Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái. (Trang 25 - 27)

1.1. KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1.2. Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Phân loại KCHT giao thông đường bộ là cách thức sắp xếp các loại KCHT giao thông đường bộ theo những tiêu chí khác nhau nhằm mục đích

nghiên cứu, quản lý và có định hướng huy động vốn đầu tư phát triển KCHT

giao thông đường bộ một cách thích hợp.

Nhìn nhận KCHT giao thơng đường bộ dưới dạng là những cơng trình kỹ thuật cụ thể, KCHT giao thông đường bộ bao gồm: hệ thống đường bộ, hệ thống cầu, cống, bến bãi và các cơng trình bổ trợ khác… Thông thường người ta phân loại KCHT giao thơng đường bộ theo những tiêu chí sau đây:

- Căn cứ vào cơ chế phân cấp quản lý

Căn cứ vào cơ chế phân cấp quản lý người ta phân hệ thống KCHT giao thông đường bộ thuộc Trung ương quản lý và hệ thống KCHT giao thơng đường bộ do chính quyền các cấp ở địa phương quản lý. Chẳng hạn như ở Việt Nam

hiện nay chúng ta phân hệ thống các cơng trình đường bộ thành:

1) Hệ thống quốc lộ (ký hiệu là QL) là các đường trục chính của mạng lưới đường bộ tồn quốc có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước bao gồm:

a) Đường nối liền Thủ đô Hà Nội tới các thành phố trực thuộc Trung ương, tới trung tâm hành chính của các tỉnh;

b) Đường từ trục chính đến các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính (bao gồm cả cảng quốc gia), đến các khu công nghiệp lớn;

c) Đường trục nối liền trung tâm hành chính của nhiều tỉnh (từ 03 tỉnh trở lên) có ý nghĩa quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng đối với từng vùng.

2) Hệ thống đường tỉnh (ký hiệu là ĐT) là các đường trục trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) bao gồm các

đường nối từ thành phố hoặc trung tâm hành chính của tỉnh tới trung tâm hành

chính của huyện và các đường trục nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận.

3) Hệ thống đường huyện (ký hiệu là ĐH) là các đường nối từ trung tâm hành chính huyện tới trung tâm hành chính của xã hoặc cụm các xã của huyện và các đường nối trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính của các

huyện lân cận.

4) Hệ thống đường xã (ký hiệu là ĐX) là các đường nối từ trung tâm hành chính xã đến các thơn, xóm hoặc các đường nối giữa các xã với nhau nhằm phục vụ giao thông công cộng trong phạm vi xã.

5) Hệ thống đường đô thị (ký hiệu là ĐĐT) là các đường giao thông

nằm trong nội đô, nội thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn.

6) Hệ thống đường chuyên dùng (ký hiệu là ĐCD) là các đường nội bộ hoặc đường chuyên phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và đi lại của một hoặc nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân. Mục đích của cách phân loại này là

nhằm xác định trách nhiệm quản lý và đầu KCHT giao thơng đường bộ của các cấp chính quyền trong bộ máy hành chính của Nhà nước. Nói chung cách phân loại này bắt nguồn từ yêu cầu phân cấp quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của Nhà nước.

- Dựa vào tính chất đặc điểm sử dụng các cơng trình KCHT giao thơng

đường bộ

Dựa vào tiêu thức này người ta phân KCHT giao thông đường bộ thành: hệ thống đường xá, hệ thống cầu cống, hệ thống bến bãi và hệ thống

các công trình phụ trợ khác. Cách phân loại này là giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ giữa các cơng trình KCHT giao thơng

huy hiệu quả khai thác của các loại cơng trình KCHT giao thơng đường bộ. Trong thực tế, có nhiều tiêu chí phân loại KCHT giao thơng đường bộ tuy theo mục đích nghiên cứu.

Ngồi ra người ta có thể phân loại hệ thống KCHT giao thơng đường bộ thành 2 loai: loại KCHT giao thông đường bộ “cứng” và loại KCHT giao thông

đường bộ “mềm”. KCHT giao thơng đường bộ “cứng” là những cơng trình có

hình hài vật chất cụ thể như; đường xá, cầu cống, bến bãi… Loại KCHT giao

thông đường bộ “mềm” là loại khơng có hình hài vật chất cụ thể, song hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện để sử dụng, khai thác hệ thống KCHT giao thông

đường bộ “cứng” một cách có hiệu quả chẳng hạn như cơ chế, chính sách, nội

quy, quy chế, biển báo…

Dựa vào các tiêu chí trên để phân loại KCHT giao thông đường bộ chủ yếu là nhằm xem xét trách nhiệm quản lý, đầu tư và quy hoạch KCHT giao thông đường bộ của các chủ thể liên quan.

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)