Ma trận hệ số tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI, tăng trưởng kinh tế, vai trò của chất lượng thể chế và môi trường vĩ mô (Trang 45 - 62)

Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan. Thời kì 1996-2013

GROWTH LNY POP DI FDI URBAN INFRA ECFREE EXDEB INFL

GROWTH 1.000 (0.033)

(0.153)

0.430

0.350

(0.014)

0.116 (0.146) (0.195) (0.143) LNY -

1.000

0.028

(0.148)

(0.036)

(0.048)

0.427 0.411 (0.261) 0.089 POP -

-

1.000

(0.189)

(0.052)

0.784

(0.124) 0.237 (0.073) (0.133) DI -

-

-

1.000

0.489

0.067

0.061 (0.225) (0.023) (0.050) FDI -

-

-

-

1.000

(0.057)

0.100 (0.013) 0.066 (0.026) URBAN -

-

-

-

-

1.000

(0.103) 0.125 (0.202) (0.170) INFRA -

-

-

-

-

-

1.000 0.128 (0.235) (0.143) ECFREE -

-

-

-

-

-

- 1.000 0.042 (0.243) EXDEB -

-

-

-

-

-

- - 1.000 (0.003) INFL -

-

-

-

-

-

- - - 1.000

Bảng 4.1 thể hiện mối tương quan của các biến kinh tế được sử dụng trong mô hình.

Hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.8, điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Tiếp theo, một số nhận định ban đầu về mối quan hệ giữa các biến được rút ra như sau.

FDI có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế cho thấy ở các nước đang phát triển thì FDI có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế.

Các biến về môi trường vĩ mô như nợ nước ngoài và lạm phát có tương quan âm với tăng trưởng. Điều này phù hợp với kì vọng ban đầu rằng môi trường vĩ mô bất ổn sẽ không có lợi cho tăng trưởng.

Hệ số tương quan của biến thu nhập bình quân đầu người với tăng trưởng mang dấu âm, đây là do tác động hội tụ, nghĩa là các nền kinh tế phát triển hơn thì có tốc độ phát triển chậm lại.

Đầu tư nội địa, cơ sở hạ tầng, cũng có tương quan dương và phù hợp với kì vòng dấu ban đầu.

Tuy nhiên biến chất lượng thể chế, tăng trưởng dân số đô thị lại có tương quan âm, điều này ngược với kì vọng. Tôi sẽ tiếp tục xem xét mối quan hệ này trong các mô hình hồi quy.

4.2 Kết quả hồi quy mô hình GMM hệ thống với dữ liệu bảng động Bảng 4.2: Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Tất cả các quốc gia. Phương pháp ước lượng: System-GMM. Thời kì 1996-20139

9Do khi chạy với dữ liệu từng năm phương trình xảy ra hiện tượng over-identification, do đó tôi lấy trung bình ba năm để khắc phục hiện tượng này.

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 Mô hình 9 LNY (10.329) (13.028) (6.717) (4.639) (3.337) (5.599) (2.194) (0.229)

(4.017) (-1.093) (-1.196) (-1.329) (-1.078) (-0.715) (-1.111) (-0.556) (-0.057) (-1.045) POP 1.082 14.161 7.739 3.965 4.040 6.826 2.126 0.818 2.489

(0.164) (1.199) (1.208) (0.799) (0.708) (1.103) (0.470) (0.181)

(0.642)

DI -1.842* -1.767* -0.681* -0.423* -0.807* -0.658* -0.471* -0.489*

(0.138) (-2.456) (-2.229) (-2.018) (-1.673) (-2.469) (-2.119) (-1.904) (-2.141) (-0.649)

FDI 1.769* 1.857* 0.658* 0.355 0.661* 0.625* 0.353 0.341*

(0.029) (2.180) (2.187) (1.939) (1.524) (1.993) (1.942) (1.541) (1.670) (-0.019)

Biến cấu trúc

URBAN - (6.857) -4.233* -3.158* (3.017) -4.082* (2.494) (2.348) -3.11*

- (-1.384) (-1.714) (-1.694) (-1.32) (-1.739) (-1.408) (-1.338) (-1.833) INFRA - - (0.076) -0.083* -0.073* -0.08* -0.079* -0.078* -0.097***

- - (-1.649) (-2.107) (-1.671) (-1.792) (-2.103) (-2.111) (-2.725) Biến thể chế

ECFREE - - - (2.081) - - (1.885) (2.352) -2.775*

- - - (-1.234) - - (-1.171) (-1.538) (-1.752) Biến bất ổn vĩ mô

EXDEB - - - - (0.033) - (0.029) -0.041*

(0.004) - - - - (-1.032) - (-1.331) (-1.841) (-0.144) INFL - - - - - (0.060) - -0.129* -0.352***

- - - - - (-0.884) - (-2.569) (-5.065) Biến tương tác

FDI_ECFREE - - - -

(0.020) - - - - (-0.076) FDI_EXDEB - - - -

(0.003) - - - - (-0.803) FDI_INFL - - - - 0.066***

- - - - (5.377)

Obs 198 198 198 198 198 198 198 198 198

S test 1.00 1.00 0.86 0.35 0.62 0.90 0.11 0.15 0.18

Wald (J) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

WALD (IT) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Ghi chú: dấu ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Thống kê t được trình bày trong dấu ngoặc đơn của mỗi hệ số hồi quy. Tất cả các phương trình hồi quy đều có hệ số gốc và kiểm soát biến giả thời kì.

Kiểm định Sargan (S Test) cho giả thiết H0: Valid Specification. Kiểm định Wald (J) cho hệ số đồng thời của các

biến đốc lập. Kiểm định wald (IT) cho hệ số đồng thời của biến tương tác. Các biến công cụ bao gốm biến trễ 1, biến trễ 2 và sai phân biến trễ 1.

Bảng 4.3: Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Các nước thu nhập trung bình cao. Phương pháp ước lượng: System-GMM. Thời kì 1996-2013

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 Mô hình 9 LNY -0.814*** -0.736* (0.387) -0.769* (0.610) 0.594 (0.801) (0.260) (0.458) (-2.994) (-1.779) (-0.754) (-1.71) (-1.054) (1.071) (-1.346) (-0.348) (-0.94) POP -1.407*** -1.584*** -2.2*** -2.014*** -1.267* -2.337*** -1.196* -1.123* (0.615)

(-6.271) (-5.743) (-3.789) (-3.938) (-2.24) (-4.181) (-2.135) (-1.829) (-0.959)

DI 0.002 0.022 0.056* 0.055* 0.076* 0.052* 0.072* 0.026 (0.040)

(0.149) (1.281) (1.794) (2.127) (2.297) (1.792) (2.283) (0.693) (-1.265) FDI 0.137*** 0.11*** 0.092*** 0.074*** 0.087*** 0.095*** 0.08*** 0.105*** -0.758***

(9.746) (6.496) (3.342) (3.093) (3.062) (3.46) (2.972) (3.098) (-5.576) Biến cấu trúc

URBAN - 0.033 0.121 0.859* (0.225) (0.189) 0.152 0.017 (0.200) - (0.172) (0.329) (2.215) (-0.524) (-0.482) (0.311) (0.032) (-0.445) INFRA - - -0.019*** -0.019*** -0.029*** -0.022*** -0.028*** -0.032*** -0.019***

- - (-4.336) (-3.639) (-5.327) (-4.971) (-4.765) (-2.903) (-2.976) Biến thể chế

ECFREE - - - -1.681*** - - -0.832* -0.895* -2.318***

- - - (-5.391) - - (-2.532) (-2.3) (-5.6) Biến bất ổn vĩ mô

EXDEB - - - - -0.058*** - -0.052*** -0.065*** -0.025***

- - - - (-7.757) - (-7.215) (-5.84) (-2.588) INFL - - - - - -0.026*** - -0.04*** -0.047***

- - - - - (-3.544) - (-4.721) (-8.316) Biến tương tác

FDI_ECFREE - - - - - - - - 0.219***

- - - - - - - - (7.019) FDI_EXDEB - - - - - - - - -0.009***

- - - - - - - - (-5.392) FDI_INFL - - - - - - - - -

- - - - - - - - (-0.142)

Obs 288 288 288 288 288 288 288 288 288

S test 0.39 0.44 0.57 0.53 0.50 0.62 0.47 0.45 0.57

Wald (J) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

WALD (IT) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.0031

Ghi chú: dấu ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Thống kê t được trình bày trong dấu ngoặc đơn của mỗi hệ số hồi quy. Tất cả các phương trình hồi quy đều có hệ số gốc và kiểm soát biến giả thời kì.

Kiểm định Sargan (S Test) cho giả thiết H0: Valid Specification. Kiểm định Wald (J) cho hệ số đồng thời của các biến đốc lập. Kiểm định wald (IT) cho hệ số đồng thời của biến tương tác. Các biến công cụ bao gốm biến trễ 1, biến trễ 2 và sai phân biến trễ 1.

Bảng 4.4: Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Các nước thu nhập thấp và trung bình thấp. Phương pháp ước lượng: System-GMM. Thời kì 1996-2013

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 Mô hình 9 LNY 0.738* 1.293*** 0.536 2.825*** 2.134*** 0.431 4.554*** 3.873*** 3.267***

(1.937) (3.794) (1.21) (6.079) (5.581) (0.706) (8.442) (6.27) (4.365) POP (0.481) 0.544 1.907*** 1.741*** 2.049*** 1.239*** 1.638*** 1.341*** 0.957***

(-1.495) (1.265) (4.734) (4.815) (5.148) (3.613) (4.05) (3.758) (2.672)

DI 0.13*** 0.129*** 0.168*** 0.152*** 0.201*** 0.165*** 0.174*** 0.179*** 0.177***

(5.725) (5.427) (5.607) (5.457) (7.912) (5.432) (5.865) (5.276) (4.854)

FDI 0.139*** 0.128*** 0.1*** 0.11*** 0.057* 0.097*** 0.068*** 0.062* (0.434)

(7.976) (6.595) (3.83) (4.889) (2.516) (3.64) (3.029) (2.517) (-1.459) Biến cấu trúc

URBAN - -0.594*** -1.132*** -1.186*** -1.176*** -0.941*** -1.204*** -0.981*** -0.717***

- (-3.917) (-7.716) (-9.212) (-7.813) (-6.091) (-7.883) (-6.756) (-5.43) INFRA - - -0.048*** -0.038*** -0.04*** -0.04*** -0.028*** -0.028*** -0.028***

- - (-9.313) (-9.595) (-7.848) (-7.87) (-6.135) (-5.351) (-5.644) Biến thể chế

ECFREE - - - -1.421*** - - -1.75*** -1.423*** -1.377***

- - - (-7.743) - - (-8.959) (-6.107) (-5.809) Biến bất ổn vĩ mô

EXDEB - - - - -0.011*** - -0.016*** -0.013*** -0.012***

- - - - (-5.003) - (-7.026) (-5.046) (-3.486) INFL - - - - - -0.076*** - -0.052*** -0.1***

- - - - - (-6.68) - (-5.011) (-6.163) Biến tương tác

FDI_ECFREE - - - - - - - - 0.064 - - - - - - - - (1.267) FDI_EXDEB - - - - - - - - -

- - - - - - - - (0.64) FDI_INFL - - - - - - - - 0.01***

- - - - - - - - (3.363)

Obs 306 306 306 306 306 306 306 306 306

S test 0.45 0.44 0.66 0.58 0.51 0.54 0.52 0.50 0.54

Wald (J) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

WALD (IT) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.002

Ghi chú: dấu ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Thống kê t được trình bày trong dấu ngoặc đơn của mỗi hệ số hồi quy. Tất cả các phương trình hồi quy đều có hệ số gốc và kiểm soát biến giả thời kì.

Kiểm định Sargan (S Test) cho giả thiết H0: Valid Specification. Kiểm định Wald (J) cho hệ số đồng thời của các biến đốc lập. Kiểm định wald (IT) cho hệ số đồng thời của biến tương tác. Các biến công cụ bao gốm biến trễ 1, biến trễ 2 và sai phân biến trễ 1.

Bảng 4.2 thể hiện kết quả hồi quy đối với mẫu toàn bộ các nước đang phát triển. Bảng 4.3 và 4.4 thể hiện kết quả hồi quy ứng với hai mẫu: thu nhập trung bình cao và trung bình thấp. Cột 1 bao gồm các biến giải thích: thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng dân số, đầu tư nội địa và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cột 2 và 3 thêm các biến thể chế cấu trúc: đô thị hóa và cơ sở hạ tầng. Cột 4 đến 8 thêm vào các biến về môi trường định chế và vĩ mô: tự do kinh tế, lạm phát và nợ nước ngoài. Cuối cùng, cột 9 thêm vào các biến tương tác giữa FDI và các biến bất ổn định thể chế và vĩ mô.

Ở tất cả các mô hình, kiểm định Sargan đều cho thấy mô hình phù hợp, không vi phạm giả định của mô hình khi tất cả các giá trị đều lớn hơn 10%.

Dựa vào kết quả hồi quy GMM được thể hiện trong 3 bảng 4.2, 4.3, 4.4 tôi có những nhận xét sau:

Đầu tiên, một vài biến có dấu phù hợp với kì vọng như thu nhập bình quân đầu người (LNY), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mức độ ổn định vĩ mô (EXDEB và INFL). Bên cạnh đó cũng có các biến có dấu ngược với kì vọng, đó là biến tự do kinh tế (ECFREE) và sự phát triển cơ sở hạ tầng (INFRA) có hệ số hồi quy âm đối với tất cả các mô hình và có ý nghĩa thống kê mạnh. Cuối cùng, một số biến có dấu thay đổi. Cụ thể là biến đầu tư nội địa (DI) và tăng trưởng dân số (POP).

 Hệ số hồi quy của biến thu nhập bình quân đầu người âm cho thấy tồn tại tác động hội tụ về thu nhập. Kết quả này cũng phù hợp kết luận của Andrey Korotayev và Julia Zinkina (2014). Trong bài nghiên cứu “On the structure of the present-day convergencecác ông kết luận rằng “trong những năm gần đây, khoảng cách giữa các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập trung bình đang giảm đặc biệt nhanh chóng. Trong khi đó khoảng cách giữa các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp giảm với tốc độ chậm hơn. Trong những năm 1980 GDP bình quân đầu người tại các quốc gia có thu nhập thấp thấp hơn các nước thu nhập trung bình khoảng 3 lần, tuy nhiên khoảng cách này dường như bị lu mờ bởi con số 10 lần giữa nước thu nhập trung bình và nước thu nhập cao.

Hiện tại, thu nhập ở các nước thu nhập thấp tụt hậu so với các nước thu nhập trung bình khoảng 5 lần gần bằng với khoảng cách chênh lệch giữa các nước thu nhập trung bình và các nước thu nhập cao. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế về các nước trên thế giới đã có những sự thay đổi đáng kể trong hơn 30 năm trở lại đây.”

 Mối quan hệ giữa đầu tư nội địa và tăng trưởng là khụng rừ ràng. Trong mô hình hồi quy với mẫu gồm tất cả các quốc gia đang phát triển, đầu tư nội địa (được đo lường bằng biến DI) có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở 6 mô hình đầu. Trong bảng dữ liệu, trung bình tăng trưởng dân số là 1.31% trong khi tốc độ tăng đầu tư vào khoảng 0.02%. Tốc độ tăng dân số nhiều hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất là một trong những nguyên nhân làm giảm tác động của đầu tư lên tăng trưởng kinh tế. Điều này phù hợp với các nhà kinh tế học tân cổ điển với đại diện là Malthus trong “theory of population”. Ông phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn tốc độ tăng trưởng đầu tư làm giảm tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư, làm tăng tỉ trọng vốn cần thiết cho sản xuất và làm cho tỉ lệ lợi nhuận bằng không. Tuy nhiên khi xem xét đến mức độ phát triển, cụ thể ở hai

mẫu thu nhập trung bình cao và mẫu thu nhập trung bình thấp thì kết quả đảo ngược. Hệ số hồi quy của biến này trở nên dương và có ý nghĩa thống kê mạnh đặc biệt là đối với mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình thấp khi đã xem xét đến tất cả các yếu tố khác. Điều này cho thấy tầm quan trọng của đầu tư nội địa đến tăng trưởng kinh tế.

 Tiếp theo khi xem xét về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và vai trò của các biến khác, một vài kết quả đang chú ý như sau:

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua hệ số hồi quy của biến FDI dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các mô hình ở cả ba mẫu quan sát.

Thứ hai, khi đưa thêm vào mô hình các biến kiểm soát thì tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế suy yếu dần. Cụ thể ở ở bảng 4.4, hệ số hồi quy của biến FDI giảm dần từ 0.139 ở mô hình 1 và giàm xuống 0.062 ở mô hình 8 khi đưa thêm vào các nhóm biến cơ sở hạ tầng, thể chế và ổn định vĩ mô. Tiếp theo ở mô hình 9, khi đưa vào các biến tương tác thì tác động của FDI biến mất. Điều này cho thấy rằng mặc dù FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mối quan hệ này phụ thuộc vào các nhân tố khác.

Nhân tố ban đầu là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chất lượng của thể chế và sự ổn định về vĩ mô. Coughlin (1991) tìm thấy rằng mối quan hệ dương giữa FDI và mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Kết luận này cũng phù hợp với Wheeler và Mody (1992). Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng mặc dù chiếm một tỉ trọng lớn nhưng mức độ hiệu quả về mặt kinh tế của các dự án đầu tư là rất thấp. Do đó đây là một trở ngại đối với việc thu hút và phát huy những lợi ích kinh tế của

Nhân tố thứ hai là chất lượng thể chế được đo lường bằng biến ECFREE.

Chỉ số này đo lường mức độ phát triển về luật pháp, mức độ can thiệp của chính phủ, tính hiệu quả trong quản lý, và mức độ hiệu quả của thị trường. Biến tương tác FDI_ECFREE có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình cao, tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê ở mẫu toàn bộ các quốc gia và các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Điều này cho thấy tác động của chất lượng thể chế đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động này phụ thuộc vào mức độ phát triển của nước tiếp nhận đầu tư. Laura Alfaro, Areendam Chanda, Sebnem Kalemli-Ozcan và Selin Sayek (2003) kết luận rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động lan tỏa, và tác động lan tỏa hiệu quả hơn ở những nước có thị trường tài chính phát triển hơn. Cụ thể thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả về mặt phân phối nguồn vốn, giám sát và thẩm định các dự án đầu tư.

Nhân tố thứ ba là mức độ bất ổn về mặt vĩ mô được đo lường thông qua tỉ lệ nợ nước ngoài (EXDEB) và lạm phát (INFL). Nhiều bài nghiên cứu đã cho thấy rằng ở những nước đang phát triển có mức độ bất ổn vĩ mô cao sẽ hạn chế tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, do các nhà đầu tư quan ngại về dòng giá trị trong tương lai khi được chuyển về nước. Theo lý thuyết ngang giá sức mua- PPP thì nước có tỉ lệ lạm phát cao hơn thì đồng tiền của nước đó sẽ giảm giá trong tương lai. Bên cạnh đó, hầu hết đầu ra của các doanh nghiệp FDI đều nhắm đến xuất khẩu. Việc thay đổi trong giá trị đồng tiền của nước tiếp nhận đầu tư sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu và qua đó làm giảm tác động của dòng vốn này. Trong các mô hình ở cả ba mẫu, hệ số hồi quy của biến tỉ lệ nợ nước ngoài và tỉ lệ lạm phát đều âm và có ý nghĩa thống kê mạnh. Điều này cho thấy rằng những bất ổn về mặt vĩ mô có tác động trực tiếp đến tăng

trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của mình không tập trung vào phân tích bất ổn vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào mà tập trung vào vai trò của những bất ổn vĩ mô trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Dựa vào hệ số hồi quy của biến tương tác giữa FDI với các biến về bất ổn vĩ mô cho thấy những kết quả đáng chú ý.

Hệ số hồi quy của biến FDI_EXDEB âm và có ý nghĩa thống kê ở mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình cao. Điều này cho thấy rằng tác động của FDI đến tăng trưởng khá nhạy cảm với những bất ổn vĩ mô. Tính trung bình tỉ lệ nợ nước ngoài trên GDP chiếm gần 50% trong giai đoạn 1996-2013 đối với 33 quốc gia đang phát triển được xem xét. Đây là một con số khá cao, bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn này mang lại hiệu quả kinh tế chưa tương xứng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Maria Carolina da Silva Leme và đồng sự (1993). Các ông tìm thấy mối quan hệ giữa FDI và tỉ lệ nợ nước ngoài trong trường hợp của Braxin trong giai đoạn 1973-1982.

Tiếp theo, hệ số hồi quy của biến FDI_INFL dương và có ý nghĩa thống kê ở mẫu toàn bộ các quốc gia và mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Điều này cho thấy FDI ít nhạy cảm hơn so với những thay đổi trong lạm phát.

Kết luận này cũng phù hợp với bài nghiên cứu của FaiZa Saleem và đồng sự (2013) khi nghiên cứu trường hợp của Pakistan giai đoạn từ 1990 đến 2011. Các ông tìm thấy rằng FDI có mối quan hệ trực tiếp với tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Tổng kết lại kết quả hồi quy của mô hình GMM hệ thống, mô hình này đã

khắc phục được những nhược điểm của mô hình GMM chuẩn tắc, kiểm định Sargan cũng cho ra kết quả phù hợp. Theo các kết quả ước lượng cho thấy vai trò của chất lượng thể chế, ổn định vĩ mô và các nhân tố cấu trúc trong mối quan hệ

giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Chất lượng thể chế tốt hơn, việc kiểm soát tình hình nợ nước ngoài và việc sử dụng nguồn tài trợ này một cách hợp lý có tác động đáng kể lên hiệu quả của dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy có sự thay đổi đáng kể ở biến đầu tư nội địa. Cụ thể dấu của hệ số hồi quy này âm trong trường hợp mẫu tất cả các quốc gia, tuy nhiên khi xem xét mẫu với sự khác biệt về mức độ phát triển thì hệ số này trở nên dương và có ý nghĩa thống kê.

Kemeny (2010) tìm thấy rằng mối quan hệ giữa FDI và các nhân tố nội địa có thể bị che giấu khi xem xét tất cả các quốc gia.10 Kiểm định Wald cho các biến tương tác đồng thời bằng 0 cho thấy rằng việc đưa các biến này vào trong mô hình là phù hợp.

4.3 Kết quả hồi quy với mô hình OLS

Bảng 4.5: Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Tất cả các quốc gia. Phương pháp ước lượng: OLS. Trung bình thời kì 1996-2013

10 Tôi cũng tiến hành hồi quy mô hình bao gồm GROWTH, LNY, POP, DI cho mẫu toàn bộ các quốc gia, kết quả cho thấy hệ số hồi quy của DI dương (0.109) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 LNY (0.168) 0.240 0.280 (0.323) 0.298 (0.360) (0.247) (0.525) (-0.522) (0.582) (0.642) (-0.926) (0.691) (-0.96) (-0.571) (-1.29) POP (0.198) -1.1* -1.069* (0.547) -1.123* (0.562) (0.566) -0.786*

(-0.63) (-1.809) (-1.711) (-1.112) (-1.819) (-1.116) (-1.108) (-1.793)

DI 0.228*** 0.164* 0.159* 0.184*** 0.165* 0.188*** 0.184*** 0.177***

(4.31) (2.649) (2.476) (3.805) (2.629) (3.708) (3.538) (4.007)

FDI 0.158* 0.224*** 0.227*** 0.24*** 0.22* 0.238*** 0.237*** 0.312

(2.15) (2.861) (2.832) (3.917) (2.757) (3.8) (3.712) (0.485) Biến cấu trúc

URBAN - 0.644 0.643 0.116 0.609 0.110 0.086 -0.199***

- (1.629) (1.598) (0.348) (1.503) (0.322) (0.246) (0.844) INFRA - (0.037) (0.036) (0.017) (0.038) (0.018) (0.018) -1.387***

- (-1.44) (-1.369) (-0.833) (-1.452) (-0.837) (-0.84) (0.181) Biến thể chế

ECFREE - - (0.158) - - 0.114 (0.048) 0.6***

- - (-0.339) - - (0.309) (-0.101) (-0.033) Biến bất ổn vĩ mô

EXDEB - - - -0.035*** - -0.036*** -0.035*** 0.104*

- - - (-4.208) - (-4.12) (-3.919) (1.876) INFL - - - - (0.019) - (0.019) 0.083 - - - - (-0.551) - (-0.55) (0.703)

Biến tương tác

FDI_ECFREE - - - - (-0.001) - - - - (-0.44) FDI_EXDEB - - - - (-0.048) - - - - (-2.842) FDI_INFL - - - - (-0.048) - - - - (-2.842)

Obs 33 33 33 33 33 33 33 33

Adj-R2 0.55 0.55 0.53 0.59 0.53 0.57 0.55 0.80

Wald (J) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Wald (IT) - - - - 0.00 0.022

Ghi chú: dấu ***, **, * đại diện cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Thống kê t được trình bày trong dấu ngoặc đơn của mỗi hệ số hồi quy. Kiểm định Wald (J) cho hệ số đồng thời của các biến đốc lập. Kiểm định wald (IT) cho hệ số đồng thời của biến thể chế và biến bất ổn vĩ mô ở mô hình 7 và tương tác ở mô hình 8..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI, tăng trưởng kinh tế, vai trò của chất lượng thể chế và môi trường vĩ mô (Trang 45 - 62)