4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.2. Những tồn tại của hệ thống đê điều Việt Nam hiện nay 1. Một số hư hỏng thường gặp
1.2.2.2. Nguyên nhân khách quan
* Sóng và gió
Sóng là tác nhân chính gây ra sự mất ổn định và sự sạt lở bờ sông, bờ biển đồng thời cũng là nguyên nhân chính sinh ra dòng ven bờ vận chuyên bùn cát gây sói lở, sạt trượt bờ sông, bờ biển. Gió là sản phẩm của các quá trình khí tượng. Gió thổi trên mặt sông tạo ra sóng và nước dâng.
* Bão
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Khi có bão xuất hiện thường kéo theo 1 loạt hiện tượng thời tiết bất lợi như mưa to, gió lớn, giông, lốc xoáy…
* Dòng chảy
Các hiện tượng sạt lở, bồi lắng thường xảy ra ở những đoạn sông cong, các cửa phân lưu, nhập lưu, các cửa sông phân lạch, nơi giao thoa giữa dòng chảy trong sông và dòng triều... là những nơi dòng chảy không ổn định. Phía bờ lừm do dũng chảy chủ lưu ỏp sỏt bờ, khi vận tốc dũng chảy lớn hơn vận tốc khởi động của đất cấu tạo bờ sông sẽ gây sạt lở, phạm vi sạt lở thường phát triển từ thượng lưu về hạ lưu. Ngoài ra, sạt lở cũng có thể xuất hiện dọc theo bờ của một con sông trong trạng thái cân bằng động.
* Nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn
Làm suy giảm tầng phủ thực vật, mất khả năng điều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung nhanh hơn làm gia tăng lưu tốc dòng chảy, biên độ và cường suất lũ.
* Do phát triển các hoạt động dân sinh ra vùng ven sông, ven biển
Do sức ép về dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý chưa chặt chẽ nên việc vi phạm, xâm chiếm bãi sông, lòng dẫn để xây dựng công trình, nhà cửa, đổ chất thải, vật liệu lấn chiếm lòng sông, việc phát triển các tuyến đê sông, bờ bao không theo quy hoạch,... ngày càng tăng đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, chất tải lên bờ sông làm gia tăng diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển.
a. Làm nhà gần bờ sông b. Làm nhà gần kè Hình 1.12 Một số hình ảnh lấn chiếm hành lang bảo vệ đê
* Do khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép
Khai thác cát, sỏi lòng sông là việc làm tất yếu phục vụ nhu cầu xây dựng đang ngày càng phát triển, nếu khai thác theo đúng quy hoạch, đúng phép có tác dụng rất tích cực cho thoát lũ, ổn định lòng dẫn và giao thông thuỷ. Tuy nhiên, hiện việc cấp giấy phép, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông hiện còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các đoạn sông tại vùng giáp gianh giữa hai tỉnh (có hiện tượng lực lượng chức năng không cho khai thác bờ bên này thì chuyển sang bờ kia hoặc không cho khai thác ở khúc sông này chuyển đến khúc sông khác để khai thác), chế tài hiện chưa đủ mạnh và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các địa phương nên việc khai thác trái phép, sai phép vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi đặc biệt có nơi việc khai thác cát trái phép ngay tại khu vực chân đê và mái kè bảo vệ bờ sông gây sạt lở.
a. Hút cát trái phép b. Tập kết vật liệu trái phép Hình 1.13 Tập kết vật liệu trái phép
* Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông đi lại trên mặt đê
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây lên hiện tượng lún sụt, bong vỡ mặt đê.
Trong những năm gần đây việc thực hiện nâng cấp, hoàn thiện, cứng hoá mặt đê thường chỉ chú trọng đến vấn đề đảm bảo cao trình an toàn chống lũ mà chưa đặt ra vấn đề kết hợp đường giao thông. Mặt đê thường được thiết kế có chiều rộng từ 5 ÷ 6m; kết cấu bê tông M250 ÷ M300# chiều dày 25cm. Với chiều rộng và kết cấu mặt đê như vậy theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4054-2005:
Đường ôtô - yêu cầu thiết kế; Quy trình thiết kế áo đường cứng 22TCN 223- 95 thì đảm bảo cho những xe có tải trọng 10T đi qua.
Hình 1.14 Mặt cắt đê đại diện
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương (đặc biệt là nhu cầu về chở hàng hoá, vật liệu xây dựng… ) thì những xe có tải trọng lớn như xe Kamaz, xe rơmooc… thường được sử dụng.
Hình 1.15 Xe có tải trọnglớn đi lại trên đê
1.2.3. Những giải pháp khắc phục