Các chiến lược tổng quát

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty tường an đến năm 2015 (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG IV XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY DẦU THỰC

III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY TƯỜNG AN ĐẾN NĂM

2. Các phương án chiến lược cho Dầu Tường An

2.1 Các chiến lược tổng quát

Những phân tích và tính toán phần trước đã hình thành các chiến lược cho Dầu Tường An như sau:

Các chiến lược SO

- Chiến lược thâm nhập thị trường.

- Chiến lược phát triển sản phẩm mới.

- Chiến lược phát triển thị trường.

™ Các chiến lược ST

- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

- Chiến lược tăng cường quảng bá thương hiệu.

™ Các chiến lược WO

- Chiến lược liên kết với nhà cung cấp.

- Chiến lược tăng cường quảng bá thương hiệu.

™ Các chiến lược WT

- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

- Chiến lược hội nhập ngang.

Tổng hợp các chiến lược rút ra từ ma trận SWOT và ma trận QSPM, có thể đề xuất cho Dầu Tường An những chiến lược sau đây:

1. Chiến lược liên kết với nhà cung cấp.

2. Đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.

3. Thâm nhập thị trường.

4. Phát triển thị trường.

5. Chiến lược hội nhập ngang.

6. Chiến lược tăng cường quảng bá thương hiệu Dưới đây là những đề xuất cụ thể hoá cho các chiến lược

2.1.1. Chiến lược phát trin và đa dng hóa sn phm

Những năm qua, Dầu Tường An đã có kinh nghiệm ban đầu về đa dạng hoá sản phẩm.

Hiện nay, Công ty có 11 sản phẩm đã xây dựng được uy tín trên thị trường và khẳng định được thương hiệu như Cooking, dầu nành, dầu mè, margarin,.. đặc biệt nhãn vàng Vio là một trong những sản phẩm có chất lượng và chất dinh dưỡng cao được chiết xuất từ dầu gấc dành cho mọi người đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi, đây là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

Những năm tới, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, đặc biệt là các loại dầu ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao dành cho người bệnh tim mạch, bơ dành cho người không muốn tăng cân,…Hướng ưu tiên là những sản phẩm phụ tận dụng nguyên liệu như việc Tường An đã cho ra đời sản phẩm thạch dừa, đây là một sản phẩm dùng trong giải khát rất được ưa chuộng hiện nay. Công ty cần tiếp tục khai thác tối đa ưu thế của những sản phẩm này và áp dụng quy trình ISO xuyên suốt để đảm bảo chất lượng và quy trình sản xuất đối với tất cả sản phẩm của Dầu Tường An.

Tuy nhiên, để chiếm lĩnh thị phần vững chắc trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay, việc trước tiên là tìm những khe hở trên thị trường, không có sự cạnh tranh. Để tạo ra một thị trường như vậy công ty phải tìm một sự khác biệt hoá về sản phẩm (vì nếu như chỉ dựa vào những sản phẩm giống sản phẩm của các đối thủ thì bắt buộc công ty phải cạnh tranh). Theo một số nghiên cứu trên thế giới, những loại dầu thực

vật như dầu cọ, dầu ôliu, dầu nành, dầu hạt cải, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu gấc, dầu vừng, dầu hạt nho,…cung cấp một nguồn năng lượng tinh khiết cần thiết cho cơ thể, góp phần trong việc ngăn chặn ung thư.

Việc công ty tung ra thị trường sản phẩm dầu VIO chiết xuất từ dầu gấc đã đánh dấu cho Tường An một bước tiến mới trong công tác nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm.

Một hướng tư duy đa dạng hoá dịch vụ là Dầu Tường An có thể mở nhà hàng kinh doanh thực phẩm chay. Ý tưởng này không phải là vấn đề mới nhưng vẫn rất hấp dẫn.

Một nhà hàng vừa phục vụ ăn uống vừa bán thực phẩm vừa hướng dẫn người tiêu dùng cách thực hiện các món ăn sẽ đón nhận được sự ủng hộ của công chúng. Với một đội ngũ nhân viên lành nghề và tận tình, hình ảnh thương hiệu Dầu Tường An sẽ ngày càng ấn tượng hơn.

2.1.2. Chiến lược thâm nhp th trường

Mục tiêu của thâm nhập thị trường với Dầu Tường An là phải duy trì và tăng thị phần lên trên mức hiện tại. Để thâm nhập thị trường, Dầu Tường An cần thực hiện chiến lược Marketing, đẩy mạnh quảng cáo và tuyên truyền thông qua các chương trình phục vụ khách hàng, tài trợ các show truyền hình về dạy nấu ăn, thi nấu ăn để quảng bá thương hiệu. Về phía các đại lý và nhà phân phối (chủ yếu là hệ thống các siêu thị, doanh nghiệp) cần tăng sức hấp dẫn bằng việc hỗ trợ bán hàng, giảm giá bán, tăng chiết khấu bán hàng,…Bên cạnh đó là tăng cường nhân viên trong hệ thống bán hàng ở những khu vực và đô thị quan trọng như TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng

2.1.3. Chiến lược phát trin th trường

Mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra khắp cả nước, đặc biệt là thị trường tiêu thụ phía Bắc, chú trọng những khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị - công nghiệp mới trong vùng kinh tế động lực Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh và các đô thị vệ tinh như Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Thiết kế lại hệ thống kênh phân phối hợp lý hơn, thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, tìm các đối tác mở đại lý ở khắp các miền đất nước. Xây dựng chương trình phát triển thị trường quốc tế, trước hết là thành lập các văn phòng đại diện ở các khu vực tiềm năng như Đông Âu, Nhật, Trung Đông.

2.1.4. Chiến lược tìm kiếm nhà cung cp (hi nhp dc –liên kết v phía sau) Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trong nước thông qua việc liên kết với các vùng nguyên liệu. Hướng ưu tiên là vùng đậu tương, đậu phộng của Tây Nguyên, Thanh - Nghệ Tĩnh, Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng Đức Hoà, Đức Huệ (Long An). Phát triển quan hệ với vùng trồng điều Đông Nam Bộ (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), phát triển quan hệ với vùng nguyên liệu dừa ở Tây Nam bộ, duyên hải miền Trung. Phương án phát triển quan hệ là thông qua các hợp đồng cung ứng – bao tiêu, đặt hàng ngay đầu vụ và có chính sách giá cả hợp lý,...Bên cạnh đó, để chủ động nguồn nguyên liệu, cũng cần tìm kiếm các đối tác là doanh nghiệp kinh doanh các loại nông sản có dầu, …. đặc biệt là các đối tác nước ngoài.

2.1.5. Chiến lược hi nhp ngang

Việc liên kết với các đối thủ trong nước, thành lập nên hiệp hội góp phần rất lớn trong việc bảo vệ thương hiệu Việt trong việc gia nhập WTO. Ngoài ra, liên kết với các đối thủ cùng ngành tạo nên thế mạnh trong việc mở rộng thị trường hoạt động, đẩy mạnh thương hiệu, góp phần trong việc nghiên cứu, học hỏi và phát triển những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Có 2 phương án để lựa chọn: (1)- Phát triển quan hệ và tiến tới liên kết với các doanh nghiệp lớn như hãng Dầu Cái Lân, hãng Golden Hope để tăng cường vị thế cạnh tranh với các hãng nước ngoài. (2)- Liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương để củng cố thế lực, cạnh tranh với các hãng dầu trong và ngoài nước.

2.1.6. Chiến lược tăng cường qung bá thương hiu

Định vị thương hiệu tạo sự khác biệt Golden Hope và Cái Lân, có thể hướng vào việc xác lập trong tâm trí khách hàng mục tiêu những giá trị của Dầu Tường An thân thiện, chia sẻ (những lo lắng của người tiêu dùng trước các nguy cơ bệnh tật). Theo hướng này, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, phát triển sản phẩm mới. Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu với ngân sách thoả đáng tối thiểu bằng với ngân sách quảng bá của 2 đối thủ cạnh tranh chính. Trong chương trình quảng bá, cần tích hợp được các loại phương tiện truyền thông mạnh như: truyền hình, phát thanh, panô, báo viết,... thiết kế các chương trình quảng cáo theo mục tiêu đã định vị, tăng cường các hoạt động tài trợ, các hoạt động PR. Phối hợp các hoạt động xúc tiến bán hàng trong các chương trình quảng bá thương hiệu.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công ty tường an đến năm 2015 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)