có thể khai thác tốt nhất khả năng, năng suất và hiệu quả của chúng. Vì vậy, nếu khả năng và năng lực của người lao động được nâng cao hay phát triển thì doanh nghiệp cũng ngày càng phát triển hơn, tiềm năng hơn, lớn mạnh hơn.

Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, sau khi tiến hành cổ phần hóa, công ty đã có nhiều thay đổi trong cung cách quản lý, tổ chức nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng những cải cách này vẫn chưa thực sự cải tiến được tổ chức nhân sự một cách triệt để. Do vậy, công ty nên có kế hoạch cải tiến hệ thống nhân sự, các phòng ban chức năng để đạt được hiệu quả sử dụng nhân lực cao nhất. Trong mỗi phòng ban, chức

năng cần cú sự phõn chia cụng việc rừ ràng giữa cỏc thành viờn, trỏnh sự chồng chéo trong việc phân chia công việc. Nhu cầu tuyển dụng nên phù hợp với nhu cầu thực của công ty và chất lượng của các ứng viên cũng phải phù hợp với các vị trí để có thể tận dụng tối đa nguồn chất xám một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo chi phí chi cho người lao động ở mức tối thiểu có thể tiết kiệm được.

Về chất lượng của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty nên có những khuyến khích nhất định để nhân viên tự nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn như các quỹ khen thưởng, các chương trình kiểm tra kiến thức chuyên môn hàng năm, hay các khóa học tu dưỡng nghề nghiệp, nâng cao kiến thức mới do công ty tài trợ. Hiện tại, với chủ trương công ty định hướng phát triển đa ngành nghề, công ty nên có những kế hoạch tuyển dụng từ thời điểm này để đào tạo nhân viên trong các lĩnh vực muốn phát triển theo hướng mình mong muốn. Công ty cũng nên đào tạo các nhân viên có thể làm trong các lĩnh vực khác nhau, nhiều môi trường làm việc khác nhau để có thể linh hoạt trong các vị trí làm việc.

Đầu tư cho nhân sự là một trong những cách đầu tư tốt cho công ty trong thời điểm hiện nay. Do vậy công ty nên có những kế hoạch phát triển nhân sự cho mình để hoạt động kinh doanh có thể đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doah của công ty cổ phần sông đà 2 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)