Nhằm đảm bảo Chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại của một tổ chức hoạt động hiệu quả, không gặp phải những khó khăn trong khi thực hiện, tránh lãng phí tiền của, thời gian tập và trung quá nhiều nhân lực, vật lực một cách
- 22 -
không cần thiết. Bất kể một hoạt động xúc tiến thƣơng mại nào cũng đều hƣớng vào một mục tiêu nhất định và không bao giờ hoạt động độc lập mà cần phải phối hợp các hoạt động, lĩnh vực khác nhau và phải đảm bảo các nguyên tắc.
Nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc cân đối. Nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc liên tục.
Các nguyên tắc trên phải dựa trên định hƣớng thị trƣờng mục tiêu và khách hàng trọng điểm để đánh giá hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng của hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Do vậy, muốn đảm bảo hoạt động xúc tiến thƣơng mại đi đúng hƣớng và đƣợc thực hiện nhịp nhàng phải có hệ thống theo dõi, đồng thời phải có các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện của mỗi chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại
Bên cạnh đó, các quy trình, tiêu chí đánh giá xem xét các nỗ lực và kết quả hoàn thành các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã triển khai cũng cần đƣợc làm rõ để ƣớc lƣợng giá trị của một hoạt động xúc xúc tiến thƣơng mại . Việc sử dụng các dữ kiện trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã tổ chức sẽ giúp nhận ra các thành công hoặc các vấn đề tồn tại, hạn chế trong dài hạn mà một cơ quan, một tổ chức không thể nhìn thấy trong ngắn hạn. Hệ thống đánh giá này phải đảm bảo các mục đích sau:
- Xác định điều gì đang và sẽ xảy ra trong suốt qua trình thực hiện xúc tiến thƣơng mại.
- Đo lƣờng chất lƣợng của các hoạt động đã thực hiện. - Xác định các tiến trình hoạt động phù hợp.
Mỗi địa phƣơng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia có một cách xác định các tiêu chí đánh giá hiểu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại khác nhau. Tuy
- 23 -
nhiên, trên cơ sở những phân tích của các nhà khoa học trên thế giới, phân tích thực tiễn kinh nghiệm của một số địa phƣơng bạn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có những nét tƣơng đồng với tỉnh Hải Dƣơng và trên cơ sở Quyết định số 0912/QĐ-BCT, ngày 01/03/2011 của Bộ Công Thƣơng, về việc ban hành Tiêu chí đánh giá, thẩm định Chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xúc xúc tiến thƣơng mại phù hợp với đặc thù phát triển KT-XH của Hải Dƣơng nhƣ sau:
1.4.1. Hoạt động XTTM phải có mục tiêu rõ ràng, có khả năng lượng hóa, tính khả thi cao và thể hiện sự cần thiết của chương trình XTTM
Chƣơng trình XTTM địa phƣơng phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển xuất khẩu quốc gia; chiến lƣợc phát triển ngành hàng và mục tiêu của Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Đơn vị chủ trì chứng minh đƣợc chƣơng trình xuất phát từ nhu cầu xúc tiến thƣơng mại của doanh nghiệp trên thị trƣờng mục tiêu. Mục tiêu đề án cụ thể, rõ ràng, có khả năng lƣợng hóa, và tính khả thi cao.
1.4.2. Nội dung hoạt động phải rõ ràng, rõ tiến độ thực hiện, rõ mục tiêu và kế hoạch tài chính sát thực tế
Về tổng thể, hoạt động xúc tiến thƣơng mại phải rõ ràng, đảm bảo tính tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và tiết kiệm; phân tích rõ đối tƣợng mục tiêu, mặt hàng mục tiêu, thị trƣờng mục tiêu từ đó đề ra các biện pháp phù hợp. Về chi tiết, phải làm rõ nội dung các hoạt động chính, phƣơng thức triển khai, kế hoạch, tiến độ thực hiện chƣơng trình.
Kế hoạch tài chính rõ ràng, sát thực tế, phù hợp với các quy định hiện hành.
- 24 -
Kết quả các hoạt động XTTM do các chủ thể thực hiện phải đạt đƣợc mục tiêu đề ra về số lƣợng và chất lƣợng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, có tính chuyên nghiệp cao và đƣợc đánh giá tốt.
Chủ thể thực hiện chủ trì thanh quyết toán với doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính đúng quy định. Nắm vững thực trạng về mặt hàng, thị trƣờng, doanh nghiệp, môi trƣờng cạnh tranh, phân tích rõ lợi thế cạnh tranh và đề ra đƣợc định hƣớng xúc tiến thƣơng mại rõ ràng
Chủ thể thực hiện phải có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm bảo chất lƣợng triển khai các hoạt động XTTM. Có khả năng phối hợp với các đối tác uy tín trong và ngoài nƣớc để thực hiện các chƣơng trình XTTM.
1.4.4. Đánh giá được hiệu quả của hoạt động XTTM
Phải phân tích rõ đƣợc hiệu quả chung của chƣơng trình XTTM, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, các đối tƣợng hƣởng lợi, nhận diện đƣợc rủi ro, đồng thời có các phƣơng án dự phòng.
Như vậy, chƣơng 1 của Luận văn đã khái quát những nghiên cứu lý luận
cơ bản về XTTM nhƣ: Khái niệm, vai trò, các hình thức XTTM cũng nhƣ nội dung hoạt động của XTTM và cho thấy XTTM đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Nội dung của chƣơng 1 cũng đã đƣa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động XTTM của một tổ chức. Đây chính là cơ sở, là khung lý thuyết để tác giả vận dụng vào phân tích thực trạng công tác XTTM của Sở Công Thƣơng tỉnh Hải Dƣơng tại chƣơng 2.
- 25 -
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI CỦA SỞ CÔNG THƢƠNG HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2013
2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Sở Công Thương Hải Dương
Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 36/QĐ- UBND, ngày 20/6/2008 của UBND tỉnh Hải Dƣơng, trên cơ sở sáp nhập Sở Công nghiệp Hải Dƣơng với Sở Thƣơng mại và Du lịch Hải Dƣơng.
Cơ cấu tổ chức, Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng gồm có: Các phòng, ban thuộc Sở; Chi cục Quản lý thị trƣờng; Trung tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp; Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại. Trong đó, Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại chính là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng XTTM của Sở.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Xúc tiến Thương mại trực thuộc Sở Công Thương Hải Dương
Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại đƣợc thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-UBND, ngày 20/01/2003 của UBND tỉnh Hải Dƣơng, với tên cũ là Trung tâm Thông tin, xúc tiến Thƣơng mại và Du lịch. Sau khi Sở Công Thƣơng đƣợc thành lập, ngày 11/11/2008 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 4128/QĐ-UBND đổi tên thành Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại.
- Chức năng:
+ Trung tâm XTTM là đơn vị sự nghiệp công lập, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, có chức năng thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động thƣơng mại; tổ chức và tƣ vấn các hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- 26 -
+ Trung tâm XTTM có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, đƣợc mở tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công Thƣơng và sự quản lý nhà nƣớc của các Sở, Ngành có liên quan trong tỉnh.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch, đề án XTTM; hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giới thiệu, quảng bá về các doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh, xây dựng thƣơng hiệu.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hoạt động hội chợ, triển lãm cho thƣơng nhân; các chƣơng trình khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng, mở Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nƣớc;
Nhƣ vậy, Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực XTTM trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng; là đầu mối tổ chức và phối hợp tổ chức, triển khai các hoạt động XTTM thông qua Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại.
Về cơ bản, các đơn vị và các phòng, ban thuộc Sở đều đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị, phƣơng tiện làm việc tƣơng đối hiện đại, cho phép cập nhật những tiến bộ khoa học vào việc thực hiện công tác chuyên môn; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTTM, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Về con ngƣời, với hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, đây chính là nguồn nhân lực giầu tiềm năng, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở một cách hiệu quả. Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ trực tiếp làm công tác XTTM còn ít (chỉ có 14 ngƣời). Lực lƣợng cán bộ mỏng nhƣ vậy dễ gây quá tải và sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện
- 27 -
công việc, đặc biệt là vào những thời điểm cùng lúc phải tham gia nhiều sự kiện khác nhau.
Mối quan hệ công tác giữa Sở với các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và quốc tế đƣợc thực hiện tốt. Sở đã tạo dựng và duy trì mối liên hệ thƣờng xuyên với các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và quốc tế có liên quan đến hoạt động XTTM nhƣ: Cục Xúc tiến Thƣơng mại; Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc; Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Viện Nghiên cứu thƣơng mại; Viện Phát triển doanh nghiệp; các hiệp hội, ngành nghề trong cả nƣớc...
Mối quan hệ với các tổ chức quốc tế còn hạn chế song cũng đang dần đƣợc mở rộng nhƣ: Quan hệ với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp châu Âu (EURO CHAM); Tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (JESTRO); Cơ quan xúc tiến thƣơng mại Hà Quốc (KOTRA); Bộ ngoại giao, Tham tán thƣơng mại một số nƣớc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Hà lan, Nam Phi... Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng các mối quan hệ này chƣa thực sự sâu sát dẫn tới việc phối hợp còn lẻ tẻ, chƣa nhịp nhàng, hiệu quả chƣa cao.
2.2. Thực trạng công tác xúc tiến thƣơng mại của Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 Hải Dƣơng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Hải Dƣơng nói riêng ngày ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Bên cạnh những thuận lợi có đƣợc, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong sân chơi toàn cầu, nhất là phải chịu những tác động xấu từ các biến động tài chính, tiền tệ thế giới. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các đơn vị và toàn thể nhân dân trong tỉnh, kinh tế Hải Dƣơng vẫn có bƣớc phát triển tích cực; GDP tăng trƣởng bình quân trên
- 28 -
9,7 %/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao.
Cùng với sự phát triển đó công tác xúc tiến thƣơng mại của Hải Dƣơng những năm qua cũng có nhiều chuyển biến và thu đƣợc những kết quả tích cực, phát triển hoà nhịp với sự phát triển chung của cả nƣớc.
Đã thực hiện đƣợc chủ trƣơng đa dạng hóa thị trƣờng, đa phƣơng hóa quan hệ đối ngoại. Các doanh nghiệp Hải Dƣơng đã tích cực đẩy mạnh hoạt động XTTM để thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trƣờng mới. Sản phẩm hàng hoá của Hải Dƣơng đã xuất khẩu đến 34 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của tỉnh có khối lƣợng lớn là châu Á chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu; EU chiếm 22,57%; Hoa Kỳ chiếm 23,58% còn lại là các thị trƣờng khác.
Hoạt động thƣơng mại nội địa luôn duy trì ổn định, hàng hóa ngày càng dồi dào, phong phú, chất lƣợng và mẫu mã đƣợc cải tiến hơn, số lƣợng hàng hoá tiêu thụ trong nƣớc tăng mạnh.
Với trách nhiệm là cơ quan chuyên môn tham mƣu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp và thƣơng mại, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, Sở Công Thƣơng thƣờng xuyên quan tâm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành nghề trong tỉnh tổ chức sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động XTTM để từng bƣớc thâm nhập, mở rộng thị trƣờng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. trong và ngoài nƣớc.
2.2.1. Xác định nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp
Trong giai đoạn từ năm 2006-2013, Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng đã tổ chức 05 cuộc điều tra đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp về XTTM dƣới 02 hình thức phỏng vấn trực tiếp và thống kê thực tế. Việc điều tra đánh giá nhu cầu đƣợc tiến hành 06 tháng trƣớc khi xây dựng chƣơng trình XTTM của
- 29 -
năm. Tuy nhiên, do điều kiện chƣa cho phép nên Sở chƣa tổ chức một cuộc điều tra tổng thể nào để xác định và đánh giá mức độ quan tâm, nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của đại đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động XTTM, đây là một trong những yếu điểm trong việc xác định nhu cầu XTTM của tỉnh.
Hình thức điều tra chủ yếu dựa vào các bài phát biểu, tham luận của một số doanh nghiệp tiêu biểu; quy mô các cuộc điều tra nhỏ và mới chỉ đƣợc thực hiện từ năm 2008 trở lại đây; số lƣợng doanh nghiệp điều tra chƣa nhiều, hầu hết tập trung vào các doanh nghiệp đã từng tham gia và có cơ hội tiếp xúc và tham gia vào các chƣơng trình XTTM do Sở Công Thƣơng tổ chức. Về cơ bản, đại đa số doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ chƣa có cơ hội tiếp cận và tham gia vào các chƣơng trình XTTM của tỉnh khiến cho hoạt động này bị hạn chế về mặt hiệu quả.
2.2.2. Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại
Trong các năm từ 2003 đến 2005, Sở Công Thƣơng chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình XTTM cho cả năm, các hoạt động XTTM chỉ mang tính sự vụ, theo các chƣơng trình cụ thể. Từ năm 2006 Sở Công Thƣơng đã triển khai xây dựng chƣơng trình XTTM cho cả giai đoạn (Giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015) và đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.
Hàng năm khi xây dựng chƣơng trình XTTM, Sở Công Thƣơng đều dự thảo chƣơng trình trên cơ sở các kết quả điều tra thu đƣợc, sau đó tổ chức hội nghị lấy ý kiến các ngành và doanh nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt. Chƣơng trình XTTM hàng năm đƣợc xây dựng dựa trên chƣơng trình khung của cả giai đoạn. Mặt khác, nó còn đƣợc dựa trên các yếu tố nhƣ: Thông qua kết qua hoạt động của năm trƣớc, thông qua xác định nhu cầu của doanh nghiệp, thông qua việc nhận định, đánh giá tình hình và dự đoán xu hƣớng
- 30 -
phát triển kinh tế trong nƣớc và thế giới, nguồn kinh phí đƣợc cấp, ý kiến các ngành liên quan trong tỉnh...
Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của các ngành và doanh nghiệp vào chƣơng trình XTTM hàng năm có ý nghĩa quan trọng. Bởi qua đó Sở Công Thƣơng sẽ có đƣợc những góc nhìn khác, khách quan hơn trong việc lựa chọn những chƣơng trình, những hoạt động XTTM phù hợp.
Về phía doanh nghiệp sẽ có cơ hội đƣa ra những quan điểm, nhận định của mình, những khó khăn, vƣớng mắc và những cơ hội để tiếp cận với chƣơng trình XTTM chung của tỉnh.
Ngoài khung chƣơng trình XTTM chung đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, các chƣơng trình đột xuất sẽ đƣợc Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng xây dựng kế hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt theo từng nội dung cụ thể.
2.2.3. Lựa chọn các hình thức xúc tiến thương mại
Các hình thức XTTM đƣợc Sở Công Thƣơng lựa chọn theo theo từng