Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 34 - 36)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực

- Chiều cao đứng được xác định ở tư thế đứng thẳng. Sử dụng thước dây không co giãn có độ chính xác 0,1 cm do Trung tâm Thiết bị trường học, BGDĐT sản xuất. Khi đo đối tượng đứng thẳng trên nền phẳng, không mang giầy, dép, hai gót chân áp sát nhau, mắt nhìn thẳng sao cho 4 điểm (chẩm, lưng, mông, gót) chạm vào thước đo (độ chính xác đến 0,1 cm).

- Cân nặng được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật Bản có vạch chia đến 0,1 kg. Cân được đặt trên nền nhà bằng phẳng, cân xa bữa ăn. Khi đo đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang dầy, dép và đặc biệt phải đứng yên, không cử động ở giữa bàn cân. Cân vào buổi sáng khi chưa ăn (độ chính xác đến 0,1 kg).

- Vòng ngực trung bình được xác định bằng thước dây không co giãn của Trung Quốc, có vạch chia độ chính xác đến 0,1 cm. Vòng ngực đo ở tư thế đứng thẳng, khi đo vòng thước quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức, sao cho mặt phẳng đo thước dây tạo ra song song với mặt đất. Vòng ngực trung bình được tính bằng trung bình cộng của vòng ngực hít vào hết sức và vòng ngực thở ra hết sức.

- Chỉ số pignet được tính bằng công thức:

25

Tình trạng sức khoẻ được đánh giá theo chỉ số pignet trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet [47]

Pignet Thể lực Pignet Thể lực

<23 Cực khỏe 41,1 - 47,0 Yếu

23,0 - 28,9 Rất khỏe 47,1 - 53,0 Rất yếu

29,0 - 34,9 Khỏe >53,0 Cực yếu

35,0 - 41 Trung bình - BMI được tính theo công thức: Cân nặng (kg) BMI =

[Chiều cao đứng (m)]2

BMI được đánh giá theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng cho các quốc gia Châu Á (theo [9]).

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số cơ quan

- Tần số tim được xác định sau khi đối tượng nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe tim phổi để đo. Người nghe đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng ở vị trí giữa xương sườn số 5 và số 6 đếm nhịp tim trong vòng 1 phút, đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Nếu thấy kết quả 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng nghỉ ngơi 15 - 20 phút rồi đo lại.

- Huyết áp động mạch được xác định bằng phương pháp Korotkov. Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo huyết áp động mạch của cánh tay trái, đối tượng nằm ở tư thế thoải mái. Người đo quấn bao cao su quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt trống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước mặt. Văn chặt ốc ở bóp cao su và từ từ bơm cho tới khi không nghe thấy tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ vào số 140 - 150 mmHg. Sau đó mở nhẹ ống cho hơi ra từ từ và lắng nghe. Chỉ

26

số trên kim đồng hồ khi nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên là huyết áp tâm thu và lúc bắt đầu không nghe thấy tiếng mạch đập nữa là huyết áp tâm trương. Đo 2 lần rồi lấy giá trị trung bình của 2 lần đó.

- Kiểu hình thần kinh được xác định bằng test Eysenck. Test Eysenk gồm 57 câu hỏi được xây dựng dựa trên 2 yêu cầu là phản ánh hành vi và đời sống cảm xúc. Trong test có 24 câu hỏi hướng ngoại (Câu 1, 3, 5, 8, 10, 13, 15, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46, 49, 51, 53, 56), 24 câu hỏi hướng nội (2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57) và một số câu hỏi không phân biệt kiểu loại, nghĩa là vừa có tính hướng nội vừa có tính hướng ngoại (6, 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, 54).

Nghiệm viên phát cho mỗi học sinh một phiếu test, yêu cầu học sinh ghi đầy đủ thông tin vào phiếu. Sau đó, nghiệm viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện trắc nghiệm, yêu cầu học sinh đánh dấu (+) nếu đồng ý với nội dung âu hỏi và đánh dấu (-) nếu không đồng ý với nội dung câu hỏi.

Phiếu trắc nghiệm của học sinh được chấm điểm và phân loại theo tiêu chuẩn của HJ. Eysenck. Mỗi dấu (+) cho 1 điểm, mỗi dấu (-) được 0 điểm. Điểm lý thuyết có thể xảy ra như sau:

Kiểu hướng ngoại có 24 câu, điểm tối đa là 24. Kiểu hướng nội có 24 câu, điểm tối đa là 24. Kiểu trung tính có 9 câu, điểm tối đa là 9.

Nếu số điểm của kiểu hướng ngoại cao hơn kiểu hướng nội thì xếp vào kiểu hướng ngoại; nếu số điểm của kiểu hướng nội cao hơn kiểu hướng ngoại thì xếp vào kiểu hướng nội; nếu số điểm hướng nội và hướng ngoại không chênh lệc quá 2 thì xếp vào kiểu trung tính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)