Căn cứ vào kết quả khảo sát, định tính và định lượng ở chương 2, tác giả đưa ra một số gợi ý trong việc thực thi chính sách tiền tệ
3.1.1 Định hướng điều tiết lãi suất
Lãi suất là nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường. Việc ngân hàng nhà nước điều hành lãi suất cần cân nhắc, bởi mức tác động của việc điều chỉnh lãi suất là nhiều nhất trong tất cả các nhân tố, và thời gian ảnh hưởng là kéo dài.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ tầm và chưa đủ lực nên dễ bị tác động của các yếu tố, đặc biệt là những tác động của thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần tránh những động thái bất ngờ thắt chặt tiền tệ với việc tăng lãi suất lên quá cao, điều này tác động tức thì, nặng nề và kéo dài đến thị trường. Việc sử dụng công cụ lãi suất với mục tiêu chủ yếu là kiểm soát yếu tố lạm phát, ngân hàng nhà nước cần khống chế chặt chẽ mức lạm phát trong phạm vi cho phép, để tránh những cú sốc cho thị trường bằng việc đột ngột tăng lãi suất lên quá cao, đặc biệt là khi nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng.
Duy trì một mức lãi suất ổn định, dưới 2 con số là điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển.
Chính sách cho vay theo lãi suất thoả thuận cho những khoản vay trung dài hạn cũng là một giải pháp giúp bình ổn thị trường lãi suất. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này, cần có sự đồng thuận của các ngân hàng trong toàn hệ thống và sự kiểm soát chặt
chẽ của ngân hàng nhà nước. Việc có một số ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực tài chính nhưng vẫn huy động vốn bất chấp tính hiệu quả của vốn huy động và vốn cho vay, đã làm lũng đoạn thị trường lãi suất. Ngân hàng nhà nước nên là người tổ chức, giám sát để duy trì một thị trường lãi suất bình ổn, bằng các quy định cụ thể, chế tài nghiêm ngặt để phòng ngừa rủi ro hệ thống.
Để bình ổn thị trường lãi suất, ngân hàng nhà nước nên xem xét lại việc rằng buộc các ngân hàng thương mại chỉ được huy động vốn cấp 2 (giữa các ngân hàng với nhau) không quá 20% vốn cấp 1 (huy động từ cá nhân, tổ chức). Việc rằng buộc này sẽ dẫn đến tình trạng nơi thừa vốn hoạt động không hiệu quả, nơi thiếu vốn bằng mọi giá huy động đ y mặt bằng lãi suất lên cao.
Ngân hàng nhà nước cũng cần xem xét đến độ trễ của chính sách là 3 tháng khi thực hiện nới lỏng tiền tệ sau thời gian dài thắt chặt để tiên liệu thời điểm chính sách phát huy hiệu lực.
3.1.2 Định hướng điều tiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc – cung tiền
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng với cung tiền là yếu tố tác động trực tiếp đến hệ thống các công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Việc nâng cao hay giảm thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tác động ngay tức khắc đối với nhóm ngành tài chính ngân hàng. Vì hệ thống tài chính, ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, các ngành khác sau đó sẽ cùng chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp.
Với cường độ ảnh hưởng ở mức trung bình trong 5 nhóm nhân tố, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cung tiền ảnh hưởng ngay tức khắc đối với cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần xem xét mức dự trữ bắt buộc cho phù hợp với mỗi ngân hàng, mỗi nhóm ngân hàng, căn cứ vào mức độ rủi ro, % nợ xấu, uy tín của ngân hàng đó, v.v, chứ không nên áp dụng một mức dự trữ bắt buộc cào bằng. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc phân khúc này sẽ tác động tích cực đến hệ thống ngân hàng, giúp đưa
7 0
các ngân hàng đi lệch chu n chung quay về quỹ đạo của ngành, đó là cách làm sạch hệ thống và phòng ngừa rủi ro.
Nhóm ngành tài chính ngân hàng rất nhạy cảm trước yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên mọi chính sách mà ngân hàng nhà nước đưa ra phải linh hoạt, phù hợp đối tượng, phù hợp thời kỳ bởi tác động tiêu cực (do thắt chặt) là ngay tức khắc nhưng tác động tích cực (do nới lỏng) có độ trễ là 3 tháng.
3.1.3 Định hướng kiểm soát lạm phát
Lạm phát là yếu tố dự báo đáng tin cậy cho một cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua. Ngân hàng nhà nước cần can thiệp kiểm soát chỉ số lạm phát ngay khi có dấu hiệu tăng ngoài mức cho phép, hoặc lạm phát tăng trong 3 tháng liên tục.
Thực tiễn cho thấy chỉ số lạm phát liên tục tăng từ đầu năm 2007 và tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2007, chạm ngưỡng 2 con số nhưng ngân hàng nhà nước đến tháng 02.2008 mới có những can thiệp đầu tiên. Việc chậm trễ trong kiểm soát lạm phát, cộng với độ trễ của chính sách sẽ làm thị trường chịu tác động kéo dài và nặng nề hơn. Ngân hàng nhà nước thực hiện điều chỉnh chỉ số lạm phát dao động trong một biên độ cho phép và lý tưởng là nhỏ hơn 8%, để không gây sốc thị trường cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế khác.
Lạm phát tăng cao không thể hiện ngay tức khắc ảnh hưởng tiêu cực nhưng tiềm n những rủi ro cho nền kinh tế, vì vậy, nhà nước cần giám sát chặt chẽ, thường xuyên đối với nhân tố này.
3.1.4 Định hướng tăng trưởng GDP
Nhân tố GDP là nhân tố có mức độ tác động ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán chỉ sau nhân tố lãi suất. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong khu vực, và cao hơn mức trung bình, tuy nhiên, mức vốn hóa thị trường lại thấp nhất so với các thị trường trong khu vực, lại là thị trường có tính rủi ro cao nhất. Xét trong khu
84
vực, về tỷ suất sinh lợi, thị trường Việt Nam chỉ hơn thị trường Malaysia, nhưng về mức độ rủi ro, thị trường Việt Nam lại được xếp hạng cao nhất. Điều này chưa hợp lý khi mức độ rủi ro không tương xứng với tỷ suất sinh lợi đạt được.
Việt Nam là nước đang phát triển, với một tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình tính chung cho các nước trong khu vực, nhưng yếu tố GDP không thôi chưa nói lên toàn bộ bối cảnh nền kinh tế, mà còn phải xem xét các yếu tố khác như cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, mức tiết kiệm quốc gia, luống vốn đầu tư, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ quốc gia, hiệu quả đầu tư.
Tăng trưởng GDP của các nước ASEAN(Nước có thị trường CK)
2009 Dự đoán 2010
Indonesia 4,0% 4,8%
Malaysia -3,6% 2,5%
Philippines 1,0% 3,2%
Singapore -3,3% 4,1%
Thailand -3,5% 3,7%
Vietnam 5,3% 6,0%
Trung bình 0,0% 4,1%
B 3.1 S GDP ự
3.1.5 Định hướng điều tiết tỷ giá USD/VND
Tuy tỷ giá là nhóm nhân tố có tác động ít nhất đến thị trường chứng khoán trong 5 nhóm nhân tố, nhưng tỷ giá sẽ có ý nghĩa rất lớn và trực tiếp đối với giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập kh u
Ngân hàng nhà nước can thiệp điều hành tỷ giá duy nhất đối với ngoại tệ là USD và tỷ giá đồng USD được kiểm soát chặt chẽ hàng ngày. Việc kiểm soát chặt chẽ đồng tiền này xuất phát từ thói quen sử dụng đồng USD trong giao thương của người Việt Nam.
Trong suốt một thời gian dài, tỷ giá USD/VND dao động với biên độ rất thấp, nên tâm lý nhà đầu tư rất nhạy cảm trước những thông tin bất ngờ về nới rộng/ thu hẹp biên độ.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, tỷ giá vẫn nên được kiểm soát bởi ngân hàng nhà nước theo hướng ổn định để tạo một môi trường bình ổn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng nên cho thực hiện thanh toán quốc tế bằng các ngoại tệ khác, thay thế đồng USD để giảm áp lực cung cầu lên ngoại tệ này. Đồng thời, cho các doanh nghiệp thực hiện các nhóm công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn để vấn đề cung cầu ngoại tệ không gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và theo đó, chứng khoán các công ty này tăng trưởng ổn định hơn.
3.2 Định hướng xây dựng một thị trường chứng khoán Việt Nam hiệu quả