1.Đặc điểm về bệnh
Bệnh Lỡ mồm long móng (foot and mouth disease), là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất mạnh và rất rộng của nhiều loài vật, nhưng chủ yếu là loài nhai lại, vật nuôi ở nhà và vật ở rừng. Bệnh có thể lây cho lợn và người. Virus có hướng thượng bì, thuỷ hóa các tế bào thượng bì, làm hình thành những mụn nước ở miệng, da, móng, gây tổn thất khá lớn về kinh tế.
Bệnh có từ lâu trên thế giới, ở Việt Nam phát hiện năm 1898 ở Nha Trang và sau đó xuất hiện ở các tỉnh khác trong cả nước. Virus có kích thước từ 10-20mer.
Có 7 type Virus lỡ mồm long móng: O, A, C, S, A, T-1, S, A, T-2, S,A, T-3 Và Á Đông 1. Gây những triệu chứng lâm sàng giống nhau, nhưng không gây miễn dịch cho nhau. Có thể nuôi cấy Virus Lỡ mồm long móng trên tổ chức da, trên màng nhung niệu, trên thượng bì lưỡi bò. Virus có sức đề kháng tương đối yếu đun sôi 60-700C trong 15 phút. 1000C chết ngay. Trong tủ lạnh với nhiệt độ
dưới O0C thì nó sống được 425 ngày. Trong cỏ khô sống được 8-15 tuần, phân ủ sâu 15cm giệt nó trong 7 ngày, sâu 50cm giệt nó trong 9 giờ. Trong đất ẩm ướt Virus sống hàng năm, trong tuỷ xương, trong phủ tạng nó sống được 40 ngày. Muốn giệt nó phải dùng các chất sát trùng mạnh, thịt ngâm muối 35-40 ngày, Glycerin 50% bảo tồn rất lâu.
2. Truyền nhiễm học 2.1. Loài mắc bệnh
Trâu, bò mắc Lỡ mồm long móng nhiều, sau đó đến dê, cừu, lợn, hươu, nai, nhím, voi, lạc đà. Nhím mắc bệnh tự nhiên vừa chứa Virus qua ngủ đông, ngựa, gia cầm, chim không mắc.
Trong phòng thí nghiệm dùng bê, chuột lang để gây bệnh.
2.2. Chất chứa Virus
Virus ở trong mụn nước, trong dịch lâm ba, trong máu, nội tạng. Máu có độc lực từ giờ thứ 18. Trong các chất bài tiết và bài xuất, nước bọt, nước mũi, nước mắt, phân, sữa.
2.3. Đường xâm nhập
Virus Lỡ mồm long móng xâm nhập vào đường tiêu hóa là chủ yếu. Virus qua niêm mạc vết thương ở da, vú. Ngoài ra còn qua đường sinh dục, đường hô hấp.
2.4. Cách sinh bệnh
Lỡ mồm long móng có thời kỳ mang bệnh 1-3 ngày, có khi 11 ngày. Virus có hướng thượng bì, gây thuỷ thũng một số tế bào làm hình thành mụn nước, sau đó nó vào máu, vào phủ tạng gây sốt. Sau khi mụn vở các vết têch ở thượng bì được lấp vào nhanh chóng, hoàn sinh nhanh thượng bỡ, khụng cú sẹo. Con cỏi và trong một số con trưởng thành, do nguyờn nhõn chưa rừ.
Virus lưu hành trong máu, rồi sinh sản trong nếp nhăn cơ tim, gây bại huyết thoái hóa tim.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai. Qua đường tuần hoàn con mẹ, xâm nhập vào thai, gây sẩy thai.
2.5. Cách truyền lây
Bệnh Lỡ mồm long móng có thể truyền trực tiếp từ con ốm, sang con khoẻ qua nước bọt do nhốt chung, chăn thả chung. Cũng có thể lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Truyền qua chó mèo chim muông. Có trường hợp khỏi bệnh, nhưng vẫn chứa Virus ở móng chân, máu, nước tiểu. Người cũng yếu tố lây lan quan trọng. Việc vận chuyển gia súc đi xa cũng là nguyên nhân lây lan bệnh. Bệnh có thể truyền từ mẹ qua bào thai.
3. Triệu chứng
Trõu, bũ bở bệnh Lỡ mồm long múng, thời gian nung bệnh 2 - 7 ngày, cú khi 16 giờ. Vật ủ rũ lông dựng, đầu, mũi, khô, da nóng, sốt 400C-410C. Đầu gục xuống, tai và đuôi không ve vẩy.
Nằm hoặc đứng khó khăn, kém ăn, mụn bắt đầu nổi lên niêm mạc mồm, chân.
3.1. Triệu chứng ở miệng
Thời kỳ đầu miệng nóng, lưỡi dày, cử động khó, có khi không thè lưỡi ra ngoài. Niêm mạc mũi, chđn răng khô, đỏ ửng. Mụn bắt đầu mọc lín hăm trín, phía trong mĩp chđn răng, môi, lợi, lưỡi. Lúc đầu bằng hạt kê, lớn dấn bằng hạt ngô, quả mận. Lúc đầu trong, dần về sau đục.
Một vài ngày, mụn vỡ, để lộ lớp niêm mạc, mặt dưới đỏ. Khi mụn chưa vở nước bọt chảy ra ít, trong, vật ăn thức ăn khó, nhai ra bọt trắng, mụn vỡ nước dãi chảy ra nhiều, có khi lẫn máu và nước lâm ba. Con vật hay chép miệng, triệu chứng ở mũi có mụn loét màu xanh.
3.2. Triệu chứng ở chân
Con vật kém ăn mụn ở chân xuất hiện, móng nóng đau, vành móng và kẻ móng hơi sưng, da móng có màu trắng hồng, tụ máu phồng lên, con vật đứng không yên, chân đau, nhấc lên, thả xuống như giã gạo, bước bằng mũi của móng, không bước được nhanh, có khi què nặng. Con vật nằm một chỗ, vành múng cương mũ phồng lờn, mụn rừ ở kẻ chõn. Khi vỡ chỗ da sau gút cũng bị loét, có khi bị long móng, con vật đau nặng. Mụn có mùi hôi thối, sau 10-15 ngày chân lành lên da non, con vật đi lại bình thường.
3.3. Triệu chứng ở vú
Mụn nước mọc lên ở vú, xung quanh vú bị sưng đỏ và đau. Mụn nước to dần vỡ ra để lai vẩy, làm cho vú bị tổn thương. Việc vắt sữa khó khăn do con vật không cho vắt.
3.4. Triệu chứng ở bộ phận khác
Ngoài ra bệnh Lỡ mồm long móng, còn có mụn ở âm hộ, hạch, ngực, bụng, kế phát bệnh khác có chứng viêm mũ ở miệng. Vú bị tắc sữa, khí quản, phổi nổi mụn. Vi trùng vào máu gây bại huyết nặng ác tính. Bại huyết ở gia súc non thuỷ thũng ở tương mạc, nhiễm qua tuần hoàn tim suy nhược vật chết.
3.5. Triệu chứng ở lợn
Lợn mắc bệnh Lỡ mồm long móng thường biểu hiện ở 4 chân long móng. Lỡ mồm chủ yếu là ở trâu, bò sang. Lợn kém ăn, thở nhiều. Đầu vú, bụng mọc mục, chảy nước dãi. Mụn vỡ kẻ móng đứt, long móng, da loét. Bệnh kéo dài 1-2 tuần, lợn gầy yếu sức đề kháng kém dẫn đến vật chết.
3.6 Triệu chứng ở dê, cừu
Dê, cừu mắc bệnh Lỡ mồm long móng thường nhẹ, mụn mọc ở miệng và biến nhanh. Mụn ở chân thì giống ở bò, làm cho con vật què phải quỳ xuống ăn.
3.7 Triệu chứng ở người
Bệnh Lỡ mồm long móng lây sang người là do chăm sóc trâu, bò bệnh, hoặc uống sữa súc vật ốm. Virus Lỡ mồm long móng xâm nhập vào da hoặc qua đường tiêu hóa, hô hấp gây sốt, mụn mọc lên ở đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, mặt chân, đầu vú. Mụn nhỏ, ngứa, gải nhiều, có khi có ở lưỡi, mồm. Có trường hợp gây nôn mữa, đi ỉa chảy bệnh kéo dài 4-8 ngày có trường hợp 3 tuần.
4. Bệnh tích
Bệnh tích bệnh Lỡ mồm long móng chủ yếu ở đường tiêu hóa, niêm mạc có mụn loét, có màng xuất huyết thối, hoặc tụ máu. Hô hấp, viêm khí quản, cuống phổi, màng phổi. Bệnh tích tim, cơ tim biến chất nên dễ nát, có vết xám, màng tâm nhỉ có chấm xuất huyết đầu đinh gim. Lách sưng đen, chân loét, móng long. Có khi gây thoái hóa cơ vân.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích bệnh Lỡ mồm long móng. Phân biệt với Dịch tả trâu, bò vết loét đặc biệt ở đường tiêu hóa.
5.2. Chẩn đoán thí nghiệm
Tiêm truyền Virus Lỡ mồm long móng trên lưỡi bò 2 giờ, mụn mọc lên. Khía da chuột lang bôi vào, 12 giờ mụn mọc, có thủy thũng, đau ở chỗ khía. Dùng phản ứng kết hợp bổ thể.
Kháng huyết thanh đã biết hoặc kháng thể trong vật ốm, kháng nguyên là mụn bọc. Kháng huyết thanh chế từ chuột lang tối miễn dịch, kháng thể xuất hiện ở ngày thứ 7, hàm lượng đạt tối đa 2-3 tuần, sau giảm.
6. Phòng bệnh
6.1. Vệ sinh phòng bệnh
Đây là một bệnh lây lan mạnh. Vì vậy, công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, cách li tiêu độc, sát trùng. Lập đội phòng dịch, công bố dịch. Dùng Vaccine tiêm thẳng vào ổ dịch, tiêm bao vây xung quanh bằng các loại Vaccine Formol keo phèn. Vaccine đơn giá tiêm 2 lần mỗi lần 20ml, cách nhau 10 ngày. Dùng huyết thanh miễn dịch 20ml/100kgP.
6.2 Dùng thuốc
Dùng huyết thanh miễn dịch 120ml-500ml tuỳ trọng lượng lớn bé. Chữa mụn loét bằng khế, chanh, xoa mật ong, thuốc đỏ 1%, phèn chua, Acide acetic 1-3%, thuốc tím 10/00 . Chữa móng, than xoan 2 chén. Cây nhọ nồi (cỏ mực) 1 chén. Phèn chua, diêm sinh 1/3 chén. Lá đào (phía bắc) 1 năm. Nghệ 3 cũ. Dầu lạc (dầu đậu phụng) 1 chén. (Cũ nghệ, lá đào cho vào dầu đun sôi để nguội, trộn với các thứ còn lại đã giã nhỏ thành huyễn dịch bôi, đắp vào chỗ
loét. Bồ hóng, vôi tôi, thuốc lào. Lá trầu không + thuốc lào + dầu hoả + măng vòi, mỗi thứ một ít giã nhỏ thành huyễn dịch, đắp vào chống dòi. Tiêm Menciere (Acide benzoic) 2g + cồn 900 10g, Gaiacon 8g nước, cất 1.000ml. Tiêm mỗi lần 20-40ml, tiêm hàng ngày, cách 1 ngày tiêm một lần, tiêm 3-4 lần. Chống biến chứng tiêu hóa Bicácbonát náttri, Sunfát náttri, Mazeclorua 20g trong 1 lít nước ưống. Uống trong 4 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 lít. Kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực.
BỆNH LOÉT DA QUĂN TAI