Nội dung hoạt động của tổ chức xúc tiến thƣơng mại cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại của sở công thương hải dương đến 2020 luận văn ths (Trang 25 - 85)

- 17 -

1.2.1. Xác định nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp

Các tổ chức XTTM có nhiệm vụ hỗ trợ, hƣớng dẫn và giúp doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Mọi hoạt động của tổ chức đều phải xuát phát từ thực tế, từ nhu cầu của doanh nghiệp mà tổ chức các hoạt động. Muốn vậy, các tổ chức này phải bắt đầu từ khâu nghiên cứu, xác định nhu cầu về XTTM của doanh nghiệp.

Để thực hiện bƣớc này, các tổ chức xúc tiến có thể thông qua nhiều hình thức nhƣ: Tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, phiếu điều tra nhu cầu của doanh nghiệp...

1.2.2. Xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại

Hàng năm và 5 năm, Chính phủ đều tiến hành xây dựng Chƣơng trình XTTM quốc gia theo định hƣớng về thị trƣờng, về ngành hàng xuất khẩu, chiến lƣợc xuất khẩu của từng thời kỳ. Mục tiêu của Chƣơng trình XTTM quốc gia nhằm tăng cƣờng hoạt động XTTM, phát triển thị trƣờng xuất khẩu; gắn kết hoạt động và tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động XTTM; góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong cả nƣớc.

Trên cơ sở Chƣơng trình XTTM quốc gia, các tổ chức xúc tiến tại các địa phƣơng sẽ xây dựng một chƣơng trình XTTM cho riêng mình, sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của các doanh nghiệp tại địa phƣơng. Tuy nhiên, chƣơng trình XTTM phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải hƣớng tới mục tiêu mở rộng thị trƣờng, phát triển xuất khẩu, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế của từng thời kỳ.

- Phải có tính khả thi và hợp lý về phƣơng thức triển khai, tiến độ và thời gian; các nguồn lực về tài chính, con ngƣời, cơ sở vật chất...

- Nguồn kinh phí thực hiện một phần do Nhà nƣớc hỗ trợ thông qua các đơn vị chủ trì, một phần do doanh nghiệp tham gia đóng góp.

- 18 -

Kế hoạch để thực hiện Chƣơng trình đƣợc xây dựng càng chi tiết sẽ càng thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc xây dựng kế hoạch một cách kho học cũng sẽ là căn cứ cho từng bƣớc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc.

1.2.3. Lựa chọn các hình thức xúc tiến thương mại

Việc thực hiện hoạt động XTTM sẽ tùy thuộc vào từng chủ thể mà lựa chọn hình thức XTTM phù hợp. Chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn hình thức là: Quảng cáo, khuyến mại, trƣng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ, triển lãm... Chủ thể thực hiện là Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ hoặc các hiệp hội, ngành nghề thì hình thức XTTM đƣợc lựa chọn có thể nhƣ sau:

- Giới thiệu hoặc tổ chức (hay phối hợp tổ chức) các hội chợ, triển lãm trong nƣớc và quốc tế; tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài cùng giao lƣu, tiếp xúc, mua bán hàng hóa, dịch vụ.

- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, hội nghị chuyên đề, có sự tham gia của các thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức các phòng trƣng bày để các doanh nghiệp tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

- Tổ chức các đoàn nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng nƣớc ngoài; đón tiếp các đoàn doanh nghiệp nƣớc ngoài tới Việt Nam nghiên cứu, hợp tác, đầu tƣ kinh doanh.

- Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xây dựng website, các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử; gắn logo quảng bá; thông tin, phổ biến các văn bản, chế độ chính sách mới, các thông tin về thì trƣờng trong nƣớc và thế giới.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, kỹ năng XTTM cho doanh nghiệp.

- 19 -

Sau khi đã lựa chọn đƣợc hình thức xúc tiến thƣơng mại phù hợp, đơn vị có chức năng thực hiện sẽ lần lƣợt triển khai tổ chức, thực hiện các nội dung trong chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt theo đúng mục tiêu, tiến độ đã đề ra.

Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện sẽ lựa chọn những chƣơng trình, nhƣng hoạt động theo thứ tự: Có hiệu quả hơn sẽ ƣu tiên thực hiện trƣớc, ít hiệu quả hơn sẽ thực hiện sau hoặc đề xuất với cơ quan chức năng điều chỉnh nôi dung thực hiện cho phù hợp.

1.2.5. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình

Sau mỗi một giai đoạn thực hiện chƣơng trình XTTM cần phải đánh giá, nhìn nhận lại những kết quả thực hiện của chƣơng trình. Đây là một việc làm khó khăn nhƣng lại hết sức cần thiết, bởi những lý do sau:

- Đánh giá xem Chƣơng trình có đáp ứng mục tiêu đã đề ra hay không. - So sánh hiệu quả của các hình thức XTTM, để từ đó đƣa ra những biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả các chƣơng trình tiếp theo.

Về mặt lượng, ngƣời ta có thể dựa vào các số liệu thống kê để đánh giá:

Số đợt, số ngƣời, hình thức xúc tiến đƣợc tổ chức? Bao nhiêu hợp đồng hay biên bản ghi nhớ đƣợc ký kết? Tổng giá trị các hợp đồng và trị giá bình quân các hợp đồng là bao nhiêu? Quy mô của mỗi hoạt động XTTM đƣợc thực hiện...

Về phía doanh nghiệp, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động này bằng cách thống kê và so sánh chỉ tiêu về KNXK, doanh số tiêu thụ, lợi nhuận, thị phần... trƣớc và sau khi Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại đƣợc duyệt.

Nói khác đi, đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt lƣợng chính là phân tích sự tăng trƣởng của các chỉ tiêu có liên quan so với trƣớc khi tiến hành.

Về mặt chất, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động XTTM thông qua các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 20 -

không? Có tuân thủ nguyên tắc cơ bản không? Có tạo đƣợc sự tin cậy từ phía các doanh nghiệp hay không? Có bao nhiêu ngƣời biết và nhớ đến Chƣơng trình XTTM đƣợc tổ chức.

Kết hợp cả 02 nhóm chỉ tiêu này ta có thể đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá hiệu quả của hoạt động XTTM, những mặt làm tốt và chƣa tốt, những bài học kinh nghiệm cho các lần tổ chức tiếp theo.

1.3. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại của một số tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các Sở Công Thƣơng, Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại trong cả nƣớc trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại rất tích cực. Đặc biệt là sự phối hợp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh kết nối sản xuất, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, tạo các điều kiện cần thiết cho phát triển hệ thống phân phối. Nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đã hình thành đƣợc các mục tiêu ƣu tiên cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại; nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã đƣợc nâng lên; các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chiến lƣợc xúc tiến thƣơng mại. Có thể kể ra một số địa phƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiề nét tƣơng đồng với tỉnh Hải Dƣơng nhƣ sau:

Thành phố Hải Phòng: Trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại, Hải Phòng

luôn coi trọng sự hợp tác, liên kết và hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa tổ chức xúc tiến thƣơng mại với nhau, giữa tổ chức xúc tiến thƣơng mại với các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp từ đó tạo đƣợc sự gắn kết, hợp tác hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Hiện nay Hải Phòng đã xây dựng đƣợc hệ thống thông tin thƣơng mại có tính chiến lƣợc và

- 21 -

chiều sâu; khả năng cung ứng các dịch vụ nghiên cứu thị trƣờng, tƣ vấn, phát triển sản phẩm đƣợc nâng cao, có mục tiêu rõ ràng, có khả năng lƣợng hóa, tính khả thi cao và thể hiện sự cần thiết đối với các thông tin mà Sở Công Thƣơng, Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại cung cấp.

Tỉnh Bắc Giang: Luôn quan tâm, đẩy mạnh việc liên kết và hợp tác trong

việc tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Tỉnh Bắc Giang luôn coi việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong nƣớc và quốc tế là cách thức tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng, tới đối tác và khách hàng. Do vậy tỉnh rất tích cực tham gia quảng bá sản phẩm trong các hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trƣờng một cách quy củ, đặc biệt là đối với sản phẩm nông sản, trong đó có vải Thiều. Thông qua đó có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại của tỉnh Bắc Giang. Mặc khác, nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại mạnh, từ đó có điều kiện đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Vị trí, vai trò của Sở Công Thƣơng, của Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại đƣợc nâng cao.

Tỉnh Thái Bình: Chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại, tỉnh Thái Bình luôn

đƣợc xây dựng phù hợp với chiến lƣợc phát triển xuất khẩu quốc gia và chiến lƣợc phát triển ngành hàng và mục tiêu của Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Nguyên nhân là do Thái Bình đã luôn chủ động, nắm bắt và xác định đƣợc đúng đắn và cụ thể nhu cầu xúc tiến thƣơng mại của doanh nghiệp trên thị trƣờng mục tiêu. Từ đó các mục tiêu, đề án đề ra đƣợc cụ thể, rõ ràng, lƣợng hóa đƣợc và tính khả thi cao.

1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến thƣơng mại

Nhằm đảm bảo Chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại của một tổ chức hoạt động hiệu quả, không gặp phải những khó khăn trong khi thực hiện, tránh lãng phí tiền của, thời gian tập và trung quá nhiều nhân lực, vật lực một cách

- 22 -

không cần thiết. Bất kể một hoạt động xúc tiến thƣơng mại nào cũng đều hƣớng vào một mục tiêu nhất định và không bao giờ hoạt động độc lập mà cần phải phối hợp các hoạt động, lĩnh vực khác nhau và phải đảm bảo các nguyên tắc.

Nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc cân đối. Nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc liên tục.

Các nguyên tắc trên phải dựa trên định hƣớng thị trƣờng mục tiêu và khách hàng trọng điểm để đánh giá hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng của hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Do vậy, muốn đảm bảo hoạt động xúc tiến thƣơng mại đi đúng hƣớng và đƣợc thực hiện nhịp nhàng phải có hệ thống theo dõi, đồng thời phải có các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện của mỗi chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại

Bên cạnh đó, các quy trình, tiêu chí đánh giá xem xét các nỗ lực và kết quả hoàn thành các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã triển khai cũng cần đƣợc làm rõ để ƣớc lƣợng giá trị của một hoạt động xúc xúc tiến thƣơng mại . Việc sử dụng các dữ kiện trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã tổ chức sẽ giúp nhận ra các thành công hoặc các vấn đề tồn tại, hạn chế trong dài hạn mà một cơ quan, một tổ chức không thể nhìn thấy trong ngắn hạn. Hệ thống đánh giá này phải đảm bảo các mục đích sau:

- Xác định điều gì đang và sẽ xảy ra trong suốt qua trình thực hiện xúc tiến thƣơng mại.

- Đo lƣờng chất lƣợng của các hoạt động đã thực hiện. - Xác định các tiến trình hoạt động phù hợp.

Mỗi địa phƣơng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia có một cách xác định các tiêu chí đánh giá hiểu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại khác nhau. Tuy

- 23 -

nhiên, trên cơ sở những phân tích của các nhà khoa học trên thế giới, phân tích thực tiễn kinh nghiệm của một số địa phƣơng bạn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có những nét tƣơng đồng với tỉnh Hải Dƣơng và trên cơ sở Quyết định số 0912/QĐ-BCT, ngày 01/03/2011 của Bộ Công Thƣơng, về việc ban hành Tiêu chí đánh giá, thẩm định Chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xúc xúc tiến thƣơng mại phù hợp với đặc thù phát triển KT-XH của Hải Dƣơng nhƣ sau:

1.4.1. Hoạt động XTTM phải có mục tiêu rõ ràng, có khả năng lượng hóa, tính khả thi cao và thể hiện sự cần thiết của chương trình XTTM

Chƣơng trình XTTM địa phƣơng phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển xuất khẩu quốc gia; chiến lƣợc phát triển ngành hàng và mục tiêu của Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Đơn vị chủ trì chứng minh đƣợc chƣơng trình xuất phát từ nhu cầu xúc tiến thƣơng mại của doanh nghiệp trên thị trƣờng mục tiêu. Mục tiêu đề án cụ thể, rõ ràng, có khả năng lƣợng hóa, và tính khả thi cao.

1.4.2. Nội dung hoạt động phải rõ ràng, rõ tiến độ thực hiện, rõ mục tiêu và kế hoạch tài chính sát thực tế

Về tổng thể, hoạt động xúc tiến thƣơng mại phải rõ ràng, đảm bảo tính tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và tiết kiệm; phân tích rõ đối tƣợng mục tiêu, mặt hàng mục tiêu, thị trƣờng mục tiêu từ đó đề ra các biện pháp phù hợp. Về chi tiết, phải làm rõ nội dung các hoạt động chính, phƣơng thức triển khai, kế hoạch, tiến độ thực hiện chƣơng trình.

Kế hoạch tài chính rõ ràng, sát thực tế, phù hợp với các quy định hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 24 -

Kết quả các hoạt động XTTM do các chủ thể thực hiện phải đạt đƣợc mục tiêu đề ra về số lƣợng và chất lƣợng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, có tính chuyên nghiệp cao và đƣợc đánh giá tốt.

Chủ thể thực hiện chủ trì thanh quyết toán với doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính đúng quy định. Nắm vững thực trạng về mặt hàng, thị trƣờng, doanh nghiệp, môi trƣờng cạnh tranh, phân tích rõ lợi thế cạnh tranh và đề ra đƣợc định hƣớng xúc tiến thƣơng mại rõ ràng

Chủ thể thực hiện phải có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm bảo chất lƣợng triển khai các hoạt động XTTM. Có khả năng phối hợp với các đối tác uy tín trong và ngoài nƣớc để thực hiện các chƣơng trình XTTM.

1.4.4. Đánh giá được hiệu quả của hoạt động XTTM

Phải phân tích rõ đƣợc hiệu quả chung của chƣơng trình XTTM, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, các đối tƣợng hƣởng lợi, nhận diện đƣợc rủi ro, đồng thời có các phƣơng án dự phòng.

Như vậy, chƣơng 1 của Luận văn đã khái quát những nghiên cứu lý luận

cơ bản về XTTM nhƣ: Khái niệm, vai trò, các hình thức XTTM cũng nhƣ nội dung hoạt động của XTTM và cho thấy XTTM đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Nội dung của chƣơng 1 cũng đã đƣa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động XTTM của một tổ chức. Đây chính là cơ sở, là khung lý thuyết để tác giả vận dụng vào phân tích thực trạng công tác XTTM của Sở Công Thƣơng tỉnh Hải Dƣơng tại chƣơng 2.

- 25 -

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI CỦA SỞ CÔNG THƢƠNG HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2013

2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Sở Công Thương Hải Dương

Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 36/QĐ- UBND, ngày 20/6/2008 của UBND tỉnh Hải Dƣơng, trên cơ sở sáp nhập Sở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại của sở công thương hải dương đến 2020 luận văn ths (Trang 25 - 85)