Giá trị xuất khẩu( triêu USD) váy nữ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ pdf (Trang 48 - 50)

III. Đánh giá cơ hội và thách thức trong quan hệ TMQT giữa VNvà

5 Giá trị xuất khẩu( triêu USD) váy nữ

váy nữ Comlê/áo vét nữ Quân áo trẻ em 115 253 829 148 280 914 1992 3201 11705 2183 2862 12677 2365 3013 7.01 82 208 896

Nguồn US. Industry and Trade Outlook – the Me graw Hill Companies

- Giày dép –mặt hàng nhiều triển vọng

Nhiều triển vọng khi xét theo cả hai đầu vào cũng như đầu ra. ở đầu ra chỉ cần giành được 10% thị phần của Mỹ thì kim ngạch sẽ tăng lên đến 1,5 tỷ USD( lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta có thể đạt được trong vòng một hai nữa) . ở đầu vào, hàng da giày của Việt nam đã bán ở khắp thị trường Mỹ và sẽ tăng khá khi thuế suất giảm. Khả năng nguồn hàng cũng khá dồi dào, chỉ riêng giày Nike sản xuất ở nước ta mỗi năm đã lên tới 20 triệu đôi: nếu tới đây các nhà máy của hãng này chuyển từ Trung quốc, Indônêxia sang Việt nam thì sản lượng còn tăng nhiều hơn.

Thị trường thì rộng lớn, khả năng thì dồi dào, nhưng thử thách do điều kiện đặt ra cũng không nhỏ. Nếu chỉ được hưởng quy chế NTR thì chênh lệch thuế suất nhập khẩu vào Mỹ so với không có NTR chỉ vào khoảng 10%. Với mức chênh lệch này. giày dép của Việt nam tuy có điều kiện hơn trước, nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với giành dép của Trung quốc xuất khẩu vào Mỹ. Nếu được hưởng quy chế GSP của Mỹ giành cho các nước phát triển, thì thuế suất giảm từ 3 đến 4 lần. Nhưng điều kiện rằng buộc

cũng chặt chẽ hơn EU, tức là bắt buộc trong sản phẩm phải có ít nhất 35% nguyên liệu sản xuất trong nước, kèm theo các yêu cầu phức tạp khác cho từng loại hàng hoá. Hiện tại, ta chỉ có mặt hàng giày vải đế cao su và dép là đạt tỷ lệ nội địa hoá 35% để được hưởng quy chế GSP, nhưng sản phẩm có giá trị lớn hơn như giày thể thao giày nam, nữ thì nguyên liệu đang chủ yếu là nhập khẩu. Khi xuất khẩu vào thị trừng Mỹ chỉ được hưởng quy chế thuế suất NTR cao hơn quy chế thuế suất GSP sẽ khó cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục phát triển nguyên liệu và tăng đầu tư để nâng cao nữa tỷ lệ nội điạ hoá.

Hàng nông sản, thuỷ sản phải có hàm lượng chế biến cao

Phần lớn hàng nông sản, thuỷ sản của Việt nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ hiện ở dạng sơ chế, nên thuê suất nhập khẩu trước và sau khi có hiệp định thương mại chênh lệch không đáng kể. Trong các mặt hàng trên thì kim ngạch tăng và đạt mức khá có hàm lượng chế cao, sản phẩm ăn liền,. Ngoài việc nâng cao hàm lượng chế biến còn phải khắc phục các khó khăn, như cước phí vận tải hàng không đường biển đi Mỹ cũng cao, thời hạn giao hàng chưa được linh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm càn được nâng cao để đáp ứng yêu cầu.

Ngoài các nhóm sản phẩm trên, một số sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ khi có hiệp định thương mại thế suất sẽ giảm mạnh, như hàng gốm sứ giảm từ 70% xuống 3-4%, hàng thủ công mỹ nghệ từ 45% xuống 9%, rau tươi giảm từ 22 cent/kg xuống còn 1 cent/kg quả tưới sẽ giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4%, chè xanh từ 20 % xuống 7%.

Theo tính toán thuế suất nhập khẩu vào Mỹ nói chung sẽ giảm từ khoảng 40% trước khi có Hiệp định thương mại đến sau khi ký kết xuống 3%, đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt nam vào Mỹ tăng nhanh. Nhưng cũng có nhiều điều kiện rằng buộc và thách thức không nhỏ. Cơ hội và thách thức đan xen, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức thì xuất khẩu của Việt nam và đầu tư vào nước ta sẽ sang trang mới.

Một số dự báo cho một số mặt hàng chủ lực của Việt nam

Hình11 : Dự báo về giá trị xuất khẩu của VN vào thị trường HK Trong một vài năm tới

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn : Vụ chính sách Thương mại đa biên- Bộ thương mại- 2000

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)