Trên phổ TPR hình 14 cho thấy, trên phổ có 4 pic khử xuất hiện ở các nhiệt độ 247, 250, 362 và 4630C. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố [3, 10, 15]. Như vậy hệ xúc tác đã tổng hợp được có thể sử dụng để tiến hành phân hủy nhiệt đối với clobenzen.
Sản phẩm khí thu được trong quá trình phân hủy nhiệt clobenzen đã được phân tích. Kết quả thu được cho thấy, sản phẩm khí thu được còn chứa một lượng nhỏ clobenzen. Theo tính tốn, hiệu suất phân hủy clobenzen ở 750oC trên hệ xúc tác CuO-Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 đạt tới 96,5 %. Do hiệu suất phân hủy clobenzen mới chỉ đạt được 96,5 %, nên cần phải lặp lại quá trình phân hủy clobenzen thêm một lần nữa.
Kết quả nghiên cứu trên một lần nữa khẳng định hệ xúc tác CuO- Cr2O3-CeO2/γ-Al2O3 có thể được sử dụng trong phân hủy nhiệt xúc tác đối với clobenzen. Kết quả này góp phần định hướng nghiên cứu xây dựng một hệ thống kép kín trong phân hủy PCBs, nhằm hạn chế phát thải chất ô nhiễm thứ cấp.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiếp tục để giảm nhiệt độ phân hủy xúc tác đối với clobenzen là cần thiết. Bởi lẽ, với nhiệt độ phân hủy lên đến 750oC sẽ gây khó khăn trong việc tìm kiếm vật liệu bền để thực hiện quá trình phân hủy này.
3.6. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÝ PCBs
Các kết quả nghiên cứu thu được có thể áp dụng vào thực tế để loại bỏ PCBs trong dầu biến thế phế thải. Phương pháp xử lý PCBs đã nêu có lợi ích kinh tế cao vì sử dụng bentonit Di Linh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam, giá thành rẻ; nhiệt độ phân hủy chất thấp; hiệu quả phân hủy PCBs cao. Nếu lựa chọn điều kiện phân hủy thích hợp thì sẽ khơng sinh ra các sản phẩm phụ độc hại gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý PCBs. Tuy nhiên, để triển khai áp
dụng các kết quả nghiên cứu thu được vào trong thực tế, cần tiến hành nghiên cứu xác định các thông số công nghệ trên mơ hình thử nghiệm, đồng thời nghiên cứu phương pháp làm giảm hơn nữa nhiệt độ phân hủy clobenzen.
Hiện tại trên thế giới đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu phân hủy PCBs, tuy nhiên mỗi cơng trình cơng bố có những ưu nhược điểm khác nhau và phụ thuộc vào nguồn nhiễm PCBs. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, có thể nói phương pháp xử lý nhiệt xúc tác đối với PCBs có tính khả thi cao, bởi nó đơn giản, xử lý nhanh và chi phí xử lý thấp.
Với ý nghĩa đó và với kết quả nghiên cứu đã khảo sát có thể đưa ra sơ đồ khối quy trình xử lý PCBs trong dầu biến thế phế thải ở quy mơ nhỏ như sau (hình 15):