Nghiên cứu kiểu hình thần kinh của trẻ em Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 31 - 95)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.4.4.Nghiên cứu kiểu hình thần kinh của trẻ em Việt Nam

Kiểu hình thần kinh của con người có thể phân loại theo sự biểu hiện và đặc tính của hành vi (theo [18]). Thực tế cho thấy, kiểu hình thần kinh là sự kết hợp qua lại giữa các yếu tố di truyền và điều kiên sống. Kiểu hình thần kinh là kết quả của quá trình luyên tập, chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm xã hội. Người thuộc kiểu hướng ngoại là người quan tâm chủ yếu

22

tới thế giới xung quanh thường cởi mở, thích hoạt động, dễ rung cảm với thành công và thất bại, nhanh chóng tiếp thu cái mới, say mê với công việc bên ngoài. Về hành vi thì người hướng ngoại có cử chỉ hành động nhanh, nóng nảy, đôi khi hay gắt, dễ bị kích thích không kiềm chế được bản thân. Người hướng nội là người tập trung ý nghĩ và cảm xúc vào nội tâm, ít quan tâm đến xung quanh, ít chú ý mọi người mà thiên về phân tích những tâm trạng, diễn biến đời sống tâm lý của bản thân, thường đa cảm, trầm tính. Về hành vi người hướng nội thường chậm chạp, điềm tĩnh, không vội và hấp tấp, hành động có căn cứ lý luận, kiên trì, thích sự ngăn nắp, gọn gàng, dễ mệt mỏi.

Theo tác giả Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan [30], việc xác định kiểu hình thần kinh của một cá thể nào đó rất khó. Có những trường hợp không thể xác định được hệ thần kinh của cá thể đó thuộc kiểu hình thần kinh nào. Thực tế cho thấy, đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh luôn là sự kết hợp tác động qua lại giữa các yếu tố di truyền và điều kiện sống. Kiểu hình thần kinh là kết quả của quá trình luyện tập, chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm lịch sửu và kinh nghiệm xã hội.

Những công trình nghiên cứu về kiểu hình thần kinh của con người Việt Nam nói chung và của học sinh nói riêng còn chưa nhiều. Gần đây mới có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về kiểu hình thần kinh. Để đánh giá thực trạng học sinh vùng sâu, vùng xa, chúng tôi xác định kiểu hình thần kinh của học sinh người Mông thuộc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

23

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng là 585 học sinh người dân tộc Mông có độ tuổi từ 16 đến 18 thuộc trường THPT Số 1, Số 2 Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai năm học 2013 - 2014.

Học sinh được nghiên cứu có sức khỏe bình thường, trạng thái sinh lý bình thường, không có các dị tật hình thể và không có bệnh mạn tính.

Phân bố đối tượng nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố các đối tượng nghiên cứu

Tuổi Nam Nữ Tổng số Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo 16 35 65 35 60 195 17 35 65 35 60 195 18 35 65 35 60 195 Tổng số 105 195 105 180 585 300 285

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu

- Chỉ số thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh. - Chỉ số tổng số con của bố mẹ học sinh.

- Tuổi sinh con đầu lòng của bố mẹ học sinh.

- Chỉ số hình thái thể lực gồm chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI.

- Chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan gồm tần số tim, huyết áp động mạch, kiểu hình thần kinh.

24

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hoàn cảnh kinh tế

Thu thập số liệu về thu nhập bình quân đầu người của từng gia đình học sinh thông qua các thông tin từ học sinh, chính quyền các xã trong huyện, nhà trường và Phòng Thương binh xã hội của huyện.

Điều tra về tổng số con của bố mẹ học sinh thông qua sổ hộ khẩu và phiếu điều tra.

Điều tra học lực của học sinh dựa vào điểm học lực học kỳ I năm học 2013 - 2014.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể lực

- Chiều cao đứng được xác định ở tư thế đứng thẳng. Sử dụng thước dây không co giãn có độ chính xác 0,1 cm do Trung tâm Thiết bị trường học, BGDĐT sản xuất. Khi đo đối tượng đứng thẳng trên nền phẳng, không mang giầy, dép, hai gót chân áp sát nhau, mắt nhìn thẳng sao cho 4 điểm (chẩm, lưng, mông, gót) chạm vào thước đo (độ chính xác đến 0,1 cm).

- Cân nặng được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật Bản có vạch chia đến 0,1 kg. Cân được đặt trên nền nhà bằng phẳng, cân xa bữa ăn. Khi đo đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang dầy, dép và đặc biệt phải đứng yên, không cử động ở giữa bàn cân. Cân vào buổi sáng khi chưa ăn (độ chính xác đến 0,1 kg).

- Vòng ngực trung bình được xác định bằng thước dây không co giãn của Trung Quốc, có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm. Vòng ngực đo ở tư thế đứng thẳng, khi đo vòng thước quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức, sao cho mặt phẳng đo thước dây tạo ra song song với mặt đất. Vòng ngực trung bình được tính bằng trung bình cộng của vòng ngực hít vào hết sức và vòng ngực thở ra hết sức.

- Chỉ số pignet được tính bằng công thức:

25

Tình trạng sức khoẻ được đánh giá theo chỉ số pignet trình bày ở bảng 2.2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet [47]

Pignet Thể lực Pignet Thể lực

<23 Cực khỏe 41,1 - 47,0 Yếu

23,0 - 28,9 Rất khỏe 47,1 - 53,0 Rất yếu

29,0 - 34,9 Khỏe >53,0 Cực yếu

35,0 - 41 Trung bình - BMI được tính theo công thức: Cân nặng (kg) BMI =

[Chiều cao đứng (m)]2

BMI được đánh giá theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng cho các quốc gia Châu Á (theo [9]).

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số cơ quan

- Tần số tim được xác định sau khi đối tượng nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe tim phổi để đo. Người nghe đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng ở vị trí giữa xương sườn số 5 và số 6 đếm nhịp tim trong vòng 1 phút, đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Nếu thấy kết quả 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng nghỉ ngơi 15 - 20 phút rồi đo lại.

- Huyết áp động mạch được xác định bằng phương pháp Korotkov. Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo huyết áp động mạch của cánh tay trái, đối tượng nằm ở tư thế thoải mái. Người đo quấn bao cao su quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt trống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước mặt. Văn chặt ốc ở bóp cao su và từ từ bơm cho tới khi không nghe thấy tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ vào số 140 - 150 mmHg. Sau đó mở nhẹ ống cho hơi ra từ từ và lắng nghe. Chỉ

26

số trên kim đồng hồ khi nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên là huyết áp tâm thu và lúc bắt đầu không nghe thấy tiếng mạch đập nữa là huyết áp tâm trương. Đo 2 lần rồi lấy giá trị trung bình của 2 lần đó.

- Kiểu hình thần kinh được xác định bằng test Eysenck. Test Eysenk gồm 57 câu hỏi được xây dựng dựa trên 2 yêu cầu là phản ánh hành vi và đời sống cảm xúc. Trong test có 24 câu hỏi hướng ngoại (Câu 1, 3, 5, 8, 10, 13, 15, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46, 49, 51, 53, 56), 24 câu hỏi hướng nội (2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57) và một số câu hỏi không phân biệt kiểu loại, nghĩa là vừa có tính hướng nội vừa có tính hướng ngoại (6, 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, 54).

Nghiệm viên phát cho mỗi học sinh một phiếu test, yêu cầu học sinh ghi đầy đủ thông tin vào phiếu. Sau đó, nghiệm viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện trắc nghiệm, yêu cầu học sinh đánh dấu (+) nếu đồng ý với nội dung âu hỏi và đánh dấu (-) nếu không đồng ý với nội dung câu hỏi.

Phiếu trắc nghiệm của học sinh được chấm điểm và phân loại theo tiêu chuẩn của HJ. Eysenck. Mỗi dấu (+) cho 1 điểm, mỗi dấu (-) được 0 điểm. Điểm lý thuyết có thể xảy ra như sau:

Kiểu hướng ngoại có 24 câu, điểm tối đa là 24. Kiểu hướng nội có 24 câu, điểm tối đa là 24. Kiểu trung tính có 9 câu, điểm tối đa là 9.

Nếu số điểm của kiểu hướng ngoại cao hơn kiểu hướng nội thì xếp vào kiểu hướng ngoại; nếu số điểm của kiểu hướng nội cao hơn kiểu hướng ngoại thì xếp vào kiểu hướng nội; nếu số điểm hướng nội và hướng ngoại không chênh lệc quá 2 thì xếp vào kiểu trung tính.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Lập bảng thống kê số liệu cho các chỉ số nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel trên máy vi tinh:

27

- Tính giá trị trung bình (X ) theo công thức:

1 n i Xi X n   

Trong đó: X - Giá trị trung bình;

Xi - Giá trị thứ i của đại lượng X; N - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

- Tính độ lệch chuẩn (SD) của mẫu nghiên cứu theo công thức:

 2 1 n i Xi X SD n     Trong đó: SD - Độ lệch chuẩn; X - Giá trị trung bình; Xi - Giá trị thứ i;

n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

- Hệ số tương quan được tính bằng chương trình Tools Data Analysis - Regression. 1 1 1 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 . . . . . n n n i i i i i i i n n n n i i i i i i i i n X Y X Y r n X X n Y Y                                               (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: r - Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y; Xi - Từng giá trị của đại lượng X; Yi - Từng giá trị của đại lượng Y; n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

28

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Hoàn cảnh gia đình học sinh

3.1.1. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh

Thu nhập bình quân đầu người của gia đình hạt nhân là một chỉ số quan trọng đánh giá mức sống và chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình, là chỉ số có ảnh hưởng đến thể chất của con người.

Kết quả nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh được trình bày trong bảng 3.1 (đơn vị tính là nghìn đồng/người/tháng) và hình 3.1.

Bảng 3.1. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh

Giới Tuổi Thu nhập bình quân (nghìn đồng) 1 X - 2 X p(1-2) Hộ nghèo Hộ không nghèo

n X  SD n X  SD Nữ 16 35 351  62 60 1080  566 -729 <0,05 17 35 358  59 60 1076  549 -718 <0,05 18 35 359  62 60 1043  505 -684 <0,05 Nam 16 35 355  59 65 1018  505 -663 <0,05 17 35 347  59 65 952  423 -605 <0,05 18 35 356  60 65 984  465 -626 <0,05 Chung 210 354 60 375 1,024 500 -670 <0,05

Qua kết quả nghiên cứu trong bảng 3.1 có thể thấy, thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh không phụ thuộc vào tuổi. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh nam và nữ cũng không khác nhau nhiều và có giá trị tương đương. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh thuộc

29

hộ nghèo (354 nghìn đồng/người/tháng) thấp hơn so với chuẩn hộ nghèo (400 nghìn đồng/người/tháng). Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh không thuộc hộ nghèo (1024 nghìn đồng/người/tháng) cao hơn so với thu nhập bình quân đầu người của huyện Si Ma Cai năm 2013 (938 nghìn đồng/người/tháng) và thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai cuối năm 2013 (2075 nghìn đồng/người/tháng), thấp hơn so với thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 (3472 nghìn đồng/người/tháng). 0 200 400 600 800 1000 1200 16 17 18 Tuổi N g h ìn đ ồ n g Nữ nghèo Nữ không nghèo Nam nghèo

Nam không nghèo

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người

của gia đình học sinh

Qua thu nhập bình quân đầu người có thể thấy, tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương chúng tôi nghiên cứu còn rất cao (29%). Thu nhập bình quân đầu người ở địa phương còn quá thấp.

3.1.2. Tuổi có con đầu lòng của bố mẹ học sinh

Chúng tôi đã nghiên cứu tuổi có con đầu lòng của nam và nữ, của các hộ nghèo và hộ không nghèo.

30

Kết quả nghiên cứu độ tuổi có con đầu lòng của bố học sinh được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Độ tuổi có con đầu lòng của bố học sinh

Hộ Giới n

Độ tuổi có con đầu lòng của bố học sinh

 20 21 – 25 26 – 30  31 n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % Nghèo Nam 105 48 45,71 44 41,91 13 12,38 0 0 Nữ 105 30 28,57 58 55,24 17 16,19 0 0 Chung 210 78 37,14 102 48,57 30 14,29 0 0 Không nghèo Nam 195 96 49,23 72 36,92 27 13,85 0 0 Nữ 180 58 32,22 109 60,56 13 7,22 0 0 Chung 375 154 41,07 181 48,27 40 10,66 0 0 Tổng chung 585 232 39,66 283 48,38 70 11,96 0 0

Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy, ở hộ nghèo và hộ không nghèo có tỉ lệ tuổi có con đầu lòng của bố học sinh nam ở độ tuổi  20 cao hơn so với ở học sinh nữ. Ở hộ nghèo, tuổi của bố học sinh nam có con đầu lòng ở độ tuổi  20 chiếm 45,71% và của bố học sinh nữ là 28,57%. Ở hộ không nghèo tuổi của bố học sinh nam sinh con đầu lòng ở độ tuổi  20 chiếm 49,23% và của bố học sinh nữ là 32,22%. Nhìn chung, tỉ lệ bố học sinh có con đầu lòng ở độ tuổi  20 là 39,66%; từ 21 - 25 chiếm 48,38%; ở độ tuổi 26 - 30 chiếm 11,96% và độ tuổi trên 30 chiếm 0%. Từ kết quả trên có thể thấy, tỉ lệ kết hôn của bố học sinh rất sớm và chiếm một tỉ lệ lớn hơn 39,66%. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với thống kê của Tổng cục thống kê là 3,1% [55].

Kết quả nghiên cứu độ tuổi sinh con đầu lòng của mẹ học sinh được trình bày trong bảng 3.3.

31

Bảng 3.3. Độ tuổi sinh con đầu lòng của mẹ học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hộ Giới n

Độ tuổi sinh con đầu lòng của mẹ học sinh

 20 21 - 25 26 - 30  31 n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % Nghèo Nam 105 55 52,38 44 41,90 6 5,72 0 0 Nữ 105 61 58,10 44 41,90 0 0 0 0 Chung 210 116 55,24 88 41,90 6 2,86 0 0 Không nghèo Nam 195 116 59,49 65 33,33 14 7,18 0 0 Nữ 180 103 57,22 77 42,78 0 0 0 0 Chung 375 219 58,40 142 37,87 14 3,73 0 0 Tổng chung 585 335 57,26 230 39,32 20 3,42 0 0

Từ kết quả của bảng 3.3 có thể thấy, hộ nghèo và hộ không nghèo có tỉ lệ tuổi sinh con đầu lòng của mẹ học sinh nam và nữ ở độ tuổi  20 tương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 31 - 95)