Thách thức lớn nhất là phải chấp nhận cạnh tranh trong điều kiện hai nước sự khác biệt về trình độ và quy mô phát triển. Hiệp định được đàm phán trên cơ sở nguyên tắc của WTO mà nước ta chưa phải là thành viên, lại là nước đang phát triển ở trình độ thấp do chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Còn Mỹ ở thế áp đảo cả về chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm thương trường cũng như khả năng quản lý, nếu không nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thì dễ bị bóp ngẹt ngay trên thị trường trong nước, khi chúng ta cũng phải mở cửa đối với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ.
Một thách thức không nhỏ khác là Mỹ là thị trường đích của nhiều nước, nhiều công ty. Xuất khẩu của các nước, các khu vực kể cả những nước Châu á vào Mỹ không những trước, quy mô lớn mà tăng nhanh
Bảng 8 bảng đánh giá xuất khẩu của một nước trong hai năm 1999-2000 (Tính tỷ USD)
Tên các nước 1999 2000
Inđonêxia 3 8
Philippin 3 12
Thái lan 6 13
Xingapo 10 18
Malaixia 6 19
Han quốc 17 24
Đài loan 23 33
Trung quốc 19 71
Nhật 91 122
EU 93 179
Nguồn ( thông tin thông qua Inernet)
Ngay Camphuchia, sau khi thực hiện quy chế tối huệ quốc (NTR) về hàng dệt may với Mỹ kinh ngạch hàng dệt may từ 7,7 triệu USD năm1996 1997 đã tăng lên 171 triệu USD năm 1999- 2000 gấp 20 lần
Đó là chưa kể đến chất lượng hàng hoá của họ cao hơn, giá thành thấp hơn, cũng được hưởng quy chế NTR và có mặt tại thị trường Mỹ trước ta hàng chục năm.
Một thách thức không nhỏ khác là những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu. để vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và bảo đảm sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo hệ thống pháp luật của Mỹ. Mỹ có hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. trước hết Bộ luật – thương mại, rồi luật tránh nhiệm sản phẩm, các đạo luật về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm .
Cơ hội và thách thức cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Hàng dệt may – cơ hội lớn
Ngành dệt may Việt nam hiện có 750 doanh nghiệp ( 149 liên doanh và 100% vốn nước ngoài) sử dụng khoảng nửa triệu lao động năm 2000 xuất khẩu 1680 triệu USD, nhưng trong đó có tới 74% là giá trị vật tư phía nước ngoài đưa đến gia công.
Trước hết, hàng dệt may của nước ta vào thị trường Mỹ bị đánh thuế nhâp khẩu cao hơn từ 4 đến 5 lần tuỳ theo từng mặt hàng so với các nước khác có quy chế NTR. Như vậy, sau khi hàng dệt may của Việt nam nhập khẩu vào Mỹ được hưởng quy chế NTR, do thuế suất thấp hơn như trên, nên kim ngạch sẽ gia tăng. Theo ước tính sau 3-4 năm, hàng dệt may của Việt nam thời gian gần đây được thị trường khó tính như Nhật và Tây Âu sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng Mỹ nguồn lao động của Việt nam khá dồi dào
Tuy nhiên, khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng không ít.
Trước hết, đối với hàng dệt may thì một hiệp định về hàng dệt may Việt – Mỹ sẽ được đàm phán. Hiện nay hai bên vẫn chưa ra lộ trình cụ thể về việc đàm phán Hiệp định về hàng dệt may, tròn đo có thể Mỹ sẽ áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt nam như từng áp dụng đối với Campuchia. Vì vậy vấn đề là phải tranh thủ hết mức trước khi Mỹ đưa ra hạn ngạch.
Một khó khăn khác mà ngành dệt may Việt nam cần tính đến là cần phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nhiên liệu trong nước, đáp ứng yêu cầu rằng buộc về tỷ lệ nội địa hoá để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hay quy chế thuế quan phổ cập của mỹ dành dành cho các nước đang phát triển.
Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá đối với ngành may rất lớn, lên tới 60% trong khi tỷ lệ nội địa hoá thực tế còn thấp hơn nhiều, do chất lượng vải của ta còn thấp kém, nên hầu hết nguyên liệu sử dụng cho ngành may xuất khẩu hiện nay đều phải nhập. Ngay áo quần đang xuất khẩu vào EU, chỉ có tỷ lệ nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn để cấp from A, còn hầu hết xuất khẩu theo chứng chỉ xuất xứ from T, nghĩa là chưa được hưởng quy chế thuế quan ưu đãi cao nhất. Đối với Mỹ, điều kiện để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi đối với một số mặt hàng tròn đó có hàng dệt may còn khó khăn và phức tạp hơn so với quy định của EU, hơn nữa quy định này hàng năm đều được Mỹ xem xét điều chỉnh.
Một khó khăn nữa cần khắc phục là đối với mặt hàng may, Mỹ không đặt hàng nhỏ lẻ. Một đơn đặt hàng của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung cấp hàng rất nhanh. Do vậy, cần đưa năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngành dệt may lên cao cần liên két lại nhằm đủ sức thực hiện một đơn hàng.
Cũng không thể không chú ý đến hàng dệt may của Trung quốc “ người khổng lồ” chơi cùng sân. Quy mô xuất khẩu hàng dệt may của năm 2000 sau khi bị giảm xút nhiều ( do bị mất thị trường vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và do giảm giá) nhưng vẫn đạt 12 tỷ USD , năm 2005 nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tăng đến 48 tỷ USD. Tiền lương của công nhân dệt may ở quảng châu chỉ khoảng 45 USD/tháng. Trung hoa lục địa chỉ có 22USD/ tháng, còn ở các tỉnh phía nam nước ta tương đương với khoảng 80USD / tháng. Ngoài ra, hàng dệt may của ta phải nhập thiết bị nguyên nhiên liệu bông từ Trung quốc lại càng cho sức cạnh tranh hàng dệt may của ta thu thiệt hơn
Bảng 9 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ (Đơn vị triệu USD)
NămChỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 KNXK hàng dệt
may VNvào HK
2.66 16.78 23.6 25.9 26.4 37.1 60
TổngKHXK hàng hoá VN vào Mỹ
50.4 199 319 388.2 55.3 609.18 821
Tỷ trọng (%) 5.2 8.4 7.3 6.7 4.8 6.1 7.3 (Nguồn : Bộ thương mại 8/2000
0 1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0 6 0 0 7 0 0 8 0 0 9 0 0
1 9 9 2 1 9 9 4 1 9 9 6 1 9 9 8 2 0 0 0 2 0 0 2
K N X K h à n g d ệ t m a y V N v à o H K T ổ n g K H X K h à n g h o á V N v à o M ỹ T ỷ t r ọ n g ( % )
Bảng 10 Xu hướng và dự báo về một số sản phẩm may mặcnữ và trẻ em
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2010
1.Giá trị xuất khẩu (triệu USD) váy nữ
comlê/áo vét nữ quân áo trẻ em
6336 3646 3585
6455 3738 3462
6302 3738 3642
6361 3662 3549
6422 3686 3581
6179 3654 3506 2.Số lượng lao động( nghìn người)
váy nữ
Comle/aovet nữ Quần áo trẻ em
83.2 48.3 53.3
87.1 49.6 49.2
87.5 43.1 48.0
99.3 38.8 42.7
93.3 33.0 33.5
88.2 31.9 32.1 2. lượngbình quân / giờ (USD)
váy nữ
Comlê/áo vet nữ 1871 1930 7.10 6.93 6.87 7.05
Quân áo trẻ em 3080 8425
3029 10475
7.68 6.78
7.75 6.54
7.95 7.01
8.21 7.48
5 Giá trị xuất khẩu( triêu USD) váy nữ
Comlê/áo vét nữ Quân áo trẻ em
115 253 829
148 280 914
1992 3201 11705
2183 2862 12677
2365 3013 7.01
82 208 896
Nguồn US. Industry and Trade Outlook – the Me graw Hill Companies
- Giày dép –mặt hàng nhiều triển vọng
Nhiều triển vọng khi xét theo cả hai đầu vào cũng như đầu ra. ở đầu ra chỉ cần giành được 10% thị phần của Mỹ thì kim ngạch sẽ tăng lên đến 1,5 tỷ USD( lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta có thể đạt được trong vòng một hai nữa) . ở đầu vào, hàng da giày của Việt nam đã bán ở khắp thị trường Mỹ và sẽ tăng khá khi thuế suất giảm. Khả năng nguồn hàng cũng khá dồi dào, chỉ riêng giày Nike sản xuất ở nước ta mỗi năm đã lên tới 20 triệu đôi: nếu tới đây các nhà máy của hãng này chuyển từ Trung quốc, Indônêxia sang Việt nam thì sản lượng còn tăng nhiều hơn.
Thị trường thì rộng lớn, khả năng thì dồi dào, nhưng thử thách do điều kiện đặt ra cũng không nhỏ. Nếu chỉ được hưởng quy chế NTR thì chênh lệch thuế suất nhập khẩu vào Mỹ so với không có NTR chỉ vào khoảng 10%. Với mức chênh lệch này. giày dép của Việt nam tuy có điều kiện hơn trước, nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với giành dép của Trung quốc xuất khẩu vào Mỹ. Nếu được hưởng quy chế GSP của Mỹ giành cho các nước phát triển, thì thuế suất giảm từ 3 đến 4 lần. Nhưng điều kiện rằng buộc
cũng chặt chẽ hơn EU, tức là bắt buộc trong sản phẩm phải có ít nhất 35%
nguyên liệu sản xuất trong nước, kèm theo các yêu cầu phức tạp khác cho từng loại hàng hoá. Hiện tại, ta chỉ có mặt hàng giày vải đế cao su và dép là đạt tỷ lệ nội địa hoá 35% để được hưởng quy chế GSP, nhưng sản phẩm có giá trị lớn hơn như giày thể thao giày nam, nữ thì nguyên liệu đang chủ yếu là nhập khẩu. Khi xuất khẩu vào thị trừng Mỹ chỉ được hưởng quy chế thuế suất NTR cao hơn quy chế thuế suất GSP sẽ khó cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục phát triển nguyên liệu và tăng đầu tư để nâng cao nữa tỷ lệ nội điạ hoá.
Hàng nông sản, thuỷ sản phải có hàm lượng chế biến cao
Phần lớn hàng nông sản, thuỷ sản của Việt nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ hiện ở dạng sơ chế, nên thuê suất nhập khẩu trước và sau khi có hiệp định thương mại chênh lệch không đáng kể. Trong các mặt hàng trên thì kim ngạch tăng và đạt mức khá có hàm lượng chế cao, sản phẩm ăn liền,. Ngoài việc nâng cao hàm lượng chế biến còn phải khắc phục các khó khăn, như cước phí vận tải hàng không đường biển đi Mỹ cũng cao, thời hạn giao hàng chưa được linh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm càn được nâng cao để đáp ứng yêu cầu.
Ngoài các nhóm sản phẩm trên, một số sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ khi có hiệp định thương mại thế suất sẽ giảm mạnh, như hàng gốm sứ giảm từ 70% xuống 3-4%, hàng thủ công mỹ nghệ từ 45% xuống 9%, rau tươi giảm từ 22 cent/kg xuống còn 1 cent/kg quả tưới sẽ giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4%, chè xanh từ 20 % xuống 7%.
Theo tính toán thuế suất nhập khẩu vào Mỹ nói chung sẽ giảm từ khoảng 40% trước khi có Hiệp định thương mại đến sau khi ký kết xuống 3%, đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt nam vào Mỹ tăng nhanh. Nhưng cũng có nhiều điều kiện rằng buộc và thách thức không nhỏ. Cơ hội và thách thức đan xen, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức thì xuất khẩu của Việt nam và đầu tư vào nước ta sẽ sang trang mới.
Một số dự báo cho một số mặt hàng chủ lực của Việt nam
Hình11 : Dự báo về giá trị xuất khẩu của VN vào thị trường HK Trong một vài năm tới
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn : Vụ chính sách Thương mại đa biên- Bộ thương mại- 2000
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Các phần trên chúng ta đã nghiên cứu được vai trò to lớn của Hoa kỳ đối với bát cứ nền kinh tế nào và nó được tất cả các nước coi đó là một thị
trường mục tiêu của mình. Mặc dù những năm qua quan hệ thương mại giữa hai nước về con số tuyệt đối vẫn khiêm tốn. Tuy nhiên nếu xét về mặt dài hạn mang tầm chiến lược thì Hoa kỳ là một thị trường có thể coi là chủ yếu đối với nước ta.
Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 của Đảng ta có nếu ra những mục tiêu trong giai đoạn này đó là: khai thông tị trường, chủ động hội nhập quốc tế, phấn đấu GDp tăng gấp đôi vào năm 2010 thông qua tăng trưởng hàng năm trên 7%, tỷ lệ đầu tư phải trên 3% so với GDP, xuất khẩu tăng gấp 2 lần tốc độ tăng GDP.Để đạt được mục tiêu này thì chúng ta không thể không tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài vào. ngay như tốc độ đầu tư chiếm 30%GDP cũng đòi hỏi nhiều thách thức đó là: làm thế nào để tạo môi trường đâu tư thuận tiện mà ở đó các nhà đầu tư sẵn sàng chịu rủi ro và chịu đầu tư ?. Bên cạnh đó thì tỷ lệ đầu tư cao như vậy trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt nam đang có xu hướng chững lại như vậy thì nguồn vốn lấy từ đâu? tiếp nữa đó là vấn đề cần phải nhìn nhận lại đối với tri thức và công nghệ trong phát triển kinh tế?
Hiệp định thương mại Việt nam- Hoa kỳ mới ký kết đã mở ra một lời giải cho bài toán trên. chúng ta cần phải tận dụng thời cơ này để xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ và thu hút những nguồn vốn, khoa học, tri thức của hoa kỳ để phát triển kinh tế đất nước như những nước NICS đã từng làm trước kia
Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước trong phần viết này tôi xin đưa ra những giải pháp trên giác độ vĩ mô và giác độ vi mô