I.MỤC TIÊU:
-Hiểu thế nào là liên kết câu bằng ghép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 (phần Nhận xét).
-Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to photo các đoạn văn để làm BT. -Một tờ phiếu photo mẩu chuyện vui ở BT2 (phần Luyện tập).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Kiểm tra 2Hs.
-Gv nhận xét và cho điểm.
-2Hs nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong BT2 của tiết Luyện từ và câu trước.
2.Dạy-học bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn
văn, biết sử dụng các từ nối để liên kết câu.
2.2-Nhận xét: Bài 1:
-Cho Hs đọc yêu cầu của đề bài, đọc đoạn
văn. -1Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Gv giao việc:
+Các em đọc đoạn văn.
+Chỉ rõ tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn.
-Cho Hs làm. Gv mở bảng phụ đã viết đoạn văn.
-Hs làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp.
-Hs nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì.
-Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng. -Lớp nhận xét. +Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em
bé với chú mèo trong câu 1.
+Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
-Gv chốt lại: Sử dụng quan hệ từ hoặc, vì vậy để liên kết câu, người ta gọi đó là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài 2:
-Cho Hs đọc yêu cầu BT2. -1Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -Gv nhắc lại yêu cầu. -Hs làm bài cá nhân.
-Cho Hs làm bài, trình bày kết quả. -Một số Hs phát biểu ý kiến. -Gv nhận xét, chốt lại những từ các em tìm
đúng. -Lớp nhận xét.
-VD: Tuy nhiên, mặc dù, nhưng thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác…
2.3-Ghi nhớ:
-Cho Hs đọc nội dung cần ghi nhớ trong
Sgk. -2Hs đọc.-2Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
(không nhìn Sgk).
2.4-Luyện tập:
Bài 1:
-Cho Hs đọc yêu cầu BT, đọc bài Qua những mùa hoa.
-2Hs nối tiếp nhau đọc. -Gv giao việc:
+Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.
-Cho Hs làm bài. Gv phát bút dạ và phiếu
cho một vài Hs. -Hs làm việc cá nhân hoặc làm việctheo cặp. -Những Hs được phát phiếu làm bài vào phiếu.
-Cho Hs trình bày kết quả bài làm. -Những Hs làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
-Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -Lớp nhận xét. a.Từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn
đầu:
+Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
+Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1. Từ rồi nối câu 5 với câu 4.
+Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
b.từ ngữ có trong 4 đoạn cuối:
+Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
+Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10; tù sang, đến nối câu 12 với câu 9,10,11.
+Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5, mãi đến nối câu 14 với câu 13.
-Hs chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
+Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6, rồi nối câu 16 với câu 15.
Bài 2:
-Cho Hs đọc yêu cầu của BT, đọc mẩu chuyện vui.
-1Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. -Gv giao việc:
+Mỗi Hs đọc lại mẩu chuyện vui. +Tìm chỗ dùng sai từ để nối. +Chữa lại chỗ sai cho đúng.
-Cho Hs làm bài. Gv dán lên bảng lớp tờ
phiếu photo mẩu chuyện vui. -1Hs lên làm trên bảng, Hs còn lạidùng bút chì gạch trong Sgk. -Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng. -Lớp nhận xét bài làm của bạn trên
+Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn Hs ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
@-Bổ sung- Rút kinh nghiệm:
LỊCH SƯÛ