Kiểu hình thần kinh của học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 76 - 95)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.3.3. Kiểu hình thần kinh của học sinh

Kết quả nghiên cứu về kiểu hình thần kinh của học sinh được trình bày trong bảng 3.28 và hình 3.16.

67

Bảng 3.28. Phân bố học sinh theo kiểu hình thần kinh

Giới Hộ Tuổi n

Tỉ lệ học sinh theo kiểu hình thần kinh Hướng nội Hướng ngoại Trung tính Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Nữ Nghèo 16 35 29 82,86 3 8,57 3 8,57 17 35 27 77,14 3 8,57 5 14,29 18 35 26 74,28 5 14,29 4 11,43 Chung 105 82 78,09 11 10,48 12 11,43 Không nghèo 16 60 46 76,67 6 10,00 8 13,33 17 60 45 75,00 7 11,67 8 13,33 18 60 43 71,67 10 16,67 7 11,66 Chung 180 134 74.44 23 12,78 23 12,78 Chung 285 216 75,79 34 11,93 35 12,28 Nam Nghèo 16 35 24 68,57 3 8,57 8 22,86 17 35 25 71,43 4 11,43 6 17,14 18 35 23 65,71 7 20,00 5 14,29 Chung 105 72 68,57 14 13,33 19 18,09 Không nghèo 16 65 41 63,07 8 12,31 16 24,62 17 65 40 61,54 10 15,38 15 23,08 18 65 42 64,62 11 16,92 12 18,46 Chung 195 123 63,08 29 14,87 43 22,05 Chung 300 195 65,00 43 14,33 62 20,67 Tổng số 585 411 70,26 77 13,16 97 16,58

Các kết quả nghiên cứu trong bảng 3.28 cho thấy, ở cùng độ tuổi học sinh thuộc hộ nghèo có tỉ lệ thuộc nhóm hướng nội cao hơn học sinh thuộc hộ

68

không nghèo. Cụ thể, học sinh nữ hộ nghèo thuộc nhóm hướng nội chiếm 78,09%, còn học sinh hộ không nghèo chiếm 75,79%. Học sinh nam hộ nghèo thuộc nhóm hướng nội chiếm 68,57%, còn học sinh hộ không nghèo chiếm 63,08%. Học sinh nữ hộ nghèo thuộc nhóm hướng ngoại chiếm 10,48%, còn học sinh hộ không nghèo chiếm 12,78%. Học sinh nữ hộ nghèo thuộc nhóm trung tính chiếm 11,43%, còn học sinh hộ không nghèo chiếm 12,78%. Ngoài ra, từ 16 - 18 tuổi, tỉ lệ học sinh có kiểu hình thần kinh hướng nội giảm dần theo độ tuổi. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hướng nội Hướng ngoại Trung tính Kiểu hình thần kinh T ỉ lệ ( % ) Nữ nghèo Nữ không nghèo Nam nghèo

Nam không nghèo

Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn phân bố kiểu hình thần kinh của học sinh

Như vậy, qua phân tích kết quả nghiên cứu đa số học sinh trong nhóm nghiên cứu có kiểu hình thần kinh thuộc nhóm hướng nội. Nhìn chung, học sinh nữ có tính hướng nội (chiếm 75,79%) cao hơn so với học sinh nam (chiếm 70,26%). Nhìn chung học sinh thuộc hộ nghèo cũng có tính hướng nội (chiếm 73,33%) cao hơn so với học sinh thuộc hộ không nghèo (chiếm 65,00%). Chúng tôi nghĩ, sở dĩ có điều này là do học sinh dân tộc Mông thường có lối

69

sống khép mình, ngại giao tiếp. Học sinh nữ sống lại càng khép mình hơn học sinh nam. Học sinh thuộc hộ nghèo cũng sống khép mình, ngại giao tiếp và ít hòa đồng hơn học sinh thuộc hộ không nghèo. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến học sinh có kiểu hình thần kinh hướng nội là chính.

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Hoàn cảnh gia đình của học sinh

Qua kết quả nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người Mông của trường Trung học phổ thông huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi rút ra một số kết luận.

Học sinh trong nghiên cứu có gia đình thuộc hộ nghèo với thu nhập bình quân đầu người khoảng 354 nghìn đồng/tháng và hộ không nghèo với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1026 nghìn đồng/tháng.

Tuổi sinh con đầu lòng từ 20 trở xuống của bố là 39,66% và của mẹ là 57,26%. Tuổi trung bình có con đầu lòng của bố bằng 21,55 tuổi và của mẹ bằng 20,15 tuổi.

Số lượng con trung bình của gia đình học sinh bằng 4,25. Số con trung bình của gia đình học sinh nam là 4,03 thấp hơn số con trung bình của gia đình học sinh nữ (4,48 con).

Tỉ lệ học lực khá giỏi của học sinh hộ nghèo là 34,76% thấp hơn so với hộ không nghèo (42,40%).

1.2. Các chỉ số hình thái - thể lực

Chiều cao đứng của học sinh nam hộ nghèo thấp hơn so với hộ không nghèo từ 0,87 cm đến 2,67 cm, học sinh nữ hộ nghèo thấp hơn so với hộ không nghèo từ 1,02 cm đến 4,12 cm. Cân nặng của học sinh nam hộ nghèo ít hơn so với hộ không nghèo từ 1,00 kg đến 2,96 kg, học sinh nữ hộ nghèo ít hơn so với hộ không nghèo từ 2,32 kg đến 2,96 kg. Chiều cao đứng và cân nặng của học sinh thuộc hộ nghèo đều nhỏ hơn so với hộ không nghèo. Không có học sinh thừa cân, béo phì, tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng là 0,34%.

71

Vòng ngực trung bình của học sinh thuộc hộ nghèo nhỏ hơn so với hộ không nghèo. Vòng ngực trung bình của học sinh nữ nhỏ hơn của học sinh nam.

Chỉ số pignet của học sinh hộ nghèo nhỏ hơn so với chỉ số pignet của học sinh hộ không nghèo, sự khác nhau không đáng kể.

BMI thay đổi không đáng kể theo lớp tuổi. Sự khác nhau giữa BMI của học sinh hộ nghèo và không nghèo, giữa nam và nữ học sinh không đáng kể. 1.3. Các chỉ số chức năng của một số cơ quan

Tần số tim của học sinh giảm dần theo độ tuổi. Tần số tim trung bình của học sinh nam, học sinh nữ thuộc hộ nghèo và hộ không nghèo khác nhau không đáng kể. Tần số tim trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn so với của các tác giả khác.

Huyết áp động mạch của học sinh tăng dần theo lớp tuổi, huyết áp của nữ học sinh cao hơn của nam học sinh. Huyết áp động mạch của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác nhưng vẫn trong giới hạn sinh lí bình thường.

Đại bộ phận (70,26%) học sinh trong nhóm nghiên cứu có kiểu hình thần kinh hướng nội. Học sinh nữ có kiểu hình thần kinh hướng nội (75,79%) cao hơn so với học sinh nam (65,00%). Học sinh thuộc các hộ nghèo có kiểu hình thần kinh hướng nội cao hơn so với học sinh thuộc các hộ không nghèo. 2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

1. Các chỉ số về thể chất của học sinh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sinh sống, phương pháp chăm sóc, khu vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Vì vậy việc nghiên cứu các chỉ số này cần được tiến hành thường xuyên ở các khu vực khác nhau và ở các dân tộc khác nhau để phân

72

tích chặt chẽ hơn, làm cơ sở cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

2. Cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đến sự phát triển thể chất của học sinh ở các vùng miền khác nhau nhằm cung cấp các số liệu phục vụ cho công tác y tế, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng hướng nghiên cứu theo chiều dọc ở trẻ em từ 1 - 18 tuổi trên các khu vực và đối tượng dân tộc khác nhau.

73

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, Tổng điều tra dân

số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 5,

tr.134-225.

2. Trịnh Văn Bảo (1994), Nghiên cứu sự thăm dò một số chỉ số di truyền và

chỉ số sinh học có liên quan ở một số học sinh năng khiếu, Đề tài KX-07-07,

Hà Nội.

3. Bộ môn Nhi Khoa, trường Đại học Y Hà Nội (1995), Đặc điểm về phát

triển và phát dục ở trẻ em, Nxb Y học, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ

90 - thế kỷ XX, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Đỗ Hồng Cường (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh

trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Sinh học,

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

6. Trần Văn Dần và cs (1996), “Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổi học

sinh”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam,

Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 26-29.

7. Phạm Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “Một số vấn đề chung về phương

pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên

cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.13-18.

8. Trịnh Bỉnh Dy (1994), “Tổng quan tài liệu về một số đặc điểm chức năng

sinh lý người Việt Nam”, Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Tr.67-83.

9. Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê (2001), BMI, chỉ số vòng eo, vòng

mông ở bệnh nhân tiểu đường type 2, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,

74

10. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái và thể lực của học sinh

một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Y dược,

Đại học Y khoa Hà Nội.

11. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và cs

(1996), Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của

người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ

tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 68-71.

12. Phạm Thị Minh Đức (1998), “Huyết áp động mạch”, Chuyên đề sinh lý học

bộ môn sinh lý học trường Đại học Y Hà Nội, Nxb Y học, Hà Nội, Tr.51-63.

13. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2013), “Nghiên cứu một số chỉ số hình

thái của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học Việt Nam,

Tập 41 (1), Tr. 45-55.

14. Cao Thị Hậu, Lê Thị Hợp, Phạm Thúc Hòa (1990), Các yếu tố ảnh hưởng

đến sự phát triển của trẻ em, Đề tài nghiên cứu 6D.02.02, Viện Dinh dưỡng,

Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Hoài, Nguyễn Đức Hồng, Nguyễn Thế Công (1994), “Tầm

vóc thể lực người Việt Nam”, Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 15-20.

16. Nguyễn Đình Học (1991), Nghiên cứu sự phát triển thể chất, mô hình

bệnh tật và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao ở Bắc Thái, Luận

án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

17. Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền (1959), Sức lớn của học sinh Hà

Nội từ 7 tới 18 tuổi, Kỷ yếu công trình trường Đại học Y Hà Nội.

18. Bùi Văn Huệ (2002), Tâm lí học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Huy (2005), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb

75

20. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lựu trí

tuệ của sinh viên ở một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến

sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Phạm Ngọc Khái, Trịnh Hữu Vách và cs, “Đánh giá một số chỉ tiêu nhân

trắc trong điều kiện dinh dưỡng của nhân dân vùng đay Thái Bình”, Y học

Việt Nam, (3), Tr. 13-19, Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản.

22. Nguyễn Đình Khoa (1968), “Đặc điểm hình thái người Mường”, Hình

thái học (Số 1), Tổng hội Y học Việt Nam, Hà Nội, Tr.13-20.

23. Nguyễn Đình Khoa (1984), Nhân chủng học Đông Nam Á, Nxb Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội.

24. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng

trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 - 17 tuổi ( thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình), Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Đại học Tổng hợp

Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Lan (1998), Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý tuổi

dạy thì của các em gái, trai thuộc một số dân tộc ít người tại tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng, Nguyễn Thúy Sinh (2010), “Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc

Ninh”, Tạp chí Khoa học số 10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Tr. 134-

140.

27. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2004), Giải phẫu sinh lý người, Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên THCS, LOAN No 1718-VIE (SF),

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2007), Giải phẫu sinh lý người, Nxb Đại

học Sư phạm Hà Nội.

29. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (2008), Sự phát triển thể chất trẻ em lứu tuổi

76

30. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (2010), Sinh lý học trẻ em, Nxb Đại học Sư

phạm Hà Nội.

31. Tạ Thúy Lan, Đàm Phượng Sào (1998), “Sự phát triển thể lực của học

sinh một trường Tiểu học và Trung học cơ sở tỉnh Hà Tây”, Thông báo khoa

học (Số 6), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr. 86-90.

32. Trần Thị Loan (2001), “Nghiên cứu huyết áp động mạch của học sinh tại

một số trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”, Tạp chí Sinh lý học, tập

23 (số 3b), tháng 9/2001, Tr. 15-18.

33. Trần Thị Loan (2001), “Nghiên cứu nhịp tim của học sinh tại một số

trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”, Tạp chí Sinh lý học, tập 23 (số

3b), tháng 9/2001, Tr. 155-158.

34. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí

tuệ của học sinh từ 6 - 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ

Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

35. Trần Đình Long và cs (1996), Nghiên cứu sự phát triển cơ thể lứa tuổi

đến trường Phổ thông (6 - 18 tuổi), Đề tài nhánh thuộc dự án “Nghiên cứu

các chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90”.

36. Trần Đình Long, Lê Nam Trà (1997), “Tăng trưởng ở trẻ em”, Bàn về đặc

điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX 07-07, Hà Nội, Tr. 6-36.

37. Đào Mai Luyến (2000), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Êđê và

người Kinh định cư ở Đắc Lắc, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Học viện Quân Y.

38. Nguyễn Văn Lực (1975), “Một số kích thước thể lực học sinh phổ thông

miền núi Bắc Cạn từ 12 - 16 tuổi”, Hình thái học, 13 (1), Tr. 53-57, Tổng hội

Y học Việt Nam xuất bản.

39. Nguyễn Văn Lực, Phùng Văn Mỹ (1992), “Nhận xét sự phát triển về tầm

vóc và thể lực của sinh viên đại học khu vực Thái Nguyên”, Kỷ yếu công trình

77

40. Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Thị Lan (1999), Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý tuổi dạy thì của các của các em gái, trai dân tộc ít người

ở hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ”, Thông báo khoa học (Số 6), Trường Đại

học Sư Phạm Hà Nội, Tr. 144-121.

41. Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương và cs (1996), “Kết quả điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng thành phường Thượng Đình và xã Định

Công, Hà Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người

Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. Tr. 49-63.

42. Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương, Ngô Thị Kim và cs (1998), “Các chỉ tiêu nhân trắc của cư dân miền Bắc Việt Nam trưởng thành trong thập niên

90”, Kỷ yếu chương trình nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 1-15. 43. Nguyễn Văn Mùi (1998), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thể trẻ em lứa

tuổi 7 - 15 tại hai xã ngoại thành Hải Phòng, Luận án thạc sĩ khoa học Y

dược, Học viện Quân Y, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 76 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)