Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ về Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương VN (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.2.3 Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự

of Credits - gọi tắt là Công ước Uncitral)

Công ước Uncitral do Ủy ban Liên hiệp quốc về Pháp luật và Thương mại quốc tế (UNCITRAL) ấn hành, có hiệu lực từ năm 2000. Đây không phải là Luật mà là một trong những điều ước quốc tế và sẽ là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật của quốc gia khi được phê chuẩn. Công ước Uncitral thiết lập hành lang pháp lý thống nhất trong tiến trình xử lý của giao dịch bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng, góp phần quốc tế hóa các giao dịch này, tạo ra sự phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, nhưng không quá xa lạ đối với từng địa phương và cho phép bổ sung thêm những điều cần thiết của luật quốc gia, bảo đảm lợi ích thiết thực của các quốc gia.

Đặc điểm của Công ước Uncitral:

 Phần lớn các điều khoản của Công ước Uncitral đều không bắt buộc, mà tùy vào sự lựa chọn của các bên.

 Điểm nổi bật của Công ước là những điều khoản nói về biện pháp áp dụng của tòa án và giải quyết những khác biệt giữa các luật.

 Công ước Uncitral thể hiện được sự ngăn chặn sự lạm dụng, gian lận hoặc lừa đảo trong đòi tiền và đưa ra quy định về giải pháp khẩn cấp tạm thời của tòa đối với trường hợp đòi tiền gian lận.

Việc sử dụng Công ước này giúp các bên áp dụng thống nhất một điều luật chung trong giao dịch, tránh được tình trạng một trong hai đối tác

lựa chọn luật của nước mình áp dụng cho giao dịch, tạo bất lợi cho phía bên kia, vì thế ngày càng có nhiều quốc gia phê chuẩn Công ước này.

1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển. Đây là lĩnh vực được các ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Các đại diện nổi bật là HSBC, City Bank, Bank of Tokyo,... Có thể nói việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các “ông lớn” này vào thực tế tình hình tại các ngân hàng nội địa để phát triển hoạt động này là điều cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này:

 Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đú, họ cú quy trỡnh bảo lónh khỏ chặt chẽ và rừ ràng. Ngõn hàng xem xột rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và các ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.

 Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ; thể hiện thông qua hệ thống giám sát nột bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, cỏc ngõn hàng này cú sự phõn cấp rừ ràng giữa ngõn hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.

 Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.

 Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiệc xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu.

Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về bảo lãnh ngân hàng và hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHTM. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, chương này cũng đề cập đến các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHTM, một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động này, những dạng rủi ro đặc thù, cơ sở pháp lý liên quan và một số kinh nghiệm của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh. Trong đó:

 Các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Cụ thể, một số nhân tố bên trong nổi bật gồm con người, nghiệp vụ, công nghệ và một số yếu tố nội tại khác của NHTM. Cùng với đó, các nhân tố bên ngoài có thể kể đến như môi trường kinh tế - xã hội và hành lang pháp lý cũng có những tác động nhất định đến hoạt động này.

 Một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động bảo lãnh ngân hàng gồm chỉ tiêu định lượng liên quan đến: số dư bảo lãnh, doanh số bảo lãnh, doanh thu của hoạt động bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh quá hạn; và chỉ tiêu định tính như sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp và mạng lưới ngân hàng đại lý.

 Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn gặp các rủi ro đặc thù, gồm rủi ro do gian lận, rủi ro do lừa đảo và giả mạo. Nhận diện và quản lý các rủi ro trên là rất cần thiết trong việc phát triển hoạt động này.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở nhận thức có tính nền tảng để từ đó luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại một NHTM cụ thể – Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam ở chương tiếp theo và đề ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTM này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ về Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương VN (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)