Chuyên đề 4: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
II. CÔNG TÁC LẮP DỰNG DÀN GIÁO
1. Công tác lắp dựng.
- Trước hết phải đảm bảo rằng dàn giáo phải được dựng trên mặt đất chắc chắn, các tấm đế gối được dùng để dựng dàn giáo phải bằng phẳng giúp cho việc lắp dựng được chắc chắn, thăng bằng.
- Đặt các kích chân trên dầm gỗ phẳng và điều chỉnh theo độ cao yêu cầu, lắp các thành phần của khung đứng vào kích chân. Sau đó đặt các giằng chéo chéo góc qua các khung dàn giáo kế cận để liên kết thành một bộ hoàn chỉnh.
- Khi lắp dàn giáo lên nhiều tầng, để tránh lật đổ giáo phải neo giữ dàn giáo theo
2. Qui định về lắp dựng sử dụng dàn giáo.
2.1-Nguy cơ mất an toàn.
- Ngã cao khi làm việc trên giàn dáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh...) do sập, đổ giàn, trơn trượt...
- Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn dáo, đi lại trên giàn dáo.
- Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đay đai an toàn.
- Ngã cao do làm việc trên giàn dáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn dáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.
- Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.
- Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình trong lúc làm việc.
2.2-An toàn khi lắp đặt sử dụng giàn dáo.
Hình: Cốp pha, giàn giáo
- Giàn dáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kính ngoài là
50mm (đường kính trong là 47,5mm). Các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,2m theo chiều ngang.
và ≤ 3,0m dọc theo chiều dài của giàn dáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương.
Giàn dáo thanh thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đường kính ngoài 64mm (trong 60mm) với các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,5m theo phương ngang và ≤ 1,5m theo phương dọc của giàn giáo. Các kết cấu kim koại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương.
- Các thanh dọc được lắp dọc theo chiều dài của giàn dáo tại các cao độ xác định. Nếu thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được dùng để thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung các thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc dưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh dọc đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
Các thanh ngang đặt theo phương ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
4. Cầu thang tạm.
- Khi làm việc cao có sử dụng thang, thang phải được đặt trên mặt nền (sàn) bằng phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn.
- Cấm tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang > 70o và < 45o. Trường hợp đặt thang trái với qui định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững chắc chắn.
- Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (giàn giáo, dầm, các bộ phận của khung nhà).
- Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5m. Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn.
- Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra.
- Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc >70o so với đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên.
Vòng cung phải bố trí cách nhau không xa quá 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hơn 70cm và không lớn hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 - 40cm.
- Nếu góc nghiêng của thang <70o, thang cần có tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt.
- Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 - 10m phải bố trí chiếu nghỉ.
5. An toàn hệ thống điện trong công trình.
5.1-Nguyên nhân gây mất an toàn
- Do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện - Do sự thiếu hiểu biết của người lao động, chưa được huấn luyện hay chưa tuân thủ đúng an toàn về điện
- Hệ thống điện không đảm bảo an toàn … 5.2- Biện pháp khắc phục
- Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn "An toàn điện trong xây dựng TCVN 4036 – 85".
- Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công.
- Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống: động lực và chiếu sáng riêng có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.
- Trên công trường có niêm yếu sơ đồ lưới điện: công nhân điện điều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện – người được trục tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.
- Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chổ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện, nối dây bọc PVC bằng kép hoặc xoắn đẩm bảo có bọc cách điện mối nối.
- Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao.
- Phổ biến an toàn lao động đặc biệt là an toàn điện với công nhân, trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ
- Thiết bị điện phục vụ máy móc đặt trên cao, nơi ít người đi lại, tránh đường đi lại của các loại xe và máy thi công
- Vị trí nguồn điện phải đặt tại các vị trí xa khu vực thi công, các đầu nối dây phải dùng băng keo cột chặt, không để hở nhất là trên khu vực có kết cấu thép mà đường dây điện đi qua
- Các dây điện trong phạm vi thi công phải được bọc lớp cách điện và được kiểm tra thường xuyên.
6. Biện pháp vệ sinh môi trường:
- Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp. Đường đi lối lại thông thoáng, nơi tập kết và bảo quản ngăn nắp gọn gàng. Đường đi vào vị trí làm việc thường xuyên được quét dọn sạch sẽ đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường vì trong quá trình xây dựng công trình các khu nhà bên cạnh vẫn còn làm việc bình thường.
- Cổng ra vào của xe chở vật tư, vật liệu phải bố trí cầu rửa xe, hệ thống bể lắng lọc đất, bùn trước khi thải ra hệ thống cống thành phố.
- Có thể bố trí hẳn một đội chuyên làm công tác vệ sinh, thu dọn mặt bằng thi công.
- Do đặc điểm công trình là nhà cao tầng lị nằm tiếp giáp nhiều trục đường chính và nhiều khu dân cư nên phải có biện pháp chống bụi cho toàn nhà bằng cách dựng giáo ống, bố trí lưới chống bụi xung quanh bề mặt công trình.
- Đối với khu vệ sinh công trường có thể kí hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để đảm bảo vệ sinh chung trong công trường.
- Trong công trường cũng luôn có kế hoạch phun tưới nước 2 đến 3 lần/ ngày (có thể thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết) làm ẩm mặt đường để tránh bụi lan ra khu vực xung quanh.
- Xung quanh công trình theo chiều cao được phủ lưới ngăn bụi để chống cho người và công trình.
- Tại khu lán trại, quy hoạch chỗ để quần áo, chỗ nghỉ trưa, chỗ vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ, thực hiện đi vệ sinh đúng chỗ. Rác thải thường xuyên
- Hệ thống thoát nước trên công trường được thoát theo đường ống thoát nước chung qua lưới chắn rác vào các ga sau đó dẫn nối vào đường ống thoát nước bẩn của thành phố. Cuối ca, cuối ngày yêu cầu công nhân dọn dẹp vị trí làm việc, lau chùi, rửa dụng cụ làm việc và bảo quản vật tư, máy móc. Không dùng xe máy gây tiếng ồn hoặc xả khói làm ô nhiễm môi trường. Xe máy chở vật liệu ra vào công trình theo giờ quy định, đi đúng tuyến, thùng xe có phủ bạc dứa chống bụi, không dùng xe máy có tiếng ồn lớn làm việc trong giờ hành chính.
- Cuối tuần làm tổng vệ sinh toàn công trường. Đường chung lân cận công trường được tưới nước thường xuyên đảm bảo sạch sẽ và chống bụi.