Về việc nhận dạng chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và nhận dạng chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp dược phẩm ngoài quốc doanh giai đoạn 2000 2005 (Trang 63 - 69)

Dược phẩm ngoài quốc doanh trên thị trường:

4.1.1.1 Chiến lược của các Doanh nghiệp mói khởi sự:

- Đối với một DN mới khởi sự kinh doanh, việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có vai trò quyết định sống còn. Chiến lược khởi sự kinh doanh sai lầm sẽ đặt DN đứng trước bờ vực của sự phá sản, không bảo toàn được vốn, mất khách hàng, mất thị trường, giảm uy tín và hiệu quả đầu tư thấp.

- Trên thực tế đó, đa số các DNDP ngoài quốc doanh mới phát triển trong những năm gần đây. Các DN này có đặc điểm chung là quy mô vốn và nhân lực vừa và nhỏ, thị trường nhỏ hẹp, năng lực cạnh tranh còn yếu, chủ DN đa số rất trẻ và trưởng thành từ thực tế kinh doanh trên thị trường Dược phẩm.

- Qua quá trình kinh doanh các chủ DN trẻ tích luỹ được vốn, kinh nghiệm quản lý điều hành từ công ty mình làm thuê, tích luỹ quan hệ khách hàng, đối tác... rồi khi điều kiện cơ hội đến, họ tách ra thành lập DN của riêng mình. Thực tế kinh doanh đó rèn luyện cho các chủ DN khả năng chèo lái DN linh hoạt, thích ứng với thị trường, đồng thời tích luỹ được kinh nghiệm trong điều hành, phát triển DN.

- Một số các DN trẻ thành công (đa số chủ các DN là Dược sỹ, Bác sỹ) đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh bài bản, thể hiện được tham vọng và tầm nhìn cũng như sứ mệnh và mục tiêu dài hạn. Đa số các DN khác thực hiện chiến lược tổng quát là tối đa hoá lợi nhuận trong thời gian ngắn bằng cách tranh thủ tận dụng những cơ hội thị trường.

- Trong giai đoạn này, chiến lược kinh doanh mang nặng tính kinh nghiệm, chiến thuật đối phó với thị trường, phụ thuộc vào sự nhạy bén, thế

mạnh về quan hệ, sự am hiểu thị trường, năng lực quản lý điều hành của chủ DN, ít dựa trên những phân tích đánh giá môi trường kinh doanh, điểm mạnh điểm yếu của DN.

4.1.1.2 Chiến lược kỉnh doanh ở những giai đoạn phát triển sau:

- Cùng với sự phát triển ở các giai đoạn này, các cty ngày càng chú ý xây dựng CLKD một cách bài bản nhằm tận dụng các lợi thế cạnh tranh đã tạo dựng và khắc phục những điểm yếu kém hạn chế của DN. Chuẩn hoá lại các CLKD của cty trên địa bàn cũ để tránh rơi vào vòng xoáy suy thoái và sự cạnh tranh của các DN khác trên thị trường.

- Trong giai đoạn này, các DN sử dụng rất nhuần nhuyễn, linh hoạt các chiến lược cạnh tranh, đa dạng hoá SP và dịch vụ, tập trung vào các chiến lược tăng trưởng đặc biệt trên các thị trường mới của DN.

4.1.2 Về chiến lược kinh doanh của những Doanh nghiệp Dược phẩm

ngoài quốc doanh bước đầu có những thành công trên thị trường:

- Qua phân tích thấy rằng đa số các công ty có sự tăng trưởng vượt bậc trong thị trường Dược phẩm vưa qua, ngoài tiềm lực tài chính và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các cổ đông, đối tác kinh doanh thì nguyên nhân lớn nhất thuộc về sự thành công của chiến lược kinh doanh.

- Ngay từ khi khởi nghiệp, DN đã xác định được mục tiêu, sứ mênh rõ ràng, đề ra chiến lược kinh doanh dài hạn trong đó có sự phân tích điểm mạnh điểm yếu của DN, phân tích và dự báo môi trường kinh doanh, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh khi có điều kiện, hoạch định rõ ràng các mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các nguồn lực, tiến độ thời gian thực hiện chiến lược. Chính vì vậy các DN này luôn ở thế chủ động trên thị trường.

- Trong chiến lược phát triển, các DN này đặc biệt chú ý đến chiến lược phát triển nguồn lực con người, xây dựng cơ chế thu hút nhân tài một cách rõ ràng nhằm thu hút nhứng nhân viên quản lý giỏi, có khả năng tạo dựng thị trường và phát triển DN.

- Xu thế phát triển tất yếu của các cty này là tập trung xây dựng mô hình tập đoàn, mô hình cty mẹ con, trong đó cty mẹ giữ vai trò trung tâm điều tiết nguồn vốn, xây dựng thương hiệu và chiến lượckinh doanh tổng quát, các cty con phát triển kinh doanh, đa dạng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, tiến đến khai thác tối đa thế mạnh của từng thành viên trong DN trên mỗi thị trường và lĩnh vực cụ thể.

4.2 Kiến nghi và đề xuất:

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, để phát huy tốt mọi tiềm năng của DN đặc biệt trong lĩnh vực hoạch định CLKD, đề tài có một số đề xuất sau:

4.2.1 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh Dược phẩm:

- Phải luôn chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với DN, xây dựng chiến lược kinh doanh từ thực tiễn kinh doanh trên cơ sở phân tích nguồn lực của DN, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực quản lý, nắm bắt thời cơ, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của DN để tận dụng cơ hội thị trường, hạn chế những nguy cơ, dự báo phân tích đúng xu thế phát triển của thị trường để có chiến lược kinh doanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý

- DN cần xây dựng cho mình nhãn quan chiến lược dài hạn, xác định rõ mục tiêu chiến lược, sứ mệnh của DN, triết lý kinh doanh rõ ràng trên cơ sở đó hoạch định chiến lược tổng thể, dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các nguồn lực để thực hiện chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược đúng tiến độ và nguồn lực của DN.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, không sử dụng những chiêu thức, chiến thuật kinh doanh mang tính chất ăn sổi ở thì vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt. CLKD cần phù hợp với xu thế phát triển của thị trường và tuân thủ đạo đức kinh doanh hành nghề Dược.

- Việc nhận dạng chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh trên thị trường là hết sức quan trọng, nó giúp cho DN hoạch định chiến lược kinh

doanh phù hợp để đối phó, tận dụng điểm mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh cho chính mình.

4.2.2 Đối với nhà quản lý:

Việc nhận dạng chiến lược kinh doanh của các DN trên thị trường giúp các nhà quà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về các hiện tượng marketing trên thị trường, từ đó đề ra các biện pháp quản lý thị trường một cách hiệu quả cũng như xây dựng những cơ chế chính sách tạo điểu kiện cho các DN ngoài quốc doanh phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾN G V IỆT

1. Bộ môn quản lý & Kinh tế Dược (2001), Giáo trình Kinh tế Dược,

Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược (2002), Dược x ã hội học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn quản lý & Kỉnh tế Dược (2002), Giáo trình Pháp c h ế hành nghề dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ môn quản lý và kinh tế Dược (2003), Giáo trình quản trị học đại cương, Trường ĐH Dược

5. Bộ môn quản trị kinh doanh (2002), Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Trường ĐH kinh tế quốc dân 6. Bộ Y Tế, Cục quản lý Dược, Báo cáo tổng kết công tác dược năm

2005, tr 3-6

7. Bộ Y Tế, Cục quản lý Dược, Hội nghị tổng kết công tác dược năm 2004 và 06 thán % đầu năm 2005, triển khai các định hướng chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn 2015

8. Nguyễn thuỳ Dung (2005), Phân tích, đánh giá quá trình quản trị kỉnh doanh của Công ty c ổ phần dược phẩm Hà Tây giai đoạn 2000- 2004, Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ đại học, tr 5 - 25

9. Lê diên Đức ( 2005), Nqhiên cứu mô hình khởi sự doanh nghiệp dược trong giai đoạn hiện nay, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ đại học. 10. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Bộ môn QTKD trường ĐH kinh tế quốc dân, NXB Lao động - Xã hội.

11. Nguyễn Thị Thái Hằng (2005), Quản trị và hoạch định chiến lược kinh doanh, tài liệu giảng dạy chuyên đề, Trường Đại học Dược HN 12. Nguyễn Thị Thái Hằng, Khổng Đức Mạnh (2001), Marketing-

marketing dược, Giáo trình sau đại học, Trường đại học dược Hà Nội.

13. Lê Viết Hùng (2002), Một s ố nghiên cứu về thị trường Dược phẩm th ế giới và Việt Nam, Tạp chí Dược học.

14. Phan Văn Hiệu (2005), Bước đầu nghiên cứu chiến lược khởi sự Doanh nghiệp Dược, Luận văn tốt nghiệp thác sĩ Dược học khoá 2003-2005.

15. Hàn Viết Kiên (2005), Bước đầu nghiên cứu và đánh giá động thái phát triển của marketing-mix trong kinh doanh dược phẩm giai

đoạn từ 1987-2004, Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ đại học, Tr 15-30. 16. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2005). Luật doanh nghiệp.

17. Nguyễn Hải sản (2003), Quản trị học, NXB thống kê, tr 55-130 18. Trần Văn Trản, Bùi Tuấn Anh, Đặng Hồng Thuý, Phan Thuỷ

Chi (2000), Cẩm nang khỏi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

19. Trường ĐH KTQD - Khoa khoa học quản lý, Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB khoa học và kỹ thuật.

20. VIM (2005), Xây dựnq & triển khai chiến lược kinh doanh con đường đến thành công, NXB Lao động xã hội

21. VIM (2005), T ổ chức và quản lý tiếp thị - bán hàng, NXB Lao động x ã hội. NXB Lao động - Xã hội, Tr 149-162.

TIẾNG ANH

22. Arthur A. thompson(2005), Crafting and Exeecuting Strategy. 23. David Fred R. (1995). Concepts of Strategic Management.

24. Mickey C.Smith (1991), Pharmaceutical Marketing, Strategy and cases, The Haworth Press, New York, USA.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát và nhận dạng chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp dược phẩm ngoài quốc doanh giai đoạn 2000 2005 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)