Phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa tiêu hóa bệnh viện hữu nghị (Trang 35 - 39)

3.2.4.1 Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc diệt H.p

Bảng 3. 9: Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc diệt H .p

TT Phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

1 Không phối hợp thuốc diệt H.p 54 20,2

2 Phối hợp thuốc diệt H.p 213 79,8

3 Tổng số 267 100,0

B Phối hợp thuốc diệt H.p □ KHông phối hợp thuốc

diệt H.P

Hình 3. 7: Tỷ lệ phác đồ dùng thuốc diệt H .p

Nhận xét:

Dựa vào kết quả chẩn đoán xác định H.p sẽ có phác đồ có phối hợp hay không phối hợp thuốc diệt H.p. Theo kết quả khảo sát ở (bảng 3. 5): Trong số 93 bệnh nhân được chẩn đoán xác định H.p thì có 33,33% cho kết quả H.p (+) và chiếm 11,61% trong tổng số 267 bệnh nhân. So với tỷ lệ 78,79% bệnh án

20.2%

có phối hợp thuốc diệt H.p, như vậy sô bệnh nhân được kê đơn thuốc diệt H.p nhiều hơn tỷ lệ bệnh nhân có kết quả H.P (+). Tuy dùng thuốc diệt H.p ở đây mang tính chất điều trị bao vây nhưng sẽ làm tốn nhiều chi phí và gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ kháng thuốc.

3.2A.2. Các phác đồ không phối hợp thuốc diệt H.p

Bảng 3.10: Các phác đồ không phối hợp thuốc diệt H .p

TT Phác đồ Số bệnh án Tỷ lệ (%)

1 ức chế bơm proton 11 20,4

2 Kháng H2 7 13,0

3 ức chế bơm proton + antacid 22 40,7

4 Kháng H2 + antacid 10 18,5

5 Antacid 4 7,4

6 Tổng số 54 100,0

Nhận xét:

Phác đồ phối hợp thuốc kháng tiết acid (ức chế bơm proton hoặc kháng H2) với antacid được dùng nhiều nhất (59,2%), trong phác đồ này kháng tiết acid sử dụng nhằm điều trị loét còn antacid để điều trị triệu chứng. Do antacid làm giảm sự hấp thu các thuốc kháng tiết đặc biệt là nhóm kháng H2 ( trừ famotidin) nên phải uống cách nhau ít nhất 2 giờ. Nhóm ức chế bơm proton ít bị ảnh hưởng hơn (chỉ có lansoprazol bị ảnh hưởng).

Phác đồ dùng đơn độc một chất kháng tiết acid chiếm 33,4% trong đó dùng đơn độc thuốc ức chế bơm proton được ưu tiên hơn kháng H2. có thể do ức chế bơm proton làm lành vết loét nhanh hơn và cũng an toàn hơn nhóm kháng H2.

Chỉ có 4 trường hợp sử dụng phác đồ dùng antacid đơn độc với tỷ lệ 7,4%. Antacid liều cao cũng có tác dụng chống loét tương đương kháng H2 nhưng gây nhiều tác dụng phụ nên ít dùng với mục đích điều trị loét.

3.2.4.3. Phác đồ có phối hợp thuốc diệt H.p

Bảng 3.11: Các phác đồ có phối hợp thuốc diệt H .p

Loại phác đồ

Thuốc phối hợp SỐ ca Tỷ lê

(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số(213) Số ca Tỷ lê (%)

Bộ 2 Amoxycillin + Kháng H2 9 29,0 31 14,5

PPI + 1 kháng sinh (amoxycillin hoặc metronidazol, clarythromycin)

18 58,1

Amoxycillin + metronidazol 4 12,9

Bộ 3 Amoxycillin + metronidazol + PPI 130 73,0 178 83,6 Amoxycillin + metronidazol

+ kháng H2

31 17,4

Clarithromycin + amoxycillin +PPI 15 8,4 Clarithromycin + Metronidazol +PPI 1 0,6 Tetracyclin + PPI + Bismuth

subcitrat 1 0,6 Bộ 4 Clarithromycin + Amoxycillin + Metronidazol 4-kháng H2 1 25,0 4 1,9 Qarithromycin + Amoxycillin + Metronidazol + PPI 3 75,0 Hình 3. 8: Tỷ lệ các loại phác đồ diệt H .p

Nhận xét:

Trong các phác đồ diệt H.p, phác đồ bộ 3 (2 thuốc diệt H.p với 1 thuốc kháng tiết acid) được sử dụng nhiều nhất, chiếm 83,6%. Đây là loại phác đồ được chỉ định hàng đầu trong điều trị H.p.

Có 4 trường hợp dùng phác đồ bộ 4 (chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,9%), đây là loại phác đồ có tỷ lệ diệt H.p cao nhưng bệnh nhân lại phải uống nhiều thuốc nên khó tuân thủ chế độ dùng thuốc và nguy cơ gây tác dụng phụ cũng tăng do vậy phác đồ bộ 4 chỉ dùng để điều trị thay thế khi thất bại với phác đồ bộ 3.

Loại phác đồ bộ 2, tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn một thuốc diệt H.p

bệnh viện Hữu Nghị là 12,7% cao hơn so với tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn một thuốc diệt H.p bệnh viện Bạch Mai (9,17%),và ở bệnh viện Thanh Nhàn (8,4%) [6,18]. Loại phác đồ này đã được khuyến cáo không nên dùng vì hiệu quả điều trị thấp và vi khuẩn dễ kháng thuốc.

Với phác đồ chỉ sử dụng 2 kháng sinh (chiếm 1,9%) không có chất kháng tiết acid thì hiệu quả điều trị thấp hơn trường hợp dùng đồng thời với chất này, vì những chất kháng tiết acid có tác dụng hiệp đồng làm tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh.

Trong loại phác đồ điều trị bộ 3, phối hợp chủ yếu là 2 kháng sinh + chất giảm tiết acid. Trong đó tỷ lệ dùng phác đồ PPI + amoxycillin + metronidazol là cao nhất (73,0%). Phác đồ này có nhiều ưu điểm tỷ lệ khỏi bệnh cao, tái phát ít, đây là phác đồ chuẩn được áp dụng rộng rãi. Phác đồ Kháng H2 + Amoxycillin + Metronidazol được dùng với tỷ lệ thấp hơn (17,4%), xu hướng hiện nay ít dùng phác đồ này. Có 1 trường hợp dùng phác đồ bộ 3 có chứa Bismuth, tuy nhiên Bismuth lại được dùng ưu tiên cho phác đồ bộ 4 hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa tiêu hóa bệnh viện hữu nghị (Trang 35 - 39)