I.MỤC TIÊU:
-Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
-Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết Kể chuyện. -Một số tranh ảnh phục vụ yêu cầu của đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Gv nhận xét, cho điểm. được nghe hoặc được đọc về truyềnthống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
2.Dạy-học bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
Trong tiết Kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện có thực về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc những câu chuyện kể về những kỉ niệm của các em với thầy giáo, cô giáo.
-Hs lắng nghe.
2.2-Hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu:
-Cho Hs đọc 2 đề bài Gv đã ghi trên bảng -1Hs đọc to, cả lớp đọc thầm theo. lớp.
-Gv dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.
-Cho Hs đọc gợi ý trong Sgk. -2Hs lần lượt đọc gợi ý trong Sgk. -Gv cho Hs giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ
kể.
-Một số Hs lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
-Cho Hs lập dàn ý của câu chuyện. -Hs lập nhanh dàn ý bằng cách gạch đầu dòng các ý.
2.3-Hs kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện:
-Kể chuyện theo nhóm. -Từng cặp Hs dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa. -Cho Hs thi kể trước lớp. -Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em
kể xong sẽ trình bày ý nghĩa của câu chuyện.
-Gv nhận xét, khen những Hs có câu chuyện hay, kể hấp dẫn và nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước yêu cầu và tranh minh họa
tiết Kể chuyện tuần 28.
@-Bổ sung- Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
I.MỤC TIÊU:
-Hs đọc rành mạch, lưu loát bài tập đọc.
-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào
-Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong Sgk, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa bài đọc trong Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Kiểm tra 2Hs. -2Hs lần lượt đọc bài Tranh làng Hồ
và trả lời câu hỏi. +Hs1 đọc đoạn 1,2.
đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng
quê Việt Nam. chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
+Hs2: đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi. +Kĩ thuật màu của tranh làng Hồ có gì đặc
biệt?
-Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột pha của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp…
2.Dạy-học bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Đất nước là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học năm khổ thơ đầu của bài thơ. Năm khổ thơ đầu nói về điều gì? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào đọc, hiểu bài đọc.
-Hs lắng nghe.
2.2-Luyện đọc:
-Gọi Hs đọc bài thơ. -Hs đọc bài thơ.
-Gv đưa tranh minh họa lên và giới thiệu về tranh.
-Hs quan sát tranh, nghe cô giới thiệu về tranh.
-Gv hướng dẫn Hs giọng đọc của bài thơ: -Hs lắng nghe. +Khổ 1,2: đọc giọng tha thiết, bâng
khuâng
+Khổ 3,4: đọc nhanh hơn ở khổ 1,2 giọng vui, khỏe khoắn, tràn đầy tự hào.
+Khổ 5: giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
-Cho Hs đọc khổ thơ nối tiếp. -Hs nối tiếp đọc bài: Mỗi Hs đọc một khổ thơ.
-Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới…
-Gv gọi Hs đọc phần chú giải trong Sgk. -1Hs đọc chú giải. -2Hs giải nghĩa từ. -Cho Hs đọc trong nhóm 5. -Hs đọc theo nhóm. -Gv gọi Hs thi đọc giữa các nhóm. -Các nhóm thi đọc -Gọi Hs nhận xét nhóm đọc hay. -Nhận xét.
-Gv đọc toàn bài thơ 1 lượt. -Hs lắng nghe. 2.3-Tìm hiểu bài:
-Gọi Hs đọc khổ thơ 1,2 và câu hỏi 1. -1Hs đọc khổ thơ 1, 2 và câu hỏi 1:
“Những ngày thu đã xa” được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buốn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó?
+Hs trả lời: .Những ngày thu đã xa rất đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.
.Những ngày thu đã xa rất buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
-Gv gọi Hs nhận xét. -Nhận xét.
-Gv: Đây là hai khổ thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa-năm những người con của Thủ đô Hà Nội lên đường đi kháng chiến.
- Gọi Hs đọc tiếp khổ thơ 3 và câu hỏi 2. -1Hs đọc khổ thơ 3 và câu hỏi 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
+Hs trả lời: .Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc.
.Đất nước rất vui: rừng tre phấp phới, trong biếc nói cười thiết tha.
-Gv gọi Hs nhận xét. -Nhận xét.
-Gv gọi Hs đọc tiếp khổ thơ 4,5 và câu hỏi
3. -1Hs đọc khổ thơ 4,5 và câu hỏi 3:Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
+Hs trả lời: .Thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta…
.Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã
thuộc về chúng ta…
.Những từ ngữ thể hiện lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc: “Nước chúng ta
………
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
-Gv gọi Hs nhận xét. -Nhận xét.
*Gv nhận xét rút ra nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
-Hs lắng nghe.
2.4.Đọc diễn cảm, học thuộc lòng:
-Cho Hs đọc diễn cảm bài thơ. -3Hs nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài thơ.
-Gv đưa bảng phụ chép sẵn 2 khổ 3,4 lên
và hướng dẫn Hs đọc. -Hs đọc 2 khổ thơ theo sự hướng dẫncủa Gv. -Gv yêu cầu Hs đọc nhóm. -Hs đọc trong nhóm.
-Gọi Hs thi đọc nhóm.
-Cho Hs học thuộc lòng bài thơ.. -Hs nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài. -Cho Hs thi đọc thuộc lòng. -Một số Hs thi đọc.
-Gv nhận xét, khen những Hs đọc thuộc,
đọc hay. -Lớp nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gọi Hs đọc lại bài thơ.
+Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. -Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn Hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
KHOA HỌC