Trình độ chun mơn:

Một phần của tài liệu đổi mới công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

tri thức quản lý ngành nghề, chun mơn đó. Trình độ cao và có sự am hiểu tường tận chuyên môn của ngành giúp cán bộ hoạch định chiến lược phát triển ngành đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý ngành một cách có hiệu quả nhất.

- Về năng lực tổ chức quản lý: CBQL là người đề ra mục tiêu và tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua các cộng sự và những người lao động. Do đó, địi hỏi CBQL phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát nắm được các nhiệm vụ để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng bộ có hiệu quả và là người biết cách tổ chức lao động.

- Về phẩm chất đạo đức và tác phong: Các yêu cầu trên có đạt hiệu quả mong muốn hay khơng cịn tuỳ thuộc vào đạo đức tác phong của người CBQL. Đạo đức, tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với CBQL trong thực tiễn, đồng thời cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá cán bộ.

Nói một cách khái quát: CBQL là chủ thể quản lý, là người có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; người giữ vai trò dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Người CBQL phải có phẩm chất và năng lực vượt trội và là tấm gương cho mọi người trong đơn vị noi theo.

Vậy có thể hiểu CBQL trường học là những người chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý nhà trường, đảm bảo cho nhà trường thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định và được phê duyệt, đồng thời thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung của chất lượng giáo dục đào tạo trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. CBQL trường học là hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhà trường.

Như vậy, với một trường học sẽ có Ban giám hiệu gồm các CBQL trường học. Trong đó, hiệu trưởng được coi như cán bộ lãnh đạo, là người trực tiếp ra các quyết định quản lý. Các phó hiệu trưởng đóng vai trị như các “chuyên gia” để cố vấn cho hiệu trưởng trong quá trình ra quyết định và thực thi quyết định. Các phó hiệu trưởng cịn chịu trách nhiệm chính với mảng cơng việc được phân công trong bộ máy quản lý trường học.

1.2.3.2. Đội ngũ Cán bộ quản lý

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là khối đông người được tổ chức và tập hợp thành lực lượng”. [29]

Như vậy đội ngũ CBQL gồm tất cả những người có chức vụ trong các tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị - xã hội của đất nước. Đội ngũ CBQL cũng phân thành nhiều cấp: CBQL cấp trung ương, cấp địa phương (tỉnh, huyện), cấp cơ sở.

Đội ngũ CBQL là lực lượng nịng cốt của hệ thống chính trị - xã hội của đất nước, là một trong những nhân tố có tính quyết định sự thành cơng hay thất bại của một hệ thống quản lý và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, văn hố, giáo dục... Ngày nay, lao động quản lý có xu hướng nâng

cao và trở thành một bộ phận quan trọng của cơ cấu lao động xã hội, là một nghề, với cơ cấu phức tạp trong cơ cấu sản xuất của xã hội được chuyên mơn hố, hiệp tác hố sâu sắc.

Vai trị của CBQL ngày càng tăng, thực chất là do đòi hỏi ở người cán bộ khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri thức và năng động trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của công cuộc đổi mới.

Cán bộ quản lý trường học được tập hợp và tổ chức chặt chẽ thành một lực lượng thống nhất sẽ tạo ra đội ngũ CBQL trường học. Một trường học có một đội ngũ CBQL bao gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Mỗi bậc học lại có một đội ngũ CBQL bậc học đó trong một địa bàn dân cư xác định. Như vậy, theo giới hạn của đề tài, khi bàn đến đội ngũ CBQL trường học, đề tài sẽ đề cập đến hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học thuộc cùng một bậc học trên địa bàn của huyện. Cụ thể là đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.4. Chất lượng đội ngũ CBQL

Chất lượng là khái niệm khó định nghĩa vì ý tưởng về chất lượng rất rộng và trong một số trường hợp lại rất trừu tượng, đến mức người ta phải dùng cảm tính chứ không thể dùng các chỉ số để đánh giá được chất lượng. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau như:

- Chất lượng là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật, thí dụ: Chất lượng hàng hoá tốt, nâng cao chất lượng học tập; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật khác”.

- Chất lượng: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người; một sự vật, sự việc”. [9]

Theo Phạm Viết Vượng thì chất lượng được khái qt dưới nhiều góc độ như sau:

- Là sự phù hợp với mục tiêu. - Là giá trị sử dụng của sản phẩm.

- Là hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của nhà sản xuất đặt ra. - Là kết quả đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chí đặt ra. - Là sự đánh giá theo mục tiêu cụ thể.

Chất lượng còn được hiểu theo ISO như là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của mục tiêu hoặc theo định mức của người đặt hàng. Như vậy, chất lượng gắn với mục tiêu, phù hợp với mục tiêu và mục tiêu biến đổi theo lịch sử của thời đại. Mục tiêu phải đáp ứng với nhu cầu của con người.

Từ những định nghĩa trên có thể hiểu chất lượng là mức độ tốt, sự xuất sắc, cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; phạm trù triết học biểu thị cái bản chất nhất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt sự vật này với sự vật khác.

Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, nếu sản phẩm giáo dục đạt chất lượng cao thì chúng ta sẽ có đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giỏi. Chất lượng giáo dục tốt sẽ đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đội ngũ CBQL là một hiện tượng xã hội, cũng tồn tại khách quan như muôn vàn sự vật, hiện tượng khác, do đó cũng được xác định một chất lượng tương ứng. Với những giai đoạn phát triển khác nhau thì đội ngũ CBQL cũng có một chất lượng nhất định.

Vậy, chất lượng đội ngũ CBQL là trình độ và khả năng của đội ngũ CBQL trong việc đáp ứng với mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Muốn xác định chất lượng của đội ngũ CBQL cần phải có những tiêu chí xác định, đó là:

- Số lượng của đội ngũ: Số lượng đủ đáp ứng với yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý. Đội ngũ CBQL thiếu sẽ khó có thể trở thành đội ngũ có chất lượng

tốt. Tuy nhiên, số lượng đội ngũ quá nhiều, vượt xa với đòi hỏi về chức năng, nhiệm vụ của nó thì đó cũng khơng phải là đội ngũ mạnh.

- Trình độ của đội ngũ: Đây là tiêu chí quan trọng để xác định đội ngũ CBQL. Có 3 phương diện xác định cụ thể trình độ đội ngũ CBQL:

+ Trình độ phẩm chất đạo đức, chính trị. + Trình độ chun mơn.

+ Trình độ nghiệp vụ quản lý.

Ba phương diện này hội tụ ở từng CBQL và tạo ra trình độ chung của đội ngũ. Trình độ này có thể đạt chuẩn hoặc không đạt chuẩn. Một đội ngũ CBQL có chất lượng phải là đội ngũ có trình độ đạt chuẩn.

- Cơ cấu của đội ngũ CBQL: Là cơ sở bố trí, sắp xếp một cách hợp lý CBQL dựa trên những tiêu chí cụ thể.

Người ta có thể xem xét cơ cấu đội ngũ CBQL theo các phương diện như giới tính, trình độ, dân tộc, địa bàn cư trú, độ tuổi,...

Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo cho từng thành viên trong cơ cấu đó được tương tác với nhau một cách thuận lợi nhất, nhờ đó mà phát huy được tiềm năng của mình, tạo ra sức mạnh chung của bộ máy.

Nói đến đội ngũ CBQL trường học là nói đến một lực lượng (nhiều người) các CBQL trường học được tập hợp lại với nhau để đảm bảo chất lượng giáo dục của trường học và của hệ thống trường học trong một cấp học, một địa bàn.

Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện được mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của đối tượng học tập và sự phát triển toàn diện của giáo dục. Do đó, để đảm bảo chất lượng giáo dục, cần thiết phải đảm bảo chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Chất lượng đội ngũ CBQL trường học là trình độ và khả năng của đội ngũ CBQL trong việc đáp ứng với mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tóm lại: Chất lượng đội ngũ CBQL là tiêu chí để đánh giá về đội ngũ

1.2.5. Bổ nhiệm CBQL

Trong công tác cán bộ, bổ nhiệm CBQL là khâu quyết định đối với tổ chức bộ máy.

Bổ nhiệm: Bổ nhiệm CBQL theo qui định của Ban tổ chức Trung ương

Đảng là "Quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo một ban, một bộ phận, một ngành, một cơ quan đơn vị".

Trong qui chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, cơng chức lãnh đạo thì "Bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, cơng chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị". [27]

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Bổ nhiệm: cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước". [29]

Từ các khái niệm này, chúng ta thấy 3 đặc trưng quan trọng của bổ nhiệm cán bộ:

- Bổ nhiệm là quyết định cử cán bộ, giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ cấu tổ chức. Cán bộ được bổ nhiệm có nghĩa là được cất nhắc từ vị trí người bị lãnh đạo, bị quản lý lên vị trí của người lãnh đạo, quản lý. Chính vì vậy, việc bổ nhiệm cán bộ ln là một động lực tích cực khuyến khích cán bộ phấn đấu vươn lên.

- Những cán bộ được bổ nhiệm lên vị trí mới được trao trách nhiệm và quyền hạn tương xứng. Bổ nhiệm cán bộ là quyết định trao cho cá nhân đó quyền hạn mới, cao hơn cương vị cơng tác hiện tại đồng thời địi hỏi cán bộ đó phải phát huy trách nhiệm cá nhân tương xứng với quyền hạn được trao.

- Bổ nhiệm cán bộ có ý nghĩa quyết định trong cơng tác tổ chức cán bộ. Đây chính là cái đích quản lý cán bộ, là cơng việc mang tính khoa học về tổ chức. Độ chính xác của việc bổ nhiệm cán bộ thể hiện chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Bổ nhiệm sai sẽ làm cho tổ chức trì trệ, rối loạn, nhiệm vụ bê trễ.

Như vậy, bổ nhiệm cán bộ là sự cất nhắc, quyết định của người có thẩm quyền cử cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong một đơn vị, cơ quan.

1.2.6. Luân chuyển cán bộ quản lý

Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta đã thực hiện có kết quả việc điều động, luân chuyển cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị và yêu cầu đào tạo động, luân chuyển cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị và yêu cầu đào tạo động, luân chuyển cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị và yêu cầu đào tạo cán bộ ở từng giai đoạn.

Vấn đề luân chuyển cán bộ trong điều kiện hiện nay có một số đặc điểm mới. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11-NQ/TW về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 - Khoá IX đã khẳng định lại yêu cầu: “Làm tốt việc luân chuyển cán bộ theo qui hoạch để đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt, coi đây là giải pháp quan trọng, một khâu đột phá trong cơng tác cán bộ”. [1]

Có một số khái niệm về luân chuyển cán bộ như sau:

Trước hết, “luân chuyển”: “luân” là các bánh xe, chỉ sự xoay vần, “chuyển” là sự luân hồi, chuyển tiếp.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Luân chuyển là lần lượt tiếp nối hay chuyển tiếp cho nhau để cuối cùng quay trở lại thành một hay nhiều vòng”. [29]

Có một số ý kiến cho rằng: Luân chuyển cán bộ về cơ bản không khác với điều động, tăng cường; Luân chuyển cán bộ là điều động cán bộ; Luân chuyển cán bộ thực chất là bố trí, phân cơng cơng tác; Ln chuyển cán bộ là một dạng điều động cán bộ... Nhưng hiểu thế nào thì ln chuyển cán bộ khơng chỉ là điều động cán bộ. Đây là 2 khái niệm về cơ bản khác nhau tuy có những điểm giống nhau.

Theo tác giả Bùi Đức Lại thì: “Điều động cán bộ là điều chuyển cán bộ từ nơi này sang công tác tại một địa phương, một lĩnh vực khác theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức”.

Tác giả Nguyễn Duy Việt đưa ra ý kiến: “Luân chuyển cán bộ thực chất là bố trí, phân cơng công tác, trước hết là nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị

của cả đất nước và của từng địa phương; đồng thời để đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trải qua các lĩnh vực cơng tác, hiểu biết tồn diện, sâu sát thực tiễn”.

Căn cứ Qui chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo thì: “Luân chuyển cán bộ là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo giữ một chức vụ mới trong q trình thực hiện cơng tác qui hoạch và đào tạo bồi dưỡng”. [27]

Khái quát lại, luân chuyển cán bộ là điều chuyển cán bộ theo qui hoạch nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ nhằm bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển cán bộ quản lý một cách tồn diện, đảm bảo cho cơng tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

1.3. Trƣờng THCS và CBQL trƣờng THCS

1.3.1. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Vai trị, vị trí trường THCS

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo Nghị định 90-NĐ/CP của Thủ tướng Chính phủ thì mỗi cấp học học đều có một vị trí vai trị nhất định và có tính liên thơng bậc học dưới làm cơ sở, tiền đề và nền tảng cho bậc học trên trong đó có bậc giáo dục trung học.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013, Điều 39 qui định: “Cơng dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Luật Giáo dục ban hành năm 2005, Chương II, Điều 26, mục 2 nêu rõ: “Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hồn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi”; Chương I, Điều 11, Phổ cập giáo dục: “Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ

cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. [11]

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành ngày 28/3/2011, tại Điều 2 đã xác định vị trí của

Một phần của tài liệu đổi mới công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)