Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 22 - 39)

1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

1.4.2 Yếu tố khách quan

Sự ổn định về chính trị-xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý và niềm tin của người gửi tiền. Một quốc gia có nền chính trị ổn định thì người dân sẽ tin tưởng gửi

A

tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn. Ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiết kiệm và đầu tư.

Mức độ phát triển của nền kinh tế được thể hiện qua các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, … có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn huy động tại các ngân hàng. Môi trường kinh tế phát triển ổn định thì nguồn vốn huy động tại các ngân hàng sẽ được tăng cao.

Sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các quy định của chính phủ, của NHNN cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM.

Tùy theo đặc trưng văn hóa của từng quốc gia, địa phương mà người có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc với người dân. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền mặt hay tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh,… làm cho lượng vốn được thu hút vào ngân hàng còn hạn chế.

Đặc điểm về dân số thể hiện qua các chỉ tiêu quy mô dân số, mật độ dân số, độ tuổi trung bình sẽ ảnh hưởng đến quy mô cũng như cơ cấu của nguồn vốn huy động.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.

Mỗi loại nguồn vốn huy động lại chịu sự tác động khác nhau bởi các yếu tố đó. Do vậy, ngân hàng cần nghiên cứu đặc điểm riêng của từng loại nguồn vốn huy động để có những hình thức huy động vốn phù hợp, đảm bảo mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra.

3 5 1.4.3. Yếu tố chủ quan

3 6 1.4.3.1 Lãi suất cạnh tranh

Lãi suất là một trong những biến số chủ chốt, cơ bản mà ngân hàng có thể tác động vào đặc biệt trong cơ chế thả nổi lãi suất như hiện nay.

Định giá nguồn vốn huy động là một việc làm quan trọng và phức tạp đối với các nhà quản trị ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi khách hàng thì phải chịu áp lực gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh là đều khó tránh khỏi.

3 7 1.4.3.2 Chất lượng dịch vụ ngân hàng

Chất lượng dịch vụ là năng lực của dịch vụ ngân hàng được ngân hàng cung ứng và thể hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ là do khách hàng cảm nhận được chứ không phải do ngân hàng quyết định. Chất lượng dịch vụ ngân hàng thể hiện sự phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ của một ngân hàng như: sự đa dạng của các loại hình sản phẩm dịch vụ, mức độ tin cậy của khách hàng dành cho ngân hàng, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp,…

Việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với một dịch vụ nào đó của ngân hàng là việc làm không dễ bởi có nhiều yếu tố đánh giá mang tính trừu tượng. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay.

3 8 1.4.3.3 Quy mô vốn tự có

Hệ số giới hạn huy động vốn=

Trong đó:

Vốn tự có

Tổng nguồn vốn huy động

Vốn tự có của ngân hàng gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia.

Tổng nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn, các tiền giữ hộ và đợi thanh toán, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (nếu có).

Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Để tạo một khoản các an toàn trong hoạt động của ngân hàng trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ thấp.

Ở góc độ khác, một số quốc gia còn dùng hệ số này để bảo hộ các ngân hàng trong nước đối với thị trường tiền gửi trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc tế (theo công văn số 1210/NHNN-CNH của Ngân hàng nhà nước, các chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài tại Việt Nam được nhận tiền gửi Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh với mức tiền gửi tối đa và theo lộ trình cụ thể: từ ngày 1/1/2007 , tỷ lệ huy động là 650% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2008 là 800% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2009 là 900% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2000 là 1000% vốn được cấp và sau ngày 1/1/2011 sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ. Theo NHNN, cơ chế và lộ trình trên là nhằm thực hiện các cam kết về dịch vụ ngân hàng tại biểu cam kết về dịch vụ trong bộ văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.

1.4.3.4 Các dịch vụ ngân hàng hiện đại hỗ trợ cho các sản phẩm huy động vốn:

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng từng bước được cải tiến theo hướng hiện đại hóa. Từ đó, ngân hàng có thêm những kênh phân phối sản phẩm hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn so với kênh phân phối truyền thống. Tùy theo trình độ công nghệ và khả năng bảo mật của ngân hàng mà ngân hàng sẽ cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại theo các cấp độ khác nhau như phone banking, mobile banking, homebanking, internet banking. Những dịch vụ thường được ngân hàng cung ứng qua kênh phân phối hiện đại là: thu thập thông tin về tỷ giá, lãi suất, tra cứu số dư, liệt kê giao dịch tài khoản, mua thẻ điện thoại trả trước, thực hiện các giao dịch chuyển khoản thanh toán điện nước thanh toán trên các website mua bán trực tuyến.

Thương hiệu của ngân hàng: chính là uy tín và hình ảnh của ngân hàng được tạo dựng qua quá trình hoạt động.

Thương hiệu của ngân hàng càng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc huy động vốn cho ngân hàng sẽ rất thuận lợi.

1.5Kinh nghiệm huy động tiền gửi của các ngân hàng trên thế giới

Với kinh nghiệm dày dặn va công nghệ hiện đại trên trường quốc tế, các sản phẩm tiền gửi của các ngân hang trên thế giới là những bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng trong nước hiện nay. Sau đây sẽ là một số sản phẩm huy động tiền gửi của các ngân hang lớn trên thế giới.

1.5.1Ngân hàng Citibank E-Savings account

Tài khoản này khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua mạng internet hoặc điện thoại.

Có thể chuyển tiền từ bất kỳ tài khoản nào tại các chi nhánh khác của Citibank sang tài khoản e-savings account.

Health savings account

Nếu khách hàng được tham gia trong một chương trình chăm sóc sức khỏe có chất lượng, Citibank health savings account là một giải pháp cho khách hàng.

Với tài khoản này, khách hàng sẽ được miễn phần đóng thuế do đó có thể sử dụng phần miễn thuế này để thanh toán cho các khoản chi tiêu về thuốc men.

1.5.2Ngân hàng Standard Chartered My Dream Account

Đây là một tài khoản tiết kiệm đặc biệt nhằm tiết kiệm cho tương lai của con em khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khoản này.

Women’s Account

Tài khoản này được thiết kế một cách đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính trong gia đình của các chị em phụ nữ.

Marathon Savings Account

Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất hấp dẫn giống như tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn, đồng thời cũng được hưởng những tiện ích giao dịch tài khoản và rút tiền linh hoạt tại mọi thời điểm.

Foreign Currency Account

Khách hàng bắt đầu muốn tiết kiệm bằng những loại ngoại tệ khác nhau?

Hãy đến với Standard Chartered Bank, khách hàng sẽ hưởng một lãi suất tiết kiệm cao.

1 1 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó luận văn đã đưa ra khái niệm về nguồn vốn, các loại nguồn vốn cũng như các hình thức huy động vốn của NHTM.

Ngoài ra, luận văn cũng trình bày cơ sở lý luận về các loại chi phí cũng như rủi ro trong công tác huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động tiền gửi cũng như các biện pháp quản lý nguồn vốn.

Trên nền tảng những cơ sở lý luận của chương 1, sang chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình huy động vốn của NHTMCP Công thương Việt Nam trong những năm qua từ đó đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân, hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho nguồn vốn huy động của NHTMCP Công thương Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng.

2 CHƯƠNG II

3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBAK

1 2 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK

3 9 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập vào ngày 26/03/1988 sau khi được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam. Đến nay sau hơn 20 năm hoạt động, theo quyết định số 196/QĐ- NHNN ngày 16/1/2008 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận cho NHCTVN được thay đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh và tên viết tắt bằng tiếng Anh thành Vietinbank. Ngày 15/04/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức đổi tên thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới Vietinbank (Vietnam Bank for Industry and Trade). Đặt biệt trong năm 2008, với những nổ lực không ngừng, sau gần 4 năm thực hiện các bước cổ phần hóa, ngày 25/12/2008 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE), phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của NHCTVN đã thành công tốt đẹp. Toàn bộ khối lượng phát hành 53,6 triệu cổ phần đã được bán hết, giá đấu thành công cao nhất là 45.000đồng/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất là 20.000 đồng/cổ phần. IPO Vietinbank diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu biến phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất ảm đạm, chỉ số VN-Index đang xuống đáy. Thế nhưng tổng khối lượng đặt mua cổ phần vượt 4, 29% so với khối lượng phát hành, tổng lượng tiền trên 1.086 tỷ đồng đổ vào cổ phần Vietinbank, lớn gấp hai lần tổng giá trị giao dịch của cả 2 sàn HOSE và HaSTC trong cùng ngày.

Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sẽ quản lý phần vốn nhà nước tại NHTMCPCT. NHNN cử người đại diện phần vốn nhà nước này và tham gia Hội đồng quản trị NHTMCPCT. Theo lộ trình đến năm 2012, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ giảm xuống còn 51%, tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong nước

là 29%, tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài là 20% và sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính. Ngày 08/07/2009 công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009.

Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm và tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm nguồn vốn tăng 35% so với năm trước.

Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trãi rộng toàn quốc với 150 chi nhánh, 1 sở giao dịch, 2 văn phòng đại diện, 793 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Ngoài sở giao dịch và các chi nhánh, Vietinbank còn có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo.

Vietinbank là thành viên sáng lập và là cổ đông chính của Indovina Bank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam) và Công ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknet).

NHTMCP Công thương Việt Nam là thành viên chính thức của :

- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA : Vietnam Banks Association).

- Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA).

- Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT).

- Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

4 0 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2009

Năm 2009 là năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Trong đó, lĩnh vực tài chính – tiền tệ chịu tác động nặng nề nhất. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2007, bùng nổ vào năm 2008 và phát tán vào năm 2009; bắt đầu từ trị trường địa ốc,

lan sang kinh tế tài chính; bắt đầu từ nước Mỹ lan sang các nước phát triển và tác động lớn đến các vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đứng trước bối cảnh trên, đã có nhiều dự báo cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009 như:

Sẽ xảy ra tình trạng đổ vỡ của một số tổ chức tài chính và tín dụng do đầu tư vào các tổ chức tài chính, tín dụng lớn trên thế giới bị đổ vỡ hay gặp khó khăn về thanh khoản.

Sẽ xảy ra tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa,…

Kinh tế bị suy thoái (tăng trưởng âm). Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ít có khả năng diễn biến theo chữ V mà sẽ theo hình chữ W, chữ U hay chữ L

Cùng với suy thoái kinh tế là lạm phát tăng, cán cân thanh toán tổng thể bị mất cân đối lớn, thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng,…

Thực tế GDP của Việt Nam năm 2009 đạt 5,32% chứ không phải suy thoái như dự báo. Tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI trong năm 2009 là 6.88%, bằng một phần ba năm 2008. Tuy nhiên để giữ lạm phát ở mức một con số, hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ đã được áp dụng như: giử tỷ lệ dự trữ bắt buộc ổn định, kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 25%, giử lãi suất cơ bản ở mức 8% làm cả hệ thống NHTM Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn: thâm hụt thanh khoản kéo dài, lãi suất huy động liên tục tăng cao, có thời điểm lên đến 12%/năm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao do trượt giá cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa làm tăng áp lực gia tăng nợ xấu đối với ngân hàng, vừa hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

Trước nhiều diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính – tiền tệ, Vietinbank cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên với trách nhiệm là một trong những NHTM lớn, Vietinbank đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trên tất cả các mặt: định hướng tăng, giảm lãi suất phù hợp với diễn biến của nền kinh tế; đẩy mạnh tín dụng thanh toán xuất nhập khẩu;

cung ứng vốn cho các tập đoàn để tạo lập cân đối lớn, sản xuất xuất các mặt hàng thiết yếu,… giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 22 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w