Một sô nét về lĩnh vực sản xuất NLLT và thuốc thành phẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động của hoạt động nhập khẩu đối với việc sản xuấtdược phẩm tại việt nam (giai đoạn 2001 2005) (Trang 28 - 88)

Bảng 1.7. Các nước cỏ doanh số nhập khẩu dược phẩm vào Vỉệt Nam cao nhất năm 2004.

TT Tên nước Doanh số (USD) TT Tên nước Doanh số (USD)

1 Pháp 36.078.000 6 Singapore 9.198.000

2 Thụy Sĩ 30.171.000 7 Đức 8.062.000

3 Hàn Quốc 27.604.000 8 Hồng Kông 7.428.000

4 Ấn Độ 22.042.000 9 Hungary 6.804.000

5 Thái Lan 15.145.000 10 M ỹ 6.386.000

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Pháp và Thụy Sĩ là hai quốc gia có doanh số thuốc cung ứng vào Việt Nam cao nhất Điều này cũng là dễ hiểu bởi thuốc do hai quốc gia này cung cấp chủ yếu là các thuốc chuyên khoa có giá trị cao.Tiếp theo là Hàn Quốc và Án Độ, mặc dù đây là hai nước có nhiều thuốc đăng ký nhưng ừị giá thấp và nhiều thuốc không có mặt trên thị trường [21]. Và nếu chỉ xét riêng về mặt thuốc thành phẩm, các quốc qia này đồng thời cũng là những nước chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất vào Việt Nam trong 11 tháng đầư năm 2005.

Các nuớc khác, 18.42% Hà Lan, 232% Mỹ, 243% - Hungary, 2i9% Anh, 3.05% úc, 3.11% Singapo, 3.70% Pháp, 16.73% Thuỵ Sĩ, ' 12.52% Hàn Quốc, 11.49% Đức, 3.96% Thái Lan, 6.48% án Độ, 9.94%

Hình 1.10. Thị trường nhập khẩu tân dược 11 tháng đầu năm 2005. [4]

Trong tổng số 32 nước xuất khẩu tân dược vào Việt Nam, Pháp dẫn đầu với kim ngạch nhập khẩu đạt 73,45 triệu USD, chiếm 16,32%. Tiếp theo vẫn là Thuỵ Sĩ (12,21%), Hàn Quốc (11,21%) và Ấn Độ (10,33%). Riêng đối thị trường Ấn Độ, xét về tổng thể, trong chín tháng đầu năm 2005, chủ yếu cung cấp vào Việt Nam mặt hàng nguyên phụ liệu sản xuất kháng sinh, chiếm đến 64% tông lượng nhập, trong đó hai mặt hàng chính là Amoxicillin và Cephalexin, giữ mức tỷ lệ gần 65% tổng lượng kháng sinh nhập từ đầu năm [3].

Bảng 1.8. Một số doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu cao từ thị trường

X >

An Độ trong 9 tháng đâu năm 2005 [3].

TT Đon vị nhập khẩu Mặt hàng chủ yếu Trị giá (USD)

1 CTCP XNK Y tế Domesco Amoxycillin, Cephalexin,

Ampicillin, Mephenesin.

3.326.904

2 XN liên hiệp dưọc Hậu Giang Cephalexin, Amoxycillin

Sulphamethoxazole,

2.090.685

3 Cty LD TNHH Stada Việt Nam Sulphamethoxazole,

Erythromycin.

1.989.155

4 Cty dưọc phẩm TW1 Cephalexin, Amoxycillin

Sulphamethoxazole,

1.207.798

5 Cty Dược liệu TƯ1 Cephalexin, Diclofenac

Ampicillin Amoxycillin

996.213

1.4. Mối liên quan giữa sản xuất và nhập khẩu trong vực Dược.

1.4.1. Với hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu nói chung [13]

Trong bất cứ một quốc gia nào, hoạt động sản xuất trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu đều có mối liên quan rất chặt chẽ. Mối liên quan đó có thể là thúc đẩy nhau cùng phát triển, nhưng ở một khía cạnh nào đó, chúng lại có thế kìm hãm sự phát triển của nhau. Khi nền sản xuất trong nước phát triển sẽ dẫn tới sự ra đời của hoạt động xuất nhập khẩu; đồng thời, khi xuất nhập khẩu ra đời lại chính là một tiền đề cho sự phát triển của sản xuất.

Sản xuất có phát triển thì xã hội mới giàu có. Nhưng muốn sản xuất phát triển cần phải giải quyết các nhân tố “đầu vào, đầu ra” của sản xuất, phải tạo lập thị trường cho sản xuất triển, mà xuất nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu đó. Đặc biệt, trong nền kinh tế đang phát triển như nước ta, khi mà trong nước chưa đủ tiềm lực để sản xuất tất cả các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân, thì hoạt động nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc bù đắp những khoảng trống đó. Đồng thời, hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ tạo ra thị trường bên ngoài rộng lớn để mua và bán những gì sản xuất trong nước cần, mà chính thông qua các hoạt động đó để mở rộng chính thị trường trong nước, giúp sản xuất trong nước có điều kiện và cơ hội để phát triển hơn nữa.

1.4.2. Với hoạt động sản xuất, nhập khẩu thuốc và NLLT.

Theo nguyên tắc chung, sản xuất và nhập khẩu thuốc, NLLT cũng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, có thể thúc đẩy nhau phát triển, nhưng cũng có thể kĩm hãm sự phát triển của nhau.

Trong những năm trước đây, khi nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, ngành công nghiệp dược phẩm chưa phát triển thì nguồn thuốc nhập khẩu, đặc biệt là thuốc được viện trợ đóng vai trò chủ đạo trong công tác chăm sóc - bảo vệ sức khỏe người dân. Còn trong những năm gần đây, khi ngành sản xuất dược phẩm trong nước đã có những tiến bộ và bắt đầu khẳng định được vị thế của mình thì hoạt động xuất nhập khẩu, dù là thuốc thành phẩm hay NLLT đều có những ảnh hưởng nhất định. Cụ thể:

Nhâp khấu thuốc: trong điều kiện sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được hơn 40% nhu cầu thuốc tính theo trị giá thì hoạt động nhập khẩu thuốc, một mặt đáp ứng phần nhu cầu còn lại, mặt khác, góp phần tạo ra một thị trường dược phẩm phong phú, đa dạng cả về mẫu mã, chất lượng, chủng loại, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa thuốc nội và thuốc ngoại. Các thuốc ngoại thường có chất lượng tương đối tốt, do đó là sự lựa chọn hàng đầu của một bộ phận khách hàng có khả năng chi trả cao, chính vì vậy,

thuốc nội gần như bị lép vế trong thị phần này. Rõ ràng, đây là một ảnh hưởng không tốt mà hoạt động nhập khẩu mang lại cho ngành công nghiệp dược Việt Nam. Nhưng xét trên góc độ tích cực, chính điều này lại chính là đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nâng cao năng lực sản xuất của mình, chú trọng đầu tư cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực và cả những chiến lược dài hạn trong tương lai để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành sản phẩm. Và khi làm được điều này, rõ ràng sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới.

Nhấp khẩu NLLT: trước mắt, với việc cung cấp hơn 90% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dược phẩm trong nước, hoạt động nhập khẩu NLLT đang giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì công tác sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Đồng thời, điều đó cũng thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phải chú trọng hơn nữa đến công tác sản xuất NLLT, nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài thì ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam không thể đảm bảo được sự phát triển của mình một cách vững chắc và chủ động nếu một trong những nguồn nguyên liệu đó bị thiếu hụt hoặc có sự biến động về giá cả nguyên liệu theo hướng bất lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam.

Như vậy, dù nhập khẩu NLLT hay thuốc thành phẩm đều có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm trong nước. Và do đó, đòi hỏi chính ngành công nghiệp dược Việt Nam phải sớm khắc phục được những tác động tiêu cực, cũng như tiếp tục phát huy những mặt tích cực mà hoạt động nhập khẩu đem lại để có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của mình. Đồng thời, chính điều này cũng đặt ra câu hỏi là các nhà quản lý cần có cái nhìn như thế nào đối với sự tác động này, và từ đó sẽ có những biện pháp gì để đưa ngành sản xuất trong nước phát triển hơn nữa.

1.5. Một số văn bản pháp lý chính qui định về hoạt động sản xuất, nhập khẩu thuốc và NLLT. [5]

Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hoá đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân được công bố theo Pháp Lệnh số 21/LCT ngày 11/8/1989 của Hội đồng nhà nước qui định: “ Bộ Y Tế thống nhất quản lý sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và NLLT, tổ chức bán và cung cấp thuốc thiết yếu trong phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”.

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Te số 2285/1999/QĐ-BYT ngày28/7/1999 về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV năm 1999.

Thông tư số 06/2001/TT-BYT ngày 23/4/2001 của Bộ Y Te về việc Hướng dẫn việc xuất, nhập khẩu thuốc và NLLT tại Việt Nam.

Ngày 18/7/2001 Bộ Y Te ban hành “ Qui chế Đăng ký thuốc để thống nhất quản lý nhà nước về sản xuất và lưu hành thuốc, để đảm bảo tính an toàn, hiệu lực và chất lượng thuốc”.

Thông tư số 17/01/TT-BYT ngày 1/8/2001 của Bộ Y Tế về việc Hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và NLLT tại Việt Nam.

1.6. Hướng chiến lược phát triển công nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. [20]

1.6.1. Ba mục tiêu chung:

1. Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng CNH- HĐH, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 2. Đảm bảo thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 60% giá trị tiền thuốc

vào năm 2010.

3. Phát huy tiềm năng thế mạnh về dược liệu và thuốc YHCT, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và ché biến dược liệu, xây dựng ngành

công nghiệp bào chế thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc YHCT thành một phần quan trọng của ngành dược Việt Nam, đảm bảo 30% số thuốc được sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc YHCT.

1.6.2. Năm mục tiêu cụ thể:

1. Quy hoạch và phát triến ngành công nghiệp dược Việt Nam:

s Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống sản xuất thuốc trong nước theo định hướng chuyên môn hoá, căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu sử dụng thuốc và năng lực quản lý, năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp.

S Khuyến khích sản xuất thuốc gốc (generic) với chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu điều trị của mảng y tế công lập.

^ Chú trọng liên doanh, liên kết sản xuất thuốc: ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ gen vào sản xuất dược phẩm (thông qua đầu tư nước ngoài). Nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế đặc biệt, nghiên cứu sản xuất thuốc mới.

s Đẩy mạnh sản xuất thuốc chủ yếu dùng trong bệnh viện, thuốc bảo hiểm y tế để phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia. 2. về công nghệ chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu:

S Quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc theo tiêu chuân GACP (Good Agricultural Collection Practices).

s Ban hành chính sách ưu đãi, bảo trợ việc nuôi trồng dược liệu, khai thác dược liệu tự nhiên họp lý, bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn gen dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và GMP. WHO.

3. Tăng cường đầu tư các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu.

4. về công nghệ bao bì dược: quy hoạch, tổ chức khâu sản xuất bao bì dược trong nước để đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước từ nay tới 2010.

5. về trang thiết bị phục vụ ngành công nghiệp dược: đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các thiết bị tiên tiến phục vụ công nghiệp dược Việt Nam.

1.7. Một số công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa hoạt động nhập khẩu và sản xuất dược phẩm trong nước. [13] [ 23]

Vấn đề XNK và sản xuất dược phẩm là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều công trình nghiên cứu. Cho đến nay đã có một số luận văn tham gia nghiên cứu, đánh giá về năng lực sản xuất dược phẩm trong nước cũng như tình hình XNK thuốc và NLLT tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, về vấn đề XNK dược phẩm, đã có luận văn tốt nghiệp thạc sỹ năm 2001 của dược sỹ Nguyễn Xuân Hạnh: “ Nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và công tảc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc giai đoạn 1 9 8 9 -1 9 9 9Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã giải quyết một số vấn đề sau:

s Đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình XNK thuốc trong cả một giai đoạn dài từ 1989-1999.

s Đánh giá vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK thuốc thông qua các chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến công tác XNK thuốc đã được ban hành trong giai đoạn 1989-1999.

Mặc dù đã có sự tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu cũng như công tác sản xuất dược phẩm trong nước, tuy nhiên đa số chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng vấn đề riêng lẻ. Cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có luận văn tốt nghiệp dược sỹ năm 2004 của sinh viên Trần Thị Phương Thảo:

“Phân tích, đánh giá sự tác động qua lại giữa sản xuất thuốc trong nước với hoạt động kinh doanh XNK thuốc tại Việt Nam” là đã đề cập đến mối quan hệ này. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả đã khái quát được tình hình XNK cũng như sản xuất dược phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2004. Đồng thời, tác giả cũng đã một phần nào đó làm nổi bật được mối

tác động qua lại giữa hai lĩnh vực sản xuất và XNK dược phẩm, để từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm đưa ngành dược Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tuy nhiên, cả hai luận văn trên đều chưa cụ thể hoá được việc nhập khẩu NLLT và thuốc thành phẩm sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động sản xuất dược phẩm trong nước, sẽ làm tăng hay giảm khả năng sản xuất thuốc và NLLT tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của ngành công nghiệp dược Việt Nam. Rõ ràng đây chính là một trong những hạn chế của các công trình nghiên cún này.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục và giải quyết một cách triệt để những tồn tại và hạn chế ở trên. Cụ thể, đề tài sẽ khái quát một cách tổng thể hơn nữa về thị trường dược phẩm Việt Nam, về tình hình sản xuất, nhập khẩu thuốc và NLLT, đồng thời sẽ làm nỗi bật được sự tác động của hoạt động nhập khẩu đối với ngành công nghiệp Dược Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005.

ĐỐ3 TưỢRG- RỘ3 DUĨIQ- PTịỉTƠRG PI}?ĨP

R Q IpER C ĩra

NÔI DUNG NGHIÊN c ứ u

>f >

Tổng kết, phân tích, đánh giá hoạt động nhập khẩu, sản xuất NLLT và thuốc thành phẩm từ năm 2001 đến 2005.

Đánh giá mối tác động của hoạt động nhập khẩu đối với việc sản xuất dược phẩm trong nước giai đoạn 2001- 2005.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu

>f >1

Hoạt động nhập khẩu, sản xuất NLLT và thuốc thành phẩm từ năm 2001 đến 2005.

'4

Các văn bản pháp quỉ liên quan đến hoạt động sản xuất và nhập khẩu thuốc, NLLT.

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1. Hoạt động sản xuất, nhập khẩu NLLT và thuốc thành phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005 thông qua:

S Báo cáo, thống kê hoạt động sản xuất và kinh doanh XNK dược phẩm từ năm 2001 đến năm 2005 của Cục Quản Lý Dược Việt Nam.

s Niên giám thống kê y tế các năm.

s Báo cáo tổng kết công tác Dược của Cục Quản Lý Dược Việt Nam, Tổng công ty Dược Việt Nam các năm từ 2000 đến 2005.

s Quyết định cấp SDK thuốc trong nước và thuốc nước ngoài các năm từ 2000 đến 2005.

2.1.2. Các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động sản xuất và nhập

Một phần của tài liệu Khảo sát tác động của hoạt động nhập khẩu đối với việc sản xuấtdược phẩm tại việt nam (giai đoạn 2001 2005) (Trang 28 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)