FDI và hiệu ứng lan tỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI, tăng trưởng kinh tế, vai trò của chất lượng thể chế và môi trường vĩ mô (Trang 21 - 32)

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.2.1 Tác động của FDI đến nước tiếp nhận đầu tư

2.2.1.1 FDI và hiệu ứng lan tỏa

Bài nghiên cứu của Zhiqiang Liu (2006): Mục tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết ba vấn đề. Thứ nhất, FDI có tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua tác động lan tỏa hay không. Thứ hai, tác động lan tỏa làm giảm năng suất của các công ty trong nước trong ngắn hạn (tác động mức độ -level effect) nhưng cải thiện trong dài hạn (tác động tỉ lệ- rate effect). Thứ ba, tác động gộp của tác động này trên khía cạnh tổng thể cả ngắn hạn và dài hạn.

Cuối cùng, kiểm định hiệu ứng lan tỏa trong mối liên kết dọc đối với các ngành khác. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 20,000 công ty trong các ngành công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1995-1999. Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp hồi qui OLS với tác động cố định với biến độc lập là TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) và các biến phụ thuộc là tỉ trọng vốn cổ phần của FDI trong các doanh nghiệp trong nước và FDI theo ngành. Bài nghiên cứu đưa ra các kết luận sau. Đầu tiên dòng FDI vào trong một ngành tăng lên làm giảm năng suất của các công ty nội địa trong ngắn hạn nhưng lại cải thiện trong dài hạn và tác động tích cực lấn át tác động tiêu cực nên nhìn chung các công ty nội địa nhận được lợi ích từ FDI. Tiếp theo, khi hồi quy với mẫu gộp và không tách biệt giữa tác động mức độ và tác động tỉ lệ thì cho ra nhiều kết quả khác nhau thậm chí tác động của FDI là tiêu cực. Điều này giải thích tại sao các bài nghiên cứu trước đây tìm ra các tác động khác nhau của FDI. Do đó bài nghiên cứu này nhấn mạnh việc nên tách biệt tác động mức độ và tác động tỉ lệ khi nghiên cứu FDI.

Cuối cùng, liên kết dọc là một kênh truyền dẫn quan trọng nhất đối với hiệu ứng lan tỏa của FDI.

Bài nghiên cứu của Haddad và Ann Harrison (1992 nhằm kiểm định tác động của FDI lên các công ty trong ngành sản xuất của Morocco bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Bài nghiên cứu rút ra các kết luận sau. Thứ nhất, các công ty nước ngoài cho thấy mức độ các nhân tố tổng hợp (TFP) cao hơn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng TFP thấp hơn các công ty nội địa. Điều này phù hợp với tác động hội tụ trong mô hình Solow. Thứ hai, năng suất lao động của các công ty trong nước cao hơn đối với các ngành có sự tham gia cao hơn của các công ty nước ngoài, tuy nhiên lại không tìm thấy các bằng chứng về tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của các ngành này. Thứ ba, FDI đã làm giảm sự khác biệt về năng suất trong một ngành đặc biệt là đối với ngành với công nghệ thấp.

Điều này cho thấy việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài đã thúc đẩy các công ty trong nước đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cuối cùng, tác động lan tỏa của FDI bị giới hạn nếu khoảng cách về công nghệ giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài lớn.

Bài nghiên cứu của Girma (2000) kiểm định tác động lan tỏa trên góc độ vùng. Sử dụng dữ liệu vi mô về 3700 doanh nghiệp sản xuất ở Anh trong giai đoạn 1986-1996 đưa ra các kết luận sau. Tác động lan tỏa chịu ảnh hưởng của đặc điểm vùng mà các công ty hoạt động. Đối với các vùng kém phát triển thì tác động lan tỏa thấp hơn các vùng khác. Điều này là do các công ty trong vùng này không có đủ khả năng để tiếp thu công nghệ và khả năng cần thiết để áp dụng vào sản xuất. Do đó các chính sách thu hút đầu tư vào các vùng kém phát triển có thể hạn chế tác động của dòng vốn này. Thứ hai, đặc trưng về ngành và các công ty trong ngành cũng tác động đáng kể đến tác động lan tỏa. Những ngành với mức độ cạnh tranh cao hơn được hưởng lợi nhiều hơn từ tác động lan tỏa.

Bài nghiên cứu của Girma, Sourafel, David Greenaway, and Katherine Wakelin (2001). Mục tiêu bài nghiên cứu nhằm giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất

có tồn tại sự chênh lệch về năng suất và mức lương của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thứ hai, sự tham gia của các công ty nước ngoài có làm gia tăng năng suất của các công ty nội địa. Sử dụng dữ liệu bảng với hơn 4000 công ty từ 1991-1996 và đưa ra các kết luận sau. Đầu tiên, tồn tại tác động đáng kể của các công ty nước ngoài, được đo lường bằng tỉ trọng việc làm hoặc tổng sản lượng, lên năng suất lao động hay năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) lên các công ty nội địa. Tiếp theo, mức độ kĩ năng trong một ngành càng cao, được đo lường bằng tỉ lệ giữa người lao động có kĩ năng trên người lao động không có kĩ năng, thì tác động lan tỏa năng suất lao động càng cao. Mức độ cạnh tranh đối với các công ty nước ngoài trong một ngành càng cao, thì tác động lan tỏa càng lớn. Cuối cùng, khoảng cách về năng suất lao động của một công ty đối với công ty dẫn đầu trong ngành càng lớn (được đo bằng phân vị thứ 90 về TFP), tác động lan tỏa càng nhỏ (trang 129). Vì thế những bằng chứng này chứng tỏ tầm quan trọng của những đặc điểm của công ty cũng như của ngành trong việc quyết định đến phạm vi ảnh hưởng của tác động lan tỏa.

Bài nghiờn cứu của Gửrg và Greenaway (2001), “Multinational Companies and Productivity Spillovers: a Meta-Analysis”, sử dụng dữ liệu bảng cho hơn 400 công ty sản xuất trong và ngoài nước ở Anh trong giai đoạn 1991- 1996 nhận thấy rằng các công ty với khoảng cách về công nghệ so với công ty dẫn đầu thấp sẽ hưởng lợi từ các công ty nước ngoài này mà không liên quan đến các đặc trưng của ngành. Điều này được thể hiện qua lương của công nhân trong lĩnh vực này tăng lên. Các công ty hoạt động trong các ngành đòi hỏi trình độ kĩ năng cao, hay mức độ cạnh tranh quốc tế cao thì các công ty nội địa cũng được hưởng lợi từ các công ty nước ngoài bất kể khoảng cách về công nghệ. Ngược lại, các công ty nội địa có khoảng cách về công nghệ lớn so với công ty dẫn đầu

và hoạt động trong ngành đòi hỏi trình độ kĩ năng thấp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ các doanh nghiệp FDI.

Bài nghiờn cứu của Gửrg và Strobl (2000) nghiờn cứu tỏc động của cỏc công ty nước ngoài lên sự sống sót của các công ty ở nước tiếp nhận đầu tư. Các ông lập luận rằng các công ty đa quốc gia có thể tác động tích cực lên sự tồn tại của các công ty nội địa thông qua sự lan tỏa công nghệ. Nếu tác động này diễn ra, các công ty nội địa có thể tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và cắt giảm giá thành sản xuất trên một sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên các công ty nội địa. Cụ thể khi các công ty nội địa phải đối diện với chi phí cố định lớn, trong khi đó các công ty nước ngoài gia tăng sản lượng buộc các công ty nội địa phải cắt giảm sản xuất và làm gia tăng giá thành trung bình trên một sản phẩm. Nghiên cứu thực nghiệm về hơn 17,000 công ty ở Ireland trong giai đoạn 1973 đến 1996. Kết quả cho thấy rằng sự hiện diện của các công ty nước ngoài đã làm gia tăng sự sống sót của các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, điều này cho thấy rằng hiệu ứng lan tỏa công nghệ giữa các công ty bản địa và công ty nước ngoài trong lĩnh vực này bằng cách các công ty trong nước tiếp thu những công nghệ tiên tiến và áp dụng vào sản xuất cắt giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các ông không tìm thấy bất kì bằng chứng nào cho thấy sự hiện hiện của các công ty nước ngoài làm gia tăng vòng đời của các công ty bản địa trong lĩnh vực công nghệ thấp. Tiếp theo, không có bằng chứng rừ ràng nào về sự hiện diện của cỏc cụng ty đa quốc gia làm gia tăng sự sống sót của các công ty nước ngoài khác trong lĩnh vực công nghệ cao, và tác động tiêu cực lên các công ty nước ngoài khác trong lĩnh vực công nghệ thấp.

Điều này chỉ ra tác động lấn át của công ty đa quốc gia lên các công ty nước ngoài khác trong ngành công nghệ thấp. Hai năm sau đó, trong một bài nghiên cứu khỏc Gửrg và Strobl (2002) nghiờn cứu về sự hiện diện của cỏc cụng ty đa

quốc gia lên sự gia nhập ngành với bộ dữ liệu gồm 68 ngành trong giai đoạn 1974-1985 và 1985-1995. Kết quả cho thấy các công ty đa quốc gia thông qua việc tạo sự liên kết với các nhà cung ứng nội địa đã tạo ra các tác động tích cực lên sự phát triển của các nhà cung ứng. Bên cạnh đó, các nhân tố truyền thống khác quyết định đến sự gia nhập ngành có khả năng giải thích giới hạn lên sự gia nhập ngành của các công ty sản xuất bản địa ở Ireland.

Bài nghiên cứu của Borensztein, De Gregorio, và Lee (1998) kiểm định về tác động của FDI lên tăng trưởng ở 69 quốc gia đang phát triển trong hai giai đoạn 1970-1979, 1980-1989. Ông giả định rằng các công ty nước ngoài có năng suất lao động cao hơn. Do đó các công ty này quyết định đầu tư vào các nước khác nhằm hưởng lợi từ chi phí thấp hơn và hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp các nước đang phát triển, các dòng FDI thường đi kèm với công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý cao hơn. Do đó FDI có thể là một kênh truyền dẫn chính vào các nước tiếp nhận đầu tư. Kết quả cho thấy rằng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức độ vốn con người. Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa FDI và vốn con người thông qua biến tương tác giữa hai yếu tố này. Điều đáng chú ý là khi xem xét biến tương tác giữa vốn con người và đầu tư nội địa thì không có ý nghĩa, điều này phản ánh sự khác biệt về mức độ công nghệ giữa FDI và đầu tư nội địa. Các ông cũng tìm thấy các bằng chứng FDI bổ trợ cho đầu tư nội địa, tuy nhiên tác động này không mạnh.

2.2.1.2 Tác động của FDI đến xuất khẩu:

Một trong những đóng góp của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thay đổi diện mạo về cơ cấu thành phần các ngành kinh tế. Lipsey (2000) mô tả vai trò của các doanh nghiệp Mỹ đối với ngành công nghiệp điện tử ở Đông Á, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển một ngành công nghiệp mới. Đối với

các ngành này, tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp Mỹ chiếm hơn ba phần tư giá trị xuất khẩu, sau đó con số này giảm dần qua các năm, nhường lại cho các doanh nghiệp trong nước. Một nghiên cứu của Dobson and Chia (1997, trang 163) kết luận rằng các công ty đa quốc gia đã kết nối những thành phần rời rạc trên thế giới thành một mạng lưới sản xuất đồng bộ, bằng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, các công ty này mang đến những nền khoa học kĩ thuật tân tiến và hoàn thiện hơn những nguồn lực sản xuất đóng góp cho sự phát triển của các ngành sản xuất.

Một số các nghiên cứu trên góc độ các quốc gia và ngành về xuất khẩu chất xúc tác ở các nước có thu nhập thấp, nơi mà có điều kiện ban đầu không phù hợp cho lĩnh vực này. Rhee and Belot (1990) tìm thấy rằng vai trò quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc chuyển giao công nghệ, kĩ năng quản lý, marketing hơn là chuyển giao tài chính. Ngành xuất khẩu quân phục ở Zambiz phát triển mạnh từ khi liên doanh với các công ty Đức. Ban đầu nhắm tới thị trường nội địa nhưng sau đó từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ Công ty mẹ ở Đức, sau đó đã đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

Ở Cote d’Ivoire, khi thực hiện đầu tư liên doanh với các công ty Pháp có kinh nghiệm trong marketing và tay nghề kĩ thuật cao đã giúp đất nước này phát triển ngành ca cao sơ chế. Các nhân tố để phát triển ngành dệt may của Jamaica sang Hoa Kì bắt đầu từ các công ty Hàn Quốc mà đã chuyển giao kĩ năng quản lý, đào tạo về công nghệ khoa học kĩ thuật, cơ cấu tổ chức, kĩ năng tiếp thị và phân phối.

Mặc dù không phải tất cả các thành công trên đều quy cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng vai trò của dòng vốn này là một điều không thể phủ nhận.

Ireland là một ví dụ khác thường của Tây Âu, đi từ một nước có chính sách cực kì thù địch với các nhà đầu tư nước ngoài, cho đến cuối những năm 1950, đã kêu gọi thậm chí đưa ra các chính sách và thuế cực kì ưu đãi. Từ một

nước thuần nông nghiệp, sau khi mở cửa với sự liên doanh với các công ty nước ngoài đã chuyển đổi nền kinh tế hướng theo xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu chiếm hơn hai phân ba giá trị sản xuất của nền kinh tế và chiếm hơn một nửa số việc làm cho các ngành này. Đối với việc phát triển các ngành công nghệ cao, các công ty nước ngoài đã hướng toàn bộ giá trị đầu ra đến các thị trường nước ngoài (Ruane and Gửrg, 1999, trang 51-53).

Hầu hết các nghiên cứu về tác động của FDI lên xuất khẩu của nước sở tại khám phá hành vi của chính các doanh nghiệp nước ngoài, nhìn chung tìm thấy rằng họ có xu hướng hướng tới xuất khẩu hơn là thị trường nội địa. Sousa, Greenaway, and Wakelin (2000) đã nghiên cứu liệu rằng sự hiện diện và hoạt động của các công ty nước ngoài có tác động đến hoạt động xuất khẩu của các công ty nội địa ở Vương Quốc Anh hay không. Các ông sử dụng bộ dữ liệu về các công ty sản xuất ở Anh trong giai đoạn 1992-1996, và khám phá ra rằng hoạt động R&D, hoạt động xuất khẩu của các công ty nước ngoài có tương quan dương và có ý nghĩ thống kê đến việc các công ty nội địa hướng đến xuất khẩu.

Điều này cho thấy hoạt động của các công ty nước ngoài làm gia tăng hoạt động xuất khẩu của các công ty nội địa. Tương tự Aitken, Hanson, and Harrison (1997), nghiên cứu dữ liệu hơn 2000 công ty sản xuất trong giai đoạn 1986-1990 tìm ra rằng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các công ty nước ngoài cao hơn làm tăng khả năng các công ty trong nước hướng đến xuất khẩu.

Liu, Wang, and Wei, (2001) kiểm định nhân quả về thương mại của Trung Quốc với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tìm thấy rằng nhập khẩu của Trung Quốc có xu hướng đi trước các dòng FDI, và dòng FDI đi trước xuất khẩu của Trung Quốc đến các quốc gia đầu tư. Tác động ban đầu của FDI lên xuất khẩu tới các nước đi đầu tư là âm, nhưng các biến trễ sau đó là dương và có

độ lớn lớn hơn nhiều, điều này cho thấy tác động ròng của FDI làm tăng xuất khẩu.

2.2.1.3 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế

Một trong những lý do chính để kiểm tra tác động lan tỏa là hiểu rõ sự đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại. Nếu năng suất lao động cao hơn của các công ty nước ngoài lại đánh đổi với năng suất thấp hơn của các công ty nội địa thì có thể sẽ không có tác động đến tổng sản lượng hoặc tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp này, cho dù tổng sản lượng có tăng nhưng không phải do tác động lan tỏa mà do chính sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI.

Bài nghiên cứu của Laura Alfaro (2003) xem xét dòng FDI và các ngành khác nhau như công nghiệp chủ chốt, sản xuất, và dịch vụ có tác động khác nhau lên tăng trưởng kinh tế hay không. Sử dụng phương pháp hồi quy với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế, biến độc lập là FDI và các biến kiểm soát khác. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 47 nước đang phát triển trong giai đoạn 1981-1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng FDI vào các khu vực khác nhau thì có tác động khác nhau lên tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, FDI vào khu vực công nghiệp chủ chốt thì có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Trong khi FDI vào khu vực sản xuất thì lại có tác động tích cực, còn FDI vào khu vực dịch vụ thì mang lại những bằng chứng khụng rừ ràng. Mặc dự bị giới hạn về dữ liệu sử dụng, cỏc kết quả của ông khá vững chắc đối với các yếu tố quyết định khác của sự tăng trưởng, như là thu nhập, vốn con người, phát triền hệ thống tài chính nội địa, chất lượng định chế nhà nước hay độ trễ của FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI, tăng trưởng kinh tế, vai trò của chất lượng thể chế và môi trường vĩ mô (Trang 21 - 32)