Các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó trong việc cung ứng

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái. (Trang 39 - 48)

1.3. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

1.3.1. Các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó trong việc cung ứng

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Nguồn vốn đầu tư là nguồn lực tài chính được sở hữu bởi các chủ thể

trong nền kinh tế để từ đó các chủ thể dùng một phần nguồn lực tài chính trang trải các chi phí cho đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ. Nói cách khác, nguồn vốn đầu tư là nguồn tài chính của các chủ thể có thể huy động để tạo ra vốn đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ.

Nguồn vốn đầu tư là cơ sở, nền tảng hình thành vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển được lấy từ nguồn vốn đầu tư thông qua các phương thức huy động khác nhau. Giữa vốn đầu tư phát triển với nguồn vốn đầu tư có mối quan

hệ khăng khích gắn bó hữu cơ với nhau, có thể hình dung nguồn vốn đầu tư theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Nguồn vốn

Như vậy, qua sơ đồ trên cho thấy: nguồn vốn đầu tư thực chất là nguồn

lực tài chính do kết quả hoạt động kinh tế tạo nên, thơng các hình thức phân phối hình thành nên nguồn vốn để đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. Thông

qua các phương thức huy động từ các nguồn vốn thuộc các chủ thể tạo ra vốn

đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ.

Nguồn vốn đầu tư thực chất là một bộ phận của nguồn lực tài chính được các chủ thể trong nền kinh tế nắm giữ. Có thể hiểu nguồn lực tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong nền kinh tế có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích nhất định. Về khía cạnh nội dung nguồn lực tài chính

biểu hiện giá trị của toàn bộ của cải vật chất trong xã hội ở một thời gian nhất định. Nguồn lực tài chính ở một thời kỳ nào đó bao gồm 4 bộ phận: (i) Bộ phận

của cải còn lại ở thời kỳ trước (tích lũy quá khứ); (ii) Bộ phận mới sáng tạo ra

trong kỳ; (iii) Chênh lệch bộ phận của cải từ nước ngoài chuyển vào lớn hơn bộ phận của cải chuyển ra nước ngoài; (iv) Bộ phận của cải xã hội dưới dạng tài sản nhượng bán và cho th có thời hạn. Tồn bộ 4 bộ phận giá trị tài sản trên hợp thành nội dung của nguồn lực tài chính - khởi nguồn của nguồn vốn đầu của các chủ thể trong xã hội. Về phương diện hình thức nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng hữu hình và vơ hình. Nguồn lực tài chính dạng hữu hình được thể hiện dưới hình thức giá trị (các dịng tiền đang vận động trong nền kinh tế) và các hiện vật có khả năng tiền tệ hóa (đất đai, tài ngun, khống sản…).

Nguồn lực tài chính vơ hình thể hiện là giá trị của tài sản quốc gia nhưng khơng mang hình thái vật chất cụ thể, chẳng hạn như dự liệu, thông tin, bằng

Phương thức phân phối

Phương thức huy động

Kết quả hoạt động kinh tế của xã hội

Nguồn lực tài chính của các chủ thể (các nguồn vốn đầu tư)

Vốn đầu tư phát triển

sáng chế phát minh, bí quyết cơng nghệ. Sở dĩ coi dự liệu, thông tin, bằng sáng chế, phát minh, bí quyết cơng nghệ là một loại nguồn lực tài chính bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường chúng đều được trao đổi, mua bán và tạo khối lượng tiền tệ - nội hàm của nguồn lực tài chính.

Từ quan niệm về nguồn lực tài chính như vậy, cho thấy phạm vi nguồn vốn đầu tư nói chung, nguồn vốn đầu tư KCHT giao thơng đường bộ nói riêng có nội hàm rất rộng. Nhận rõ phạm vi rộng của nguồn vốn đầu tư là điều kiện

quan trọng để xác lập những giải pháp huy động sao cho thích hợp.

Với quan niệm nguồn vốn đầu tư là một bộ phận nguồn lực tài chính trong xã hội, nguồn vốn đầu tư - điều kiện hình thành vốn đầu tư phát triển giao thơng

đường bộ thông qua các giải pháp huy động bao gồm:

1.3.1.1. Nguồn vốn trong nước

- Nguồn vốn đầu tư nhà nước

Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát

triển của doanh nghiệp nhà nước.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là các khoản chi của

ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nơng thơn.Với đặc trưng là những hàng hóa cơng cộng không

thuần túy, nên hầu hết các quốc gia nguồn vốn của NSNN sử dụng cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ thường chiếm tỷ trọng lớn.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với q trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trị đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp

vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn

phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư

phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành

phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một

khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các

doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mơ vốn đầu tư của tồn xã hội, trong đó có đầu tư cho phát triển KCHT giao

thông đường bộ

- Nguồn vốn từ khu vực tư nhân

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mơ của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:

Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập quán tiêu dùng của dân cư; chính

sách động viên của Nhà nước thơng qua chính sách thuế thu nhập và các khoản

đóng góp với xã hội.

- Thị trường vốn

Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ

cho nền kinh tế nói chung cho đầu tưu KCHT giao thơng đường bộ nói riêng. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được.

- Nguồn vốn tiềm năng

Nguồn vốn đầu tư của các chủ thể trong xã hội đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ có thể tồn tại dưới hai dạng:

+ Nguồn vốn thực tế đang vận động trong chu trình kinh tế. Đó chính là giá trị tài sản của các chủ thể đang vận động trong chu trình kinh tế.

+ Nguồn vốn tiềm năng là giá trị tài sản của các chủ thể trong nền kinh tế, song đang ở dạng tiềm năng chưa có điều kiện khai thác, sử dụng để biến

thành nguồn vốn thực tế tham gia vào chu trình kinh tế. Trong thực tế, nguồn vốn tiềm năng rất đa dạng bao gồm nguồn vốn hữu hình và vơ hình.

+ Nguồn vốn vơ hình, chính là giá trị tài sản khơng có hình thái vật chất như dự liệu, thơng tin, hình ảnh, ký hiệu, phát minh, sang chế, bí quyết kỹ thuật, vị trí đất đai, vị trí địa lý…, song chúng chưa được khai thác sử

dụng. Nói cách khác, giá trị tài sản vơ hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, khơng có hình thái vật chất, song nó có thể tạo ra thu nhập cho người sở hữu nó. Những giá trị tài sản vơ hình nếu chưa được khai thác và sử dụng người ta gọi là nguồn vốn vơ hình đang ở dạng tiềm năng.

+ Nguồn vốn hữu hình là giá trị tài sản có hình thái vật chất rõ ràng.

Đó là tổng lượng của cải vật chất mà tồn xã hội có thể chi phối, sử dụng

trong một thời gian nhất định song đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác sử dụng. Khác với nguồn giá trị tài sản vơ hình ở dạng tiềm năng, giá trị tài sản hữu hình ở dạng tiềm năng không phải vô hạn như giá trị tài sản vơ hình ở dạng tiềm năng. Trong thực tế giá trị tài sản hữu hình đang ở

dạng tiềm năng cũng rất đa dạng bao gồm; giá trị bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, đất đai…

Điều quan trọng, để có thể biến giá trị tài sản vơ hình hay hữu hình đang ở dạng tiềm năng thành nguồn vốn tài chính hiện thực tham gia vào quá

trình đầu tư phát triển KCHT giao thơng đường bộ là cần có cơ chế, chính

sách, giải pháp thích hợp của Nhà nước, của các cơ quan quản lý nhằm khuyến khích các chủ thể khai thác sử dụng đó và đồng thời Nhà nước cần có cơ chế chính sách phân phối những kết quả khai thác đó theo hướng giải quyết hài hịa lợi ích của nhà nước và người đầu tư khai thác. Chẳng hạn một thực tế hiện nay ở Việt Nam đáng lo ngại là do chính sách về đất đai của Nhà nước chưa thực hợp lý, nên nguồn vốn tiềm năng từ đất đai chưa được bật

dậy, đất đai chưa phát huy hiệu quả để tạo ra chuỗi giá trị, làm tăng nguồn lực tài chính Nhà nước.

1.3.1.2. Nguồn vốn nước ngồi

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dịng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các

nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, khơng

hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngồi chính như sau:

- Nguồn tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA - offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;

- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; - Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. + Nguồn vốn ODA

Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước

ngồi cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình

thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối dài, lúc nào trong ODA cũng có yếu tố khơng hồn lại (cịn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.

Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thịi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. nếu khơng việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngồi những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn

được những mục tiêu có tính ngun tắc.

+ Nguồn vốn tín dụng từ các NHTM

Điều kiện ưu đãi cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là khơng có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.

Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng

trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài,

đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa.

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có đặc điểm là khơng phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư

trực tiếp nước ngồi mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, cơng nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với q trình cơng nghiệp hố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.

Trong thực tế hiện nay chưa có cơng trình KCHT GTĐB sử dụng nguồn

đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Có thể có nhiều lý do mà nguồn vốn FDI

nước ngồi chưa tham gia đầu tư phát triển KCHT GTĐB. Có thể do tính chất,

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái. (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)