Các tương tác hay gặp trong đơn

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa tiêu hóa bệnh viện hữu nghị (Trang 41 - 48)

Chúng tôi tiến hành khảo sát các tương tác thường gặp trên những bệnh án của bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa tiêu hoá - bệnh viện Hữu Nghị nhằm đề xuất phương hướng hạn chế tương tác, góp phần vào hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tại bệnh viện.

Chúng tôi chỉ xét những tương tác bất lợi có ý nghĩa về mặt lâm sàng được xác định bằng phần mềm MIMS INTERACTIVE (23).

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.13: Các tương tác thường gặp.

TT Loại tương tác Số ỉần xuất

hiện

Tỷ lệ/tổng

bênh án (267)

(%) 1 Kháng tiết (omeprazol, hoặc

cimetidin) với diazepam

117 43,8

2 Tương tác do nhóm antacid thuốc 122 45,7

Nhận xét:

Tương tác do nhóm antacid chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7%). Antacid là những chất khó được hấp thu hoặc không được hấp thu. Do đó tương tác do nhóm này chỉ xảy ra ở nơi hấp thu với các thuốc khác, chúng nâng P.H của dạ dày lên hoặc tạo phức. Một số còn có tác dụng bao niêm mạc ngăn cản sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc.

Tương tác gặp ở đây chủ yếu là do antacid với amoxycillin và cimetidin. Để tránh tương tác này cần dùng antacid cách các thuốc khác ít nhất 2 giờ.

Tương tác của omeprazol hoặc cimetidin với diazepam (43,8%) làm tăng nồng độ của diazepam do omeprazol và cimetidin ức chế enzym chuyển hoá thuốc của Cyt. P450 ở gan. Để khắc phục tương tác này thì có thể thay diazepam bằng thuốc ít chuyển hoá qua gan hoặc chuyển hoá qua gan ở pha

liên hợp như: oxazepam, lorazepam... Hoặc dùng các thuốc kháng tiết acid thế hệ sau ít hoặc không kìm hãm men gan như:

ức chế bơm proton: lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol. Kháng H2: ranitidin famotidin, nizatidin.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 4.1. Kết luận

1. Trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nói chung, bệnh viêm dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%), LTT chiếm 22,5% cao hơn LDD một chút (21,7%), LDD&TT chỉ chiếm 7,5%.

2. Bệnh nhân có nội soi tiêu hóa khá cao chiếm 91,8%.

3. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán xác định H.p thấp (30,8%).

4. Bệnh nhân có kết quả H.p (+) : 33,3% trong 93 bệnh nhân được làm xét nghiệm H.p và chiếm 11,61% trong tổng số bệnh nhân được điều trị bệnh VLDD-TT.

5. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tại khoa tiêu hóa bệnh viện Hữu Nghị khá đa dạng, phong phú. Trong đó nhóm thuốc ức chế bơm proton được dùng nhiều nhất (81,7%). Thuốc diệt H.p chiếm 79,8%.

6. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ không phối hợp thuốc diệt H.p là20,2% trong đó phác đồ kháng tiết acid + antacid chiếm 59,2%, kháng tiết acid đơn thuần 33,4%, antacid chiếm 7,4%

7. Bệnh nhân được dùng phác đồ diệt H.p chiếm 79,8%, trong đó phác đồ được sử dụng nhiều nhất là phác đồ bộ 3 chiếm 83,6%.

8. Tương tác thường gặp trong đơn: tương tác của nhóm antacid cao nhất (45,7%).Tương tác chuyển hoá của omeprazol và cimetidin với diazepam là 45,7%.

4.2. Ý kiến đề xuất

1. Nâng cao tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiêm xác định H.p.

2. Nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả xác định H.p và phác đồ điều trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Áp dụng các phác đồ điều trị mới được khuyến cáo như phác đồ diệt H.p của hội tiêu hoá thành phố Hồ Chí Minh.

4. Triển khai các phần mềm xét tương tác thuốc như MIMS .

INTERACTIVE, INCOMPATEX,... vào quy trình kê đơn và xét duyệt thuốc giúp cho việc kê đơn được chính xác an toàn.

5. Đào tạo dược sĩ lâm sàng làm việc tại các khoa phòng để giúp bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc điều trị, nâng cao chất lượng sử dụng thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Trọng Anh và cộng sự (2001). Vài nét về tình hình bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị từ ỉ 998 đến hết 8/2001, Công trình nghiên cứu khoa học - bệnh viện Hữu Nghị, NXB Y học, tr. 459 - 465.

2. Bộ môn Dược lâm sàng - trường đại học Dược Hà Nội (2001). Sử dụng thuốc trong điều trị loét dạ dày tá tràng- Dược lâm sàng và điều trị, NXB Y học, tr. 262 - 272.

3. Bộ môn Dược lý - trường đại học Y Hà Nội (2003). Dược lý học lâm sàng, NXB Y học, tr. 439 - 447.

4. Bộ môn Miễn dịch, sinh lý bệnh - trường đại học Y Hà Nội (2002).

Sinh lý bệnh học, NXB Y học, tr. 352 -363. 5. Bộ Y tế (2002). Dược thư quốc gia VN.

6. Nguyễn Huy Du (1999). Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Hai Bà Trưng, Luận văn tốt nghiệp DSDH khoá 49.

7. Hội Khoa học Tiêu hoá TP HCM (2002). Bảng đồng thuận về điều trị Helicobacter pylori, Kiến thức y học, NXB Mũi Cà Mau.

8. Nguyễn Xuân Huyên (1999). Bệnh loét dạ dày - tá tràng, NXB Y học. 9. Hoàng Tích Huyền ( 2002). Vai trò của Helicobacter pylori và việc sử

dụng thuốc trong điều trị loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em, Thông tin Dược lâm sàng, số 1, tr. 12 - 18.

10.Hoàng Thị Kim Huyền (2000). Tương tác thuốc - Dược lâm sàng đại cương, NXB Y học, tr. 154 - 170.

11.Hoàng Thị Kim Huyền (1996). Tương tác thuốc qua đường tiêu hoá, Tủ sách sau đại học - trường đại học Dược Hà Nội.

12.1sselbacher và cộng sự (2000). Các nguyên lý bệnh học nội khoa Harrison (tài liệu dịch), NXB Y học, tr. 743 — 778.

13.Tạ Long (2003). Bệnh ỉý dạ dày - tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori, NXB Y Học.

14.Nguyễn Văn Phượng (2000). Thông tin mới về Helicobacter pylori,

Thời sự Y dược học tháng 8/2000, tr. 192-197.

15.Sổ tay thầy thuốc thực hành (2000). NXB Y học, tr. 546 - 560.

lổ.Tiemey L.M, Mcphee SJ, Papadakis M.A (2001). Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, NXB Y học, tr. 875 - 895.

17.Trần Thiện Trung (2002). Viêm loét dạ dày - tá tràng và vai trò của Helicobacter pylori, NXB Y Học.

18.Phạm Thị Thuý Vân (2000). Nghiên cứu chất lượng kê đơn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược học khoá 3.

19.Nguyễn Thuý Vinh, Hà Văn Mạo và cộng sự (2002). Vấn đề kháng clarithromycin, amoxycillin, metronidazol của vi khuẩn Helicobacter pylori trong 3 năm (2000 - 20020. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - bệnh viện Hữu Nghị, NXB Y học, tr. 240 - 248.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20.Hawkey C J (1998). What do we do about Helicobacter pylori,

Canadian Journal of Gastroenterology, Vol. 13, No. 2, p. 143 - 145. 21.Kinnear M. and Ghosh s. (1999). Peptic ulcer disease. Clinical

Pharmacy and Therapeutics, 2nd edition, p. 135 - 152.

22.Lambert J.R and Dev A.T. (1998). Diseases associated with Helicobacter pylori, Medical Journal of Australia, Vol. 169, p. 220 — 225. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN VLDD - TT TẠI KHOA TIÊU HOÁ - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Số lưu trữ...

Họ tên bệnh nhân... tuổi:... giới: Ngày vào viên...ngày ra viên...

Tiền sử bênh:...

...thời gian nằm viên...

Thuốc đã dùng...

Chẩn đoàn khi vào viên:...

Chẩn đoán khi ra viên:...

Bênh mắc kèm:...

Triệu chứng lâm sàng: Đau tức thượng vị □ Buồn nôn □ Ợ hơi □ Nôn □ Ợ chua □ Nôn ra máu □ Đầy bụng, khó tiêu □ Đi ngoài phân đen □ Mệt mỏi sút cân □ Các xét nghiệm cận lâm sàng: Nôi soi □ ... Sinh thiết □ Tìm H.p : Test urease □ : HP(-) □ ; HP(+) □ Mô học □ : HP(-) □ ; HP(+) □ X-quang □ ... Các xét nghiêm khác:... Tình trạng ra viện:

T huốc điều trị:

stt Thuốc (biệt dược, hàm lượng, nồng độ, dạng dùng) Cách dùng (liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng) Ngày điều trị Số ngày điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa tiêu hóa bệnh viện hữu nghị (Trang 41 - 48)