Đối với việc có nên đổi mới cơng tác bổ nhiệm CBQL trường THCS hay không, kết quả thu được qua 417 phiếu trả lời như sau:
- Có 81 phiếu trả lời: Giữ nguyên các bước trong quy trình thực hiện cơng tác bổ nhiệm CBQL trường THCS hiện nay đang áp dụng.
- Có 293 phiếu trả lời: Nên bổ sung phần thi tuyển chọn CBQL vào quy trình bổ nhiệm CBQL.
- Có 43 phiếu trả lời: Bổ nhiệm CBQL bằng hình thức thi tuyển.
Cũng về nội dung này, qua 100 phiếu thăm dò đối với tổ trưởng, tổ phó chun mơn, chủ tịch cơng đồn, Bí thư đồn thanh niên các nhà trường, thì thu được:
- 12 phiếu trả lời: Giữ nguyên các bước trong quy trình thực hiện cơng tác bổ nhiệm CBQL trường THCS hiện nay đang áp dụng.
- 57 phiếu trả lời: Nên bổ sung phần thi tuyển chọn CBQL vào quy trình bổ nhiệm CBQL.
- 31 phiếu trả lời: Bổ nhiệm CBQL bằng hình thức thi tuyển.
Qua phiếu thăm dò, hầu hết CBQL các tổ chuyên, đoàn thể và nhà trường THCS và nhất là CBQL các phòng Giáo dục thấy rất rõ tầm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý trường học của công tác bổ nhiệm CBQL. Từ năm 2009 đến nay, cấp THCS đã bổ nhiệm được 16 CBQL. Sau thời gian bổ nhiệm đa số cán bộ nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn với nhiệm vụ mới, phát huy được năng lực, sở trường của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua đây có thể khẳng định thực hiện đánh giá đúng cán bộ, bổ nhiệm CBQL có chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc duy trì, phát triển chất lượng giáo dục của đơn vị và toàn ngành. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho cán bộ, giáo viên trong ngành nỗ lực phấn đấu rèn luyện, tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, từ đó giúp họ trưởng thành nhanh và toàn diện hơn, vững vàng hơn về chính trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong tình hình hiện nay. Sự đánh giá lựa chọn đúng đối tượng để tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm CBQL cho các trường THCS đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, xây dựng truyền thống, phát triển thương hiệu của nhà trường.
Tuy vậy, việc bổ nhiệm CBQL hiện nay chỉ được thực hiện khi có CBQL nghỉ hưu hoặc chuyển cơng tác khác. Vì vậy số lượng được bổ nhiệm hạn chế, song số người có nguyện vọng được bổ nhiệm lại nhiều nên việc lựa chọn cũng
gặp khơng ít khó khăn, nhất là khi phải lựa chọn một trong số nhiều người được đánh giá đều khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm CBQL. Từ đó, có một số ít trường hợp khi chưa được bổ nhiệm cịn băn khăn, suy tính cá nhân, so bì với đồng nghiệp được bổ nhiệm mà dẫn đến thiếu quyết tâm, nhụt ý chí phấn đấu vươn lên.
Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn việc đánh giá, quy hoạch nguồn CBQL nhằm tham mưu cho UBND huyện lựa chọn, bổ nhiệm CBQL có chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đánh giá CBQL trước khi bổ nhiệm phải đảm bảo tính tồn diện và khách quan, được tiến hành dân chủ và công khai, tránh tư tưởng cục bộ, nể nang, né tránh, kéo bè phái gây dư luận không tốt trong ngành và xã hội. Đổi mới công tác bổ nhiệm CBQL là việc làm cần thiết, làm tốt cơng tác này sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
2.4.2. Luân chuyển cán bộ quản lý trường THCS
2.4.2.1. Tổ chức, chỉ đạo luân chuyển CBQL trường THCS
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết Trung ương 3 - khoá VIII về công tác cán bộ, việc luân chuyển cán bộ là để nhằm các mục đích, yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là
cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện, vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của tồn bộ hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành.
Thứ hai, từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường
được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho cơ sở, cho nông thôn, một số địa bàn, đơn vị có nhiều khó khăn...
Thứ ba, tạo nên một trong những bước đột phá trong cơng tác cán bộ, có
tác dụng phá bỏ những quan điểm và thói quen lạc hậu trong cơng tác cán bộ hiện nay như: khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, nhất là trong từng địa phương; tâm lý thoả mãn, trì trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả cơng tác; cơng việc trì trệ, kém hiệu quả, cán bộ uy tín thấp nhưng rất khó thay được người phụ trách bằng những cán bộ có uy tín và khả năng hơn; chính sách đãi ngộ cịn mang nặng tính bình qn,...
Căn cứ văn bản của các cấp lãnh đạo về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Huyện ủy Tam Dương đã có nghị quyết về việc luân chuyển cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ của huyện nói chung đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, trong những năm gần đây công tác này được quan tâm hơn, chú trọng hơn. Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xác định cụ thể đối tượng cán bộ lãnh đạo và quản lý trong diện luân chuyển là một số cán bộ là trưởng, phó các ban xây dựng Đảng; trưởng, phó các đồn thể và các cơng chức các xã thị trấn trong huyện. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ của huyện, từ tháng 01/2009 đến nay huyện Tam Dương đã có 23 cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp (khơng tính CBQL trường THCS) thực hiện luân chuyển công tác theo Nghị quyết của Huyện ủy.
Riêng ngành GD&ĐT đã tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL ở các cấp học và từ năm 2011 công tác luân chuyển cán bộ đã được thực hiện thường xuyên hơn, quyết liệt hơn.
2.4.2.2. Kết quả tổ chức luân chuyển
Bảng 2.10. Kết quả luân chuyển CBQL các trƣờng THCS huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến nay
TS đơn vị
Kết quả luân chuyển
Tổng cộng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 14 1 1 3 4 3 12
Căn cứ kết quả thực hiện việc luân chuyển cán bộ, việc luân chuyển ngày được quan tâm hơn, thực hiện quyết liệt hơn. Việc luân chuyển cán bộ là khâu bố trí xắp xếp cho cán bộ phát huy hết năng lực, sở trường cơng tác, khắc phục tình trạng trì trệ, ỷ nại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ cho sự phát triển, tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng thử thách cán bộ, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện hơn. Việc luân chuyển cán bộ được tiến hành thận trọng, đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc, giữ vững sự ổn định và là điều kiện thuận lợi cho cán bộ được luân chuyển có cơ hội học tập nâng cao năng lực quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế có chỗ, có nơi việc luân chuyển cán bộ chưa đạt được yêu cầu này. Theo đánh giá, nhận xét CBQL hiện nay, một số trường tập trung nhiều CBQL lý được đánh giá năng lực quản lý giỏi, trong khi đó một số trường chỉ có CBQL lý được đánh giá năng lực quản lý khá, trung bình.
Theo kết quả thống kê từ phiếu điều tra CBQL trường THCS trong tỉnh cho thấy: việc luân chuyển CBQL trường THCS đều được các phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện thực hiện. Số CBQL trường THCS trong tỉnh được luân chuyển có thể là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng. Có một số trường hợp (3 phó hiệu trưởng) vừa luân chuyển vừa kết hợp đề bạt, bổ nhiệm. Một số CBQL đã giữ chức vụ 5 năm trở lên bổ nhiệm lại kết hợp với luân chuyển đến trường khác trong huyện. Tuy số lượng CBQL được luân chuyển không nhiều và không đều khắp ở các năm, các địa phương nhưng việc thực hiện đã được tiến hành ở tất cả các phòng GD&ĐT trong tỉnh.
Chúng ta cũng đã biết chủ trương thực hiện luân chuyển cán bộ hiện nay là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong công tác cán bộ. Thực hiện luân chuyển cán bộ khơng tiến hành ồ ạt mà thực hiện có điểm, có diện, từng bước, có kế hoạch cụ thể và chặt chẽ.
Theo số liệu thực tế về cơ cấu độ tuổi và thâm niên cơng tác quản lý, cịn một số CBQL trường THCS đã làm công tác quản lý trên 10 năm nhưng chưa
thực hiện luân chuyển. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học nêu: CBQL đảm nhận trách nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại cùng một trường. Như vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường THCS trong những năm qua đã thực hiện, nhưng chưa triệt để. Theo tinh thần chỉ đạo thì những CBQL này là đối tượng chính để ln chuyển vì đó là dịp họ được rèn luyện, thử thách, khẳng định mình, tránh rơi vào tình trạng trì trệ, nể nang, cá nhân chủ nghĩa...
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Có thể thấy nguyên nhân thứ nhất vẫn là do chưa quán triệt, nhận thức sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về việc luân chuyển cán bộ của lãnh đạo ngành đối với CBQL các trường học.
Thứ hai, do tâm lý ngại thay đổi, chủ quan, chưa thấy rõ tác dụng của việc luân chuyển cán bộ của một số CBQL. Một số ít CBQL nếu được luân chuyển đến một trường THCS cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục chưa cao lại coi đó như một hình thức bị kỷ luật hoặc bị cấp trên “ghét bỏ”.
Ngoài ra khi thực hiện luân chuyển CBQL trường THCS còn gặp một trở ngại nữa là do tư tưởng cục bộ địa phương, CBQL được chuyển đến gặp khó khăn cũng nản chí và lại xin trở lại đơn vị cũ. Một phần nữa là do chưa có được chính sách thoả đáng dành cho CBQL trong việc thực hiện luân chuyển cán bộ.
Mặc dù vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường THCS huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã cho thấy hiệu quả rất tốt từ việc thực hiện chủ trương này. Đây là thành công bước đầu và là cơ sở để ngành giáo dục tiếp tục thực hiện luân chuyển CBQL trên diện rộng hơn, triệt để hơn trong những năm tới.
Qua 274 phiếu thăm dò, lấy ý kiến của CBQL các trường THCS trong tỉnh về tác dụng của luân chuyển CBQL đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý trường THCS thu được kết quả như sau:
- Có tác dụng: 75 phiếu.
- Khơng có tác dụng: 22 phiếu.
Cũng cùng ý kiến này khi hỏi 43 CBQL, chuyên viên các phòng Giáo dục thì kết quả là:
- Có tác dụng tốt: 35 phiếu. - Có tác dụng: 8 phiếu.
- Khơng có tác dụng: 0 phiếu.
Cũng cùng 274 phiếu hỏi CBQL, giáo viên các trường THCS về tác dụng của luân chuyển CBQL trường THCS đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, kết quả thu được như sau:
- Có tác dụng tốt: 171 phiếu. - Có tác dụng: 77 phiếu.
- Khơng có tác dụng: 26 phiếu.
Với nội dung này khi hỏi 43 CBQL, chuyên viên các phòng Giáo dục thu kết quả:
- Có tác dụng tốt: 33 phiếu. - Có tác dụng: 10 phiếu. - Khơng có tác dụng: 0 phiếu.
Từ phiếu thăm dò, lấy ý kiến CBQL trường THCS và CBQL các phịng giáo dục chúng tơi thấy hầu hết CBQL trường THCS và CBQL phòng GD&ĐT đều nhận thức rõ và thấy được tác dụng tốt của việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trường THCS. Thực hiện tốt việc luân chuyển CBQL trường THCS sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơng tác quản lý và chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS và như vậy chất lượng giáo dục THCS chắc chắn cũng sẽ được nâng lên.
2.4.3. Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS và luân chuyển CBQL trường THCS
Qua kết quả thực hiện Quyết định số 51/1999, Quyết định số 27/2003 và Nghị quyết 11/2005 về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ; việc bổ
nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng suốt của cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ. Các cấp lãnh đạo đã chú trọng chỉ đạo, triển khai quán triệt và thực hiện, tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động trong lãnh đạo các cấp và trong CBQL trường THCS. Bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ bước đầu khắc phục được tư tưởng cục bộ, khép kín, đã và đang có tác động tích cực đối với các hoạt động giáo dục, góp phần quan trong nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.
Công tác bổ nhiệm và luân chuyển CBQL đã được thực hiện trên cơ sở công tác quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận; có tác dụng góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và trưởng thành đối với cán bộ, giáo viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ.
Cán bộ quản lý trường THCS được bổ nhiệm, luân chuyển đã xác định được trách nhiệm của mình, nhanh chóng nhập cuộc, bắt tay ngay vào nhiệm vụ. CBQL trường THCS được luân chuyển đã tạo được ấn tượng tốt với đơn vị mới và nhân dân địa phương; các đơn vị đón nhận CBQL đã chân tình tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ an tâm cơng tác. Nhìn chung, trong những năm qua việc thực hiện bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS học đã khẳng định tính tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của huyện. Những CBQL trường THCS được bổ nhiệm, luân chuyển đã và sẽ trưởng thành qua rèn luyện trong thực tiễn cơng tác.
Tuy nhiên, q trình qn triệt và thực hiện các Quyết định, Nghị quyết của Đảng về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL nói chung, CBQL các trường THCS nói riêng ở một số đơn vị, nhất là cấp xã, thị trấn và một số địa phương do chưa nhận thức sâu sắc nên chưa đạt yêu cầu. Số lượng CBQL trường THCS được luân chuyển chưa nhiều.
Một yếu tố khách quan nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện là các cấp chính quyền can thiệp quá sâu vào QLGD, đặc biệt trong
lĩnh vực quản lý cán bộ. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển cán bộ phải căn cứ vào năng lực, phẩm chất của từng cán bộ và tình hình thực tế của ngành. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ thực hiện được nếu chính quyền địa phương ủng hộ. Cách làm như vậy cịn có thể dẫn tới những tiêu cực, cục bộ địa phương trong cơng tác cán bộ. Điều đó gây cản trở cho ngành trong việc thực hiện các chủ trương tăng cường công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục và không thể chủ động trong kế hoạch phát triển đội ngũ của mình. Ngồi ra, do trình độ, năng lực của cán bộ UBND cấp huyện, xã còn hạn chế, lại theo cơ chế bầu cử nên khi tham gia vào QLGD gặp khó khăn, hiệu quả thấp.
Yếu tố nữa tác động đến công tác này là các cấp cũng chưa có những quy định thống nhất về chính sách, chế độ… đối với CBQL trong diện bổ nhiệm và luân chuyển nên khi thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Qua quá trình thực hiện việc tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường THCS, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Bổ nhiệm và luân chuyển CBQL là một việc làm khó và rất nhạy cảm.