Những bất cập của IPO hiện nay.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ipo việt nam (Trang 30 - 32)

1 Tổng số đợt đấu giá đã

7.3.2. Những bất cập của IPO hiện nay.

Bên cạnh những thành công mang lại, việc tiến hành IPO ở nước ta cũng không tránh khỏi những bất cập. Trong đó bất cập lớn nhất phải kể đến là việc xác định giá IPO. Hiện nay việc xác định giá IPO chủ yếu được thực hiện thông qua đấu giá. Tuy nhiên do kiến thức của đa số cơng chúng đầu tư cịn hạn chế, thêm vào đó những thơng tin doanh nghiệp cung cấp chưa thực sự đầy đủ nên các nhà đầu tư không đủ cơ sở để đưa ra mức giá đấu hợp lý. Từ đó mức giá đưa ra có thể q thấp khiến nhà đầu tư khơng thể trúng thầu hoặc mức giá đưa ra có thể quá cao gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Việc các doanh nghiệp tiến hành IPO là nhằm huy động cho mình một lượng vốn ban đầu Io nhất định, thông thường để tài trợ cho một dự án mới. Trước khi tiến hành đấu giá IPO, doanh nghiệp phải xác định mức giá khởi điểm và số lượng cổ phiếu sẽ phát hành để đảm bảo lượng vốn cần huy động Io. Nếu mức giá sau IPO cao hơn dự kiến thì lượng vốn doanh nghiệp thu về từ IPO sẽ lớn hơn Io. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng vốn dư ra này như thế nào để mang lại hiệu quả.

Nếu doanh nghiệp dùng lượng vốn này để chi trả cổ tức thì sẽ tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai vì doanh nghiệp chỉ có thể tăng cổ tức khi doanh nghiệp đảm bảo giữ được tỷ lệ này trong tương lai.Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Lượng cổ tức này không phải xuất phát từ kết quả đầu tư từ các dự án hiện thời mà do doanh nghiệp khơng tìm được dự án mới để sử dụng vốn này.

Nếu doanh nghiệp sử dụng lượng vốn này để đầu tư vào một dự án khác thì dự án đó phải đảm bảo mang lại suất sinh lời lớn hơn hoặc bằng suất sinh lời yêu cầu chung của các dự án cũ của doanh nghiệp, nếu khơng thì việc sử dụng lượng vốn dư ra từ đợt IPO này sẽ không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp do làm giảm suất sinh lời trung bình của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, một số doanh nghiệp thấy rằng việc huy động vốn chủ dễ dàng hơn huy động vốn nợ nên đã thực hiện IPO với số lượng lớn thay vì việc vay nợ, dẫn đến thay đổi cơ cấu vốn mục tiêu. Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp sử dụng một phần đáng kể lượng vốn này vào việc trả nợ cũ. Với tỷ lệ nợ/ vốn chủ giảm thì lợi ích từ lá chắn thuế mà công ty thu được cũng giảm, điều này đi ngược lại với mục đích của IPO.

Bên cạnh đó nếu lượng vốn dư ra này phát sinh từ IPO của các doanh nghiệp lớn, tổng cơng ty lớn thì nó có thể được sử dụng để đầu tư vào các công ty con tạo ra sự nhầm tưởng về sự tăng trưởng của các công ty con , khi các công ty con này thực hiện phát hành cổ phiếu thì giá cổ phiếu của chúng sẽ cao do sự kỳ vọng của thị trường về các cơng ty này. Điều đó đã tạo ra hiện tượng “bong bóng giá” – giá cả trên thị trường không phản ánh giá đúng trị thực của công ty.

Việc xác định giá IPO rất quan trọng vì nó tác động đến giá cổ phiếu sau IPO. Có thể ngay sau IPO cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được niêm yết và giao dịch trên thi trường chính thức. Khi đó mức giá niêm yết sẽ được xác định là mức giá đấu thầu bình quân. Nếu mức giá này cao thể hiện sự kỳ vọng cao của nhà đầu tư về doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải hoạt động sao cho đáp ứng được sự kỳ vọng này tức phải sử dụng lượng vốn Io thu về sao cho có hiệu quả. Lượng vốn Io chỉ có hiệu quả khi suất sinh lời mang lại từ dự án sử dụng Io lớn hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ. Nếu suất sinh lời này thấp hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ cho thấy lượng vốn Io thu về từ IPO sử

phiếu sẽ sụt giảm. Cũng có thể một năm sau khi IPO, cổ phiếu của doanh nghiệp mới được niêm yết và giao dịch trên thị trường chính thức. Khi đó nếu vẫn lấy giá đấu thầu bình quân làm giá niêm yết thì sẽ khơng phản ánh đúng giá trị thực của công ty tại thời điểm niêm yết. Sau một năm hoạt động, dự án sử dụng vốn đầu tư ban đầu Io có thể mang lại suất sinh lời cao hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ và làm tăng giá trị cơng ty. Khi đó giá trị thực của công ty sẽ cao hơn so với tại thời điểm IPO. Mức giá niêm yết sẽ là mức giá định giá thấp giá trị công ty. Đây sẽ trở thành cơ hội cho những người có thơng tin kiếm lời khi mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó. Nếu dự án sử dụng vốn đầu tư ban đầu Io mang lại suất sinh lời thấp hơn suất sinh lời trung bình của các dự án cũ thì nó sẽ làm giảm giá trị cơng ty so với thời điểm IPO. Mức giá niêm yết sẽ là mức giá định giá cao giá trị cơng ty.

*Xét về góc độ các nhà đầu tư:

Ở thị trường IPOs Việt Nam hiện nay, nhiều NĐT đều coi IPOs là những cơ hội tốt để kiếm tiền đơn giản bằng cách đoán giá và đợi kết quả. Họ tham gia đấu giá cổ phần của tổ chức phát hành và chờ đợi đến khi cổ phiếu niêm yết. Thậm chí cịn có một thực tế là ngay sau khi các kết quả đấu giá được thông báo, những nhà đầu tư thành công chào bán cổ phiếu với những mức giá chỉ cao hơn một chút, thậm chí thấp hơn mức giá đấu thành cơng bình qn trên các trang web khơng chính thức. Ở một mức độ nào đó, điều này thể hiện tiềm năng của thị trường hậu IPO. Nhưng, nó cũng cho thấy một thực tế là có quá nhiều NĐT đăng ký đấu giá mà khơng hề có ý định đầu tư. Mục tiêu chớp cơ hội của những người này làm tăng cầu nhưng điều đó sẽ khơng thể nói lên câu chuyện thật về IPO.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ipo việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w