Những vấn đề lich sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam Dương Trung Quốc tạp chí Xưa &Nay số 142Tr

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính quyền bù nhìn phong kiến Việt Nam ở Trung kì giai đoạn 1884-1925 (Trang 41 - 44)

Trước khi bị Pháp xâm lược Việt Nam là một nước theo chế độ quân chủ, vua là người đứng đầu tối cao nhà nước Phong kiến với đầy đủ mọi quyền hành đối nội và đối ngoại lập hành pháp và tư pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình xâm lược và thống trị nước ta Pháp không đập tan bộ máy chính quyền quân chủ phong kiến mà Pháp bằng những hành động quân sự và thủ đoạn chính trị khuất phục nó, tạo dựng và củng cố nó để làm công cụ thống trị, làm chỗ dựa cho sự tồn tại của chúng ở Việt Nam

Tuy nhiên không phải tất mọi vua quan triều Nguyễn đều là tay sai là công cụ cho chính quyền thực dân. Chứng kiến bối cảnh của đất nước mang tính chất như vậy, một số vị vua có những nỗ lực nhất định, muốn giành lại nền độc lập của đất nước từ tay Pháp để đất nước không còn bị lệ thuộc. Cùng với vua có cả những quan đại thần hay một số người trong hoàng tộc cũng muốn khôi phục lại nền độc lập bằng cách tiến hành những cuộc kháng chiến để thay đổi tình thế như Cường Để, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Những người này vẫn có vai trò quan trọng trong quần chúng nhân dân. Họ sẽ là ngon cờ tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh chống Pháp và về sau này khi hệ ý thức Phong kiến, Tư sản mất vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân ta thì trong cuộc cách mạng vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo chúng ta luôn có những chính sách phân hoá lôi kéo tầng lớp địa chủ phong kiến đứng về phía cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu gốc:

1. Tập tư liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam 2. Đại Nam thực lục. Tập XXXVI, XXXVII, XXXVIII

3. Đại Nam điển lệ toát yếu.TS Nguyễn Sĩ Giáo, NXB tp HCM 4. Cách mạng cận đại . Trần Huy Liệu. TậpI

5. Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ. Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện sử học

6. Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam/Dương Kinh Quốc 7. Lịch sử cận đại Việt Nam/ Tâp I,II / Trần Văn Giàu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính quyền bù nhìn phong kiến Việt Nam ở Trung kì giai đoạn 1884-1925 (Trang 41 - 44)