Quy trình thi công chống thấm

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP xây DỰNG dân DỤNG (Trang 34 - 43)

CHỐNG THẤM TẦNG HẦM

C. XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ ỐNG KĨ THUẬT

II. Quy trình thi công chống thấm

1.Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm

- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…

- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.

- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.

- Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.

- Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).

- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.

- Với việc thi công các ổ ống xuyên sàn hoạc các hộp kỹ thuật cần phải hết sức thận trọng vì với các điểm nối này với bên tông nếu không có kinh nghiệm và không có vật liệu ứng dụng tốt sẽ không thể xử lý triệt để được việc thấm thông qua các vị trí này.

Bước 1: Thi công

- Dùng máy đục hoạc máy khoan để đục bỏ những chỗ bê tông thừa và đục tạo rãnh quanh khu vực ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật.

- Làm vệ sinh sạch khu vực ống và bê tông đục rãnh bê tông đục bằng chổi sắt, cọ, máy thổi bụi hoạc các loại hóa chất chuyên dụng nếu có.

- Quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) xung quanh các khu vực điển nối, cổ ống

- Rút vữa tự chảy khụng co ngút (Vữa grout) để trỏm kớn cỏc rónh, lừ đó đục

- Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe nếu cần thiết.

Bước 2: chú ý

- Trước khi thi công các sản phẩm chống thấm thì yêu cầu làm sạch bề mặt là yêu cầu tối cần thiết

- Cần sử dụng các loại vật liệu đúng quy cách để đạt được hiệu quả cáo nhất.

- Cần tiến hành công tác bảo dưỡng để các khu vực đổ bù vữa để tạo bề mặt đặc trắc và tránh rạn nứt sau thi công

D. CHỐ NG TH Ấ M T Ầ NG H Ầ M

Cách chống thấm tầng hầm hiệu quả

• Chống thấm tầng hầm hiệu quả với kết cấu tầng hầm nằm dưới mặt đất thiên nhiên. Tầng hầm có thể chỉ có một tầng nhà, cũng có thể có nhiều tầng nhà, có thể là một lối đi hay một hầm tunen dưới đất.

• Chống thấm tầng hầm thực là chống nước từ dưới nền lên trên và chống thấm ngầm từ ngoài tường vào trong.

• Nước ngầm thường xuyên là nước ngầm luôn có thường trực xung quanh phần ngầm của công trình. Nước ngầm không thường xuyên là nước ngầm chỉ tồn tại trong thời gian nhất định khi có nước dâng xung quanh (như nước sông lên vào mùa mưa, nước xả lũ…), hoặc trong thời gian mưa dài ngày, nước mưa thấm xuống đất chưa kịp thoát đi ngay. Vì vậy mọi tầng ngầm đều phải có biện pháp chống thấm nước ngầm.

Các hình thức chống thấm tầng hầm

• Có hai hình thức chống thấm tầng hầm là: Chống thấm chủ động và chống thấm bị động. Sau đây là giải pháp kỹ thuật cụ thể:

1. Chống thấm chủ động

• Chống thấm chủ động là giải pháp được thực hiện từ phía nước ngầm. Đó là giải pháp áp dụng cho các công trình có điều kiện đào móng xung quanh và thi công từ đáy móng trở lên.

• Trong trường hợp này ta đào đất tới cao độ đáy móng rồi tiến hành chống thấm từ dưới lên, từ ngoài vào.

a, Giải pháp thiết kế

• Cho nền: Cấu tạo các lớp chống thấm từ dưới lên như sau:

• Lớp bê tông lót mác 100(10Mpa). Lớp này không có yêu cầu ngăn thấm nước ngầm;

• Lớp láng vữa xi măng cát chống thấm: Dùng vữa mác 80-100 dày 2cm, đánh màu kỹ. Lớp này tuy là chống thấm ngược, nhưng cũng có tác dụng ngăn thấm từ dưới lên khá tốt;

• Lớp sơn chống thấm: Sơn 2-3 nước sơn chống thấm. Lớp này sẽ ngăn tuyệt đối nước ngầm từ dưới lên;

• Lớp giấy cao su dày 3-5mm. Lớp này có tác dụng bảo vệ màng sơn trong quá trình thi công bê tông nền. Nhưng cũng góp phần cản thấm từ dưới lên.

• Bê tông nền: Yêu cầu là phải đặc chắc để không thấm. Đầm lại là giải pháp tốt để đảm bảo bê tông đủ độ chặt chống thấm nước.

• Cho tường: Cấu tạo các lớp chống thấm từ trong ra ngoài như sau:

• Lớp trát trong: Không có yêu cầu chống thấm nước vào;

• Bê tông tường: Yêu cầu phải đủ độ chặt để chống thấm nước từ ngoài vào;

• Lớp trát vữa xi măng cát chống thấm: Dùng mác 80 dày 2cm đánh màu kỹ; Lớp này có tác dụng chống thấm rất tốt, không cho nước từ ngoài thấm vào.

• Lớp sơn chống thấm: Có thể dùng 2-3 nước sơn chống thấm, hoặc 2-3 nước bitum nóng. Lớp này sẽ ngăn tuyệt đối, không cho nước từ ngoài vào;

• Lớp đất sét dẻo dày 15-20cm đầm chặt: Lớp này có 2 tác dụng. Một là ngăn không cho nước ngầm thấm chảy dòng vào đến sơn chống thấm, vì hạt sét mịn có khả năng ngăn thấm cao. Hai là lớp bảo vệ sơn khi đắp đất phía ngoài;

• Đất đắp pha cát

• Tất cả các lớp trên cần được làm đến cao độ mặt đất thiên nhiên.

• Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, không đầm sót. Bê tông nền dùng phương pháp đầm lại để tăng thêm độ chặt. Bê tông tường cần đổ theo lớp không cao quá 50cm, cuốn dần lên. Mỗi vòng quay không nên kéo dài quá 1h vào mùa hè và 2h vào mùa đông. Không để đá sỏi lăn dồn xuống dưới mỗi lớp đổ, gây rỗ bê tông

• Lớp trát hay láng vữa xi măng chống thấm tốt là làm liên tục, không có điểm dừng. Khi phải có điểm dừng thi công thì phải sử lý kỹ chỗ giáp lai.

Nền bê tông nên đánh màu trước. Tường có thể đánh màu khô.

• Lớp sơn chống thấm cần đảo bảo đủ độ dày thiết kế, không có khuyết tật trên mặt lớp sơn.

• Lớp giấy cao su được trải trên lớp sơn sau khi sơn đã khô. Các tấm trải chờm lên nhau khoảng 10-15cm. Cần giữ gìn, không làm rách màng sơn khi trải giấy cao su.

• Lớp đất sét dẻo được đắp chặt chẽ từng lớp theo chiều cao tường. Yêu cầu là phải đủ chặt để ngăn nước chảy dòng thấm.

• Lớp đất đắp cần được thi công nhẹ nhàng để không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp. Dùng đất hoặc đất pha cát đầm chặt. Không dùng phế thải xây dựng.

• c, Kiểm lại nguyên tắc chống thấm

• Nguyên tắc chống thấm “Tầng tầng lớp lớp’’ ở giải pháp này thể hiện như sau:

• Đối với nền: Nước rất khó thấm từ dưới lên qua lớp vữa láng chống thấm, là tầng thứ nhất. Tiếp đó bị cản lại bởi lớp sơn chống thấm, là tầng thứ 2.

Tiếp theo, lớp giấy cao su cũng góp phần ngăn thấm nước, là tầng thứ 3.

Cuối cùng là bê tông nền có khả năng chống thấm tốt vì đã được đầm chặt, là tầng 4.

• Như vậy nước muốn thấm từ dưới lên tại một điểm nào đó ở nền thì tại đó phải có khuyết tật đồng thời cả 4 tầng lớp trên. Điều đó là không thể xảy ra.

• Đối với tường: Nước từ phía ngoài không thể thấm chảy dòng qua lớp đất sét dẻo, mà chỉ có thể thấm ẩm. Đó là tầng thứ nhất.

• Lớp sơn chống thấm có khả năng ngăn cản hoàn toàn không cho nước thấm qua. Đó là tầng thứ 2.

• Lớp vữa xi măng đánh màu là lớp vật liệu chống thấm rất tốt, nước không dễ gì thấm qua lớp này. Đó là tầng thứ 3.

• Cuối cùng là lớp bê tông tường đã được đầm chặt nên có khả năng chống thấm tốt. Đó là tầng thứ 4. Nếu là tường xây gạch chặt chẽ, no mạch thì có tác dụng chống thấm tốt.

• Như vậy, một khi nước muốn thấm qua một điểm nào đó trên tường thì tại điểm đó tất cả 4 lớp chống thấm đều phải có khuyết tật trong thi công.

Điều đó là không thể xảy ra.

• Từ những phân tích trên cho thấy, giải pháp chống thấm chủ động đã nêu có mức an toàn chống thấm rất cao, gần như là tuyệt đối không thấm.

Giải pháp này cho phép có thể có những sai sót chất lượng thi công nào đó cho từng lớp chống thấm mà vẫn không gây thấm qua nền và tường.

2. Chống thấm bị động

• Chống thấm bị động là giải pháp chống thấm được tiến hành ngược, không từ phía nguồn nước thấm, nghĩa là nước ngầm có thể thấm qua nền và tường bê tông. Khi đó nước thấm này được bơm lên hệ thống cống thoát nước công cộng. Giải pháp này dùng cho các công trình thi công trong điều kiện chật hẹp, phải làm tường trước khi đào đất. Đó là công trình cao tầng dùng công nghệ thi công tường bê tông trong đất.

a. Giải pháp thiết kế

• Vì không có khả năng ngăn nước thấm qua tường bê tông do không thể kiểm soát được độ chặt của bê tông trong đất, nên giải pháp này chấp nhận trường hợp nước ngầm có thể thấm qua tường hoặc nền bê tông vào không gian nhà. Vấn đề còn lại là cấu tạo giải pháp hợp lý để thu nước thấm và bơm lên hệ cống thoát công cộng. Có nhiều giải pháp cấu tạo khác nhau để giải quyết vấn đề này.

• Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu vào rãnh thu nước để dẫn ra hố thu, và được bơm lên hệ thống cống thoát công cộng. Nước thấm từ dưới nền bê tông lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước đổ về hố thu. Tường gạch được xây trực tiếp lên nền bê tông, cách tường bê tông trong đất khoảng 15-20cm. Phía trên sàn rỗng khi cần có thể được đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6-8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt băng chắn nước mềm để chắn

b, Yêu cầu thi công

• Cần đảm bảo những yêu cầu sau đây trong quá trình thi công để phát huy cách chống thấm tầng hầm hiệu quả

• Đổ bê tông nền có đầm lại để tăng khả năng chống thấm của bê tông; Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông, sao cho bê tông nền có thể ngậm vào bê tông tường trong đất khoảng 10cm. Đổ bê tông nền xong thì tiến hành phun ép hồ xi măng tại khe tiếp giáp tường và nền bê tông trước khi làm các phần trên nền.

• Đổ bê tông nền xong cần kiểm tra xem nền có bị thấm nước chảy dòng không. Nếu có thì tiến hành khoan phụt hồ xi măng nở để đảm bảo nền bê tông sẽ không thấm hoặc chỉ có thấm ẩm. Sau đó mới thi công sàn rỗng phía trên.

• Sàn rỗng có độ dốc nền dẫn nước thấm ra rãnh thu nước;

• Lớp bê tông chống thấm trên sàn rỗng được thi công có đầm lại;

• Trước khi xây tường cần kiểm tra xem bê tông tường trong đất có bị thấm chảy dòng không. Nếu có thì phải xử lý như đã làm đối với nền. Đảm bảo tường bê tông chỉ có thấm ẩm thì mới xây tường gạch.

• Tại hố thu bố trí máy bơm định kỳ để bơm nước lên hệ cống thoát nước thấm bị ứ đọng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP xây DỰNG dân DỤNG (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w