CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO L ÃNH TẠI NGÂN
2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank
2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo l ãnh t ại Vietcombank từ
2.2.4.1 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định lượng
Về số dư bảo lãnh
Là ngân hàng được phép thực hiện bảo lãnh nước ngoài nên số dư bảo lãnh của Vietcombank gồm số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân trong nước (bảo lãnh trong nước) và số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (bảo lãnh nước ngoài).
Đối với bảo lãnh nước ngoài, loại tiền bảo lãnh thường là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, ... Trong một số trường hợp có thể sử dụng một số đồng ngoại tệ theo yêu cầu của bên thụ hưởng. Các số liệu được sử dụng trong luận văn này được lấy theo giá trị quy đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá báo cáo Vietcombank sử dụng tại thời điểm cuối mỗi năm.
Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh từ năm 2005 – 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Số dư bảo lãnh 1.980.383 26.021.012 39.777.118 11.331.636 Số dư bảo lãnh nước ngoài 763.675 11.289.065 17.875.009 4.079.650 Số dư bảo lãnh trong nước 1.216.708 14.731.947 21.902.109 7.251.986 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
- 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 Triệu đồng
2005 2006 2007 2008 Năm
Số dư bảo lãnh nước ngoài Số dư bảo lãnh trong nước
Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Số liệu về số dư bảo lãnh vào thời điểm cuối năm 2005, 2006 và 2007 cho thấy hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có sự tăng trưởng qua các năm và năm sau đều cao hơn năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2005, số dư bảo lãnh là 1.980.383 triệu đồng, đến cuối năm 2006 đã là 26.021.012 triệu đồng và đạt 39.777.118 triệu đồng vào cuối năm 2007. Tương ứng với đó, số dư bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh nước ngoài liên tục có sự gia tăng. Số dư bảo lãnh trong nước đã tăng từ 1.216.708 triệu đồng vào cuối năm 2005 lên 14.731.947 triệu đồng cuối năm 2006 và 21.902.109 triệu đồng vào cuối năm 2007. Cùng với đó, số dư bảo lãnh nước ngoài cũng tăng từ 763.675 triệu đồng tại thời điểm cuối năm 2005 lên 11.289.065 triệu đồng vào cuối năm 2006 và đến cuối năm 2007 đạt 17.875.009 triệu đồng. Về cơ cấu, bảo lãnh trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, từ 55% - 60% tổng số dư bảo lãnh, phần còn lại là bảo lãnh nước ngoài. Trong thời gian này, tỷ trọng bảo lãnh nước
61% 39% 57% 43% 55% 45%
64% 36%
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
ngoài liên tục gia tăng, từ 39% vào cuối năm 2005 lên 43% vào cuối năm 2006 và đạt 45% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2008, hoạt động bảo lónh của Vietcombank cú dấu hiệu chậm lại và biểu hiện rừ qua sự sụt giảm số dư bảo lãnh, chỉ còn 11.331.636 triệu đồng tại thời điểm cuối năm.
Trong đó, bảo lãnh nước ngoài giảm mạnh, chỉ còn 4.079.650 triệu đồng, chiếm 39% tổng số dư bảo lãnh; và bảo lãnh trong nước là 11.331.636 triệu đồng, chiếm 64% tổng số dư bảo lãnh.
Về doanh số bảo lãnh
Bảng 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Doanh số bảo lãnh 11.972.939 157.489.913 223.816.244 108.540.883 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
2005 2006 2007 2008
11.972.939
108.540.883 223.816.244
157.489.913
- 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 Triệu đồng
Năm
Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Doanh số bảo lãnh của Vietcombank đã có sự gia tăng nhanh chóng, từ 11.972.939 triệu đồng trong năm 2005 lên 157.489.913 triệu đồng trong năm 2006 và đến năm 2007 đã đạt 223.816.644 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2008, doanh số bảo lãnh của Vietcombank chỉ đạt 108.540.883 triệu đồng, thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2007.
Như vậy, qua các số liệu về số dư bảo lãnh và doanh số bảo lãnh cho thấy từ năm 2005 đến năm 2008, tình hình bảo lãnh của Vietcombank có thể chia thành thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ năm 2005 đến năm 2007. Đây là giai đoạn mà hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số dư bảo lãnh cũng như doanh số phát hành. Kết quả này có được là nhờ những tác động tích cực từ nền kinh tế đất nước và các nỗ lực của Vietcombank trong thời gian này. Tình hình khả quan của nền kinh tế trong nước và thế giới cũng như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác và thương mại quốc tế, nhờ đó nhu cầu bảo lãnh tăng lên nhanh chóng. Vietcombank đã đón đầu xu thế này và không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh tranh, đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín và giàu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương.
Tuy nhiên, đến năm 2008, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank có dấu hiệu chậm lại. Điều này trước hết là do kinh tế thế giới có dấu hiệu chững lại rồi dần rơi vào suy thoái và tác động bất lợi đến nền kinh tế trong nước làm cho nhu cầu bảo lãnh giảm. Mặt khác, trong năm 2008 Vietcombank chủ động giảm hoạt động bảo lãnh, nhất là bảo lãnh nước ngoài, để đảm bảo vấn đề kiểm soát và quản lý rủi ro trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh trong hoạt đ ộng bảo lãnh của Vietcombank ngày càng có dấu hiệu giảm sút so với các ngân hàng khác cũng là nguyên nhân của sự sụt giảm này.
Về nguồn thu từ phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của Vietcombank trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.
Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Doanh thu phí bảo lãnh 30.101 201.843 357.125 257.114 Doanh thu phí dịch vụ 622.805 723.498 853.094 680.881 Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh
trong doanh thu phí dịch vụ 4,83% 27,90% 41,86% 37,76%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008)
30.101
622.805
201.843
723.498
357.125 853.094
257.114 680.881
- 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Triệu đồng
2005 2006 2007 2008 Năm
Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008
Từ các số liệu trên cho thấy từ năm 2005 đến năm 2007 doanh thu từ phí của hoạt động bảo lãnh có sự gia tăng liên tục qua các năm, cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ. Năm 2005, doanh thu từ phí bảo lãnh đạt 30.101 triệu đồng, đến năm 2006 đã tăng lên 201.843 triệu đồng và đạt 357.125 triệu đồng vào năm 2007. Cùng với đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thu phí dịch vụ cũng tăng lên tương ứng, từ 4,83% trong năm 2005 lên 27,90% vào năm 2006 và 41,86% vào năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2008, doanh thu phí bảo lãnh đã giảm so với năm 2007, chỉ còn 257.114 triệu đồng, chiếm 37,76% doanh thu phí dịch vụ. Sự biến động của doanh thu phí bảo lãnh của Vietcombank trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 là do sự biến động của doanh số bảo lãnh tương ứng từng năm. Bên cạnh đó, sự biến động này cũng phản ánh những thay đổi trong chính sách về phí bảo lãnh của Vietcombank trong giai đoạn này. Cụ thể, Vietcombank đã hai lần thay đổi phí bảo lãnh vào các năm 2006 và 2008 theo hướng tăng. Lần thứ nhất, phí bảo lãnh đã tăng từ 0,04%/tháng và phí tối thiểu 25.000 ngàn đồng/thư lên 0,1%/tháng và phí tối thiểu là 160.000 ngàn đồng/thư vào tháng 07/2006. Sau đó, phí bảo lãnh được tăng lên 0,15%/tháng và phí tối thiểu là 50 USD/thư vào tháng 10/2008.
Ở lần thứ nhất, mức gia tăng là hợp lý vì tại thời điểm trên, phí bảo lãnh của Vietcombank khá thấp so với mặt bằng chung nên cần nâng lên tương ứng với mức phí chung của các ngân hàng bạn. Do đó, sự điều chỉnh trên đã góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân hàng mà vẫn không làm giảm khách hàng; biểu hiện cụ thể thông qua sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu phí bảo lãnh các năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, đến lần thứ hai, mức gia tăng quá lớn so với mức phí cũ và tăng cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng bạn, nên đã phần nào tác động đến lượng khách hàng sử dụng sản phẩm này và số lượng cam kết bảo lãnh được phát hành. Trước tình hình cạnh
tranh ngày càng gay gắt, mức phí nêu trên đã gây nên những bất lợi trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Là một NHTM lớn, Vietcombank rất quan tâm đến việc kiểm soát chỉ tiêu này.
Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2005 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Số dư bảo lãnh 1.980.383 26.021.012 39.777.118 11.331.636
Dư nợ bảo lãnh quá hạn - 102 127 141
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh
quá hạn/Số dư bảo lãnh 0,000% 0,000% 0,000% 0,001%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2005, 2006, 2007 và 2008) Dư nợ bảo lãnh quá hạn của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 rất thấp và có tỷ lệ xấp xỉ 0% so với số dư bảo lãnh. Điều này cũng cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh của Vietcombank được kiểm soát khá tốt. Có được kết quả là nhờ công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đã được chú trọng từ khâu thẩm định khách hàng đến các khâu xử lý trong và sau khi phát hành cam kết bảo lãnh
2.2.4.2 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định tính
Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh
Hiện nay, Vietcombank có khá đầy đủ các loại bảo lãnh được sử dụng trong nước và theo thông lệ quốc tế, từ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp
đồng, bảo hành, hoàn trả tiền tạm ứng đến bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, … Không chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp – đối tượng sử dụng loại sản phẩm này khá phổ biến, Vietcombank còn có các sản phẩm bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân được thiết kế chuyên biệt như bộ sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất, bảo lãnh du học, …
Ngoài ra, với uy tín và vị thế tạo được trong hoạt động bảo lãnh nước ngoài, Vietcombank còn là NHTM có thế mạnh trong phát hành bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. Các sản phẩm bảo lãnh này vừa góp phần làm gia tăng nguồn thu từ phí bảo lãnh, vừa giúp Vietcombank đa dạng hóa đối tượng khách hàng, bởi khách hàng sử dụng các sản phẩm này không chỉ ở trong nước mà còn là khách hàng ở nước ngoài.
Mạng lưới ngân hàng đại lý
Tiền thân là một ngân hàng chuyên doanh về hoạt động ngoại thương của Việt Nam nên Vietcombank có lợi thế trong việc xây dựng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế trên, thời gian qua, Vietcombank cũng không ngừng nỗ lực nâng cao uy tín và tạo dựng vị thế ở trong và ngoài nước thông qua các thành tích đã được ghi nhận. Đến nay, Vietcombank đã có quan hệ đại lý với hơn 1.250 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế của Vietcombank trong hoạt động đối ngoại và là một thế mạnh của Vietcombank trong hoạt động bảo lãnh.
2.2.4.3 Kết quả đạt được
Qua những phân tích từ tình hình hoạt động bảo lãnh cũng như các vấn đề về nhận diện và quản lý rủi ro, có thể thấy hoạt động bảo lãnh của Vietcombank từ năm 2005 đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.
Nhìn chung, từ năm 2005 đến nay, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank đã có sự tăng trưởng qua các năm, đóng góp ngày càng nhiều vào doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, khi có những biến động bất lợi từ nền kinh tế, Vietcombank vẫn chủ động điều chỉnh hoạt động này để bảo đảm công tác quản trị rủi ro. Cùng với đó, chất lượng hoạt động bảo lãnh luôn được quan tâm. Điều này cho thấy sự linh hoạt và định hướng phát triển bền vững trong chính sách kinh doanh của ngân hàng này.
Sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh, Vietcombank đã có sự vận dụng các thông lệ quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam trong việc phát hành cam kết bảo lãnh để tạo ra các cam kết bảo lãnh đảm bảo tính chặt chẽ, chuẩn xác, góp phần hạn chế rủi ro cho bên được bảo lãnh và làm giảm các tranh chấp không đáng có giữa các bên khi thực hiện.
Bên cạnh đó, với uy tín tạo dựng được cả trong và ngoài nước, cam kết bảo lãnh do Vietcombank phát hành đã tạo được sự tin tưởng cao, đặc biệt là trong hoạt động quốc tế. Cá biệt có trường hợp bên nhận bảo lãnh yêu cầu phải là bảo lãnh do Vietcombank phát hành hoặc xác nhận bảo lãnh. Ngoài ra, khi lựa chọn ngân hàng tại Việt Nam để phát hành bảo lãnh đối ứng, các ngân hàng nước ngoài cũng thường chọn Vietcombank. Đây là một lợi thế rất lớn cho Vietcombank trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh.
Với vốn điều lệ 12.100.860 triệu đồng (tính đến thời điểm 31/12/2008), Vietcombank là ngân hàng TMCP có vốn lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Điều này giúp Vietcombank cạnh tranh được với các ngân hàng nội địa khác trong việc phát hành các cam kết bảo lãnh có giá trị lớn, từ đó góp phần gia tăng kết quả hoạt động bảo lãnh.
Mặt khác, ý thức được nhân lực là thành tố đóng vai trò quyết định trong sự thành công của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo
lãnh nói riêng, nên chính sách về con người rất được Vietcombank quan tâm.
Trong chính sách phát triển, Vietcombank luôn hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng, từ thái độ, cung cách phục vụ đến kỹ năng nghiệp vụ. Với hoạt động bảo lãnh cũng vậy.
Đội ngũ nhân viên tác nghiệp phần đông được đào tạo bài bản và thông thạo ngoại ngữ. Bên cạnh đó, giữa các chi nhánh và các phòng ban có liên quan tại Hội sở luôn có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, cũng như giữa các chi nhánh thường có sự trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh, góp phần tích cực trong việc nhận diện và quản lý rủi ro trong hoạt động này.
Hiện nay, Vietcombank đã quan hệ đại lý với hơn 1.250 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank trong các hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngoài và các hoạt động hợp tác khác. Không những thế, với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, Vietcombank có nhiều cơ hội trong việc hợp tác quốc tế cũng như nâng cao khả năng quản trị trong hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
Ngoài ra, trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kết quả xếp hạng của các tổ chức quốc tế là một trong những đánh giá có tác động lớn, nhất là trong hoạt động đối ngoại. Tháng 02/2007, Standard & Poor's Ratings Services (S&P) - một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín, đã công bố xếp hạng Vietcombank ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Mức xếp hạng này phản ánh vai trò quan trọng của Vietcombank trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Trong báo cáo này, S&P nhấn mạnh vai trò đầu tàu và tầm ảnh hưởng quan trọng của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh,
thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ; đồng thời tổ chức này cũng nhận định trong tương lai Vietcombank có nhiều cơ hội tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường nội địa cùng với việc củng cố các mặt hoạt động kinh doanh.
Cùng với đó, từ sau khi được cổ phần hóa, Vietcombank có thêm nhiều thuận lợi để phát triển. Đó là sự gia tăng về quy mô vốn và cải cách trong chế độ đãi ngộ, ... Đây là những tiền đề rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của Vietcombank trong thời gian tới.
2.2.4.4 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank cũng còn những hạn chế cần khắc phục.
Trước hết là vấn đề cạnh tranh. Đối thủ của Vietcombank không chỉ là các ngân hàng nội địa mà còn là các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, với số lượng ngày càng nhiều và có lợi thế về nhiều mặt. Vietcombank phải không ngừng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy lợi thế cạnh tranh của Vietcombank trong hoạt động bảo lãnh đang đứng trước nguy cơ sụt giảm. Đây là một tín hiệu đáng quan tâm và cần được khắc phục.
Hơn nữa, tuy có nhiều thế mạnh và tiềm năng mà không phải ngân hàng nào cũng có được, nhưng Vietcombank chưa khai thác hết điểm mạnh này và chưa là ngân hàng mà khách hàng có thể nghĩ ngay đến khi có nhu cầu phát hành cam kết bảo lãnh. Cùng với đó, đối tượng khách hàng là cá nhân có nhu cầu về sản phẩm bảo lãnh chưa được đẩy mạnh tiếp cận. Mặt khác, tuy đã có những bước “lột xác” từ sau cổ phần hóa, nhưng Vietcombank vẫn chưa