Tự đánh giá của học sinh về mức độ đáp ứng công việc khi bắt đầu đi làm

Một phần của tài liệu quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề mỏ hồng cẩm - vinacomin đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (Trang 72 - 118)

công việc khi bắt đầu đi làm

STT Tiêu chí đánh giá Điểm

TB thứ bậc

1 Tiếp cận công nghệ hiện đại ở nơi làm việc 2,56 1 2 Khả năng thích ứng mơi trường làm việc. 1,54 6

3 Khả năng hợp tác trong công việc 1,72 5

4 Sự đáp ứng về trình độ kiến thức, chun mơn 2,3 2

5 Sự đáp ứng về khả năng thực hành 2,33 3

6 Thái độ và tác phong nghề nghiệp 2,08 4

Thông qua kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy đại đa số học sinh khi bắt đầu đi làm đều gặp khó khăn khi tiếp cận với công nghệ hiện đại ở nơi làm việc. Trong khi đó suốt thời gian học ở trường các em phải thường xuyên tiếp cận với trang thiết bị lạc hậu, việc tiếp cận với trang thiết bị mới tiên tiến là rất ít, đây là tình trạng chung hiện nay trong hệ thống trường nghề của Việt Nam, việc đầu tư cơ sở vật chất cho Đào tạo nghề còn rất nhiều hạn chế do sự quan tâm chưa đúng mức của các đơn vị chủ quản.

Kiến thức cũ, lạc hậu không theo kịp với tiến bộ khoa học và công nghệ, hơn nữa do quan điểm dạy cái có chứ khơng phải dạy cái người học cần cịn tồn tại, một phần khơng thể không nhắc tới cịn do trình độ của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ. Tiếp đó là khó khăn về năng lực thực hành, điều này hồn tồn logíc vì với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu cùng với trình độ giáo viên cịn hạn chế thì khả năng thực hành của học sinh sẽ khơng tốt.

Do đó những hạn chế trong quản lý chất lượng Đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin cần phải thay đổi biện pháp quản lý thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo.

Để đánh giá một cách khách quan, chúng tôi đã tiến hành dùng phương pháp phỏng vấn các ý kiến cho thấy:

Nội dung, chương trình đào tạo phải ln được điều chỉnh để kịp với yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, hiện nay cơng nghệ thơng tin, hệ thống tự hố rất phát triển và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thiết bị hiện đại, với nội dung đào tạo lạc hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 như hiện nay thì hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp phải dành nhiều thời gian cho việc bổ túc tay nghề thì mới tiếp cận được với cơng việc.

Tiếp theo ý kiến đóng góp của học sinh thì đào tạo cần phải gắn với nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu của xã hội. Theo các em thì các nhà quản lý giáo dục cần có dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội cả về quy mơ, số lượng, chất lượng từ đó mới có chiến lược đào tạo đúng đắn giúp cho người học khơng bị lãng phí thời gian, tiền bạc cho việc học tập.

Một ý kiến đóng góp làm chúng ta đáng quan tâm, theo các em thì nhà trường cần tạo điều kiện, liên hệ cho học sinh được thực tập tại các doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt cho học sinh tiếp xúc với thực tế công việc, được làm quen với môi trường công việc, được rèn luyện tác phong tại nơi sản xuất, điều đó giúp các em sớm hình thành tác phong cơng nghiệp và thuận lợi hơn khi bắt đầu đi làm.

2.3.8. Đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động về mức độ cần thiết của việc trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành nghề cho học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành nghề cho học sinh

Doanh nghiệp sử dụng lao động là khâu cuối cùng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề, để khách quan và có biện pháp quản lý đúng đắn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh nghề của Trường.

Bảng 2.13. Đánh giá của các doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề cần trang bị cho học sinh

STT Tiêu chí đánh giá Điểm TB thứ bậc

1 Kỹ năng giao tiếp 2,2 8

2 Khả năng làm việc theo nhóm 2,66 3

3 Kiến thức lý thuyết 2,55 4

4 Kỹ năng thực hành 2,7 2

5 Khả năng thích ứng với cơng việc 3,0 1

6 Sử dụng máy vi tính 2,5 5

7 Ngoại ngữ 2,25 6,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các doanh nghiệp thì khả năng thích ứng với cơng việc của học sinh được họ rất quan tâm, bảng 2.13 được đánh giá với kết quả (điểm số TB = 3,0) xếp thứ nhất. Theo họ thì phần lớn học sinh sau khi ra trường khi đến với doanh nghiệp họ cần phải có thời gian tập sự rất dài để làm quen với cơng việc, có thể khẳng định rằng đây là thời gian học việc của người lao động vì đây là thời gian họ rất bỡ ngỡ khi đi vào hoạt động nghề nghiệp tại thực tiễn.

Tiếp theo là kỹ năng thực hành (điểm số TB = 2,7) xếp thứ hai. Thực tế tại trường thì học sinh mới chỉ hình thành kỹ năng nghề nghiệp ở mức độ cơ bản, dàn trải trong khi đó khi đi làm họ phải tiếp xúc với cơng việc thực tế nếu khơng có kỹ năng thực hành thì người lao động sẽ vơ cùng khó khăn trong môi trường lao động độc lập.

Khả năng làm việc theo nhóm có kết quả (điểm số TB = 2,66) xếp thứ ba. Theo chuyên gia thì trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện nay người lao động khơng có tính hợp tác trong cơng việc, điều kiện này xuất phát từ tính ích kỷ khi phải chạy theo thu nhập từ cơng việc khốn. Khi tính hợp tác trong cơng việc khơng cao thì chất lượng cơng việc cũng bị ảnh hưởng theo, do đó các chuyên gia cho rằng trong Đào tạo nghề nghiệp thì cần đào tạo cho các em tính hợp tác trong khi làm việc.

Kiến thức lý thuyết có kết quả là (điểm số TB = 2,55) và khả năng sử dụng máy vi tính (điểm số TB = 2,5). Các nội dung kiến thức khác đều được đánh giá ở mức độ cần thiết rất cao. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp hiện nay họ đòi hỏi người thợ phải có khả năng làm việc khá hồn thiện, đây là một thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo nói riêng và ngành Giáo dục Đào tạo nói chung.

Chúng tơi đã tiến hành dùng phương pháp phỏng vấn để đánh giá về việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay, theo ý kiến các chuyên gia thì:

Nội dung, chương trình đào tạo cần phải được điều chỉnh luôn tục để theo kịp với yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, hiện nay công nghệ thông tin, thiết bị tự động hoá rất phát triển và được ứng dụng nhiều trong các máy móc thiết bị, với nội dung đào tạo lạc hậu như hiện nay thì hầu như người lao động mặc dù đã qua đào tạo nhưng vẫn phải dành nhiều thời gian cho việc bổ túc tay nghề thì mới tiếp cận được với cơng việc của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 Ý kiến tiếp theo của chuyên gia thì việc quản lý xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về lý thuyết, có tay nghề cao, thường xuyên tiếp cận với khoa học công nghệ mới của ngành là khâu quan trọng trong công tác Đào tạo nghề.

Một ý kiến đóng góp khác của các chuyên gia làm chúng ta rất quan tâm đó là nhà trường cần tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại và giáo viên cần khai thác có hiệu quả trang thiết bị hiện có của nhà trường nhằm phát huy tối đa tác dụng của các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Tổ chức liên kết đào tạo tại các cơ sở sản xuất. Đây là cơ hội tốt cho học sinh tiếp xúc với thực tế công việc, được làm quen với môi trường công việc, được rèn luyện tác phong làm việc tại nơi sản xuất, điều đó giúp các em sớm hình thành tác phong cơng nghiệp và thuận lợi hơn khi bắt đầu đi làm.

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lƣợng đào tạo nghề ở trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng cẩm - Vinacomin

Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin cho thấy các đặc điểm như sau:

2.4.1. Mặt mạnh

- Bộ máy lãnh đạo, quản lý năng động, linh hoạt trong điều hành, tổ chức và quản lý quá trình đào tạo nghề.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của nhà trường hiện nay có trình độ chun mơn, tinh thông nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng tâm hiệp lực. Có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của khoa học công nghệ hiện đại.

- Nguồn tài chính, CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề có thể đáp ứng được cơ bản yêu cầu cần thiết để tổ chức đào tạo trong tình hình hiện nay.

- Về chất lượng đào tạo của trường luôn được giữ vững và ổn định, đã có thương hiệu từ nhiều năm nay. Trường là đơn vị đi đầu trong khối các trường đào tạo của ngành than nói riêng và trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh nói chung Qua thực tế lao động sản xuất có rất nhiều học sinh đã trưởng thành, có tay nghề giỏi, trở thành những cán bộ kỹ thuật nòng cốt của các doanh nghiệp. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Nhà trường đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, chất lượng đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 khơng ngừng được nâng cao. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo từng bước được cải tiến, gắn lý thuyết và thực tiễn sản xuất theo hướng đầu tư của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận

- Mối quan hệ của Trường với địa phương, các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp được nhà trường quan tâm đúng mức nên đã thu hút được nhiều học sinh vào học nghề, củng cố “Thương hiệu” cũng là một điểm mạnh của nhà trường.

- Công tác quản lý trong nhà trường là có kỷ cương, tình thương và trách nhiệm, đây là điểm mạnh để cha mẹ học sinh phụ huynh học sinh yên tâm, tin tưởng gửi con em vào học nghề tại Nhà trường.

2.4.2. Mặt tồn tại

- Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo nghề của trường còn chưa chuyển biến tích cực, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế của các đơn vị sản xuất. Việc đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cịn chậm, chưa cập nhật được nhiều thông tin mới, phương pháp dạy học mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, cịn chưa thực sự phát huy tốt tính sáng tạo, chủ động của người học, còn chưa kết hợp thật chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của học sinh, học tập chính khố với ngoại khố, cịn nặng về lý thuyết...

- Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động có nhiệt huyết, có trình độ lý thuyết chun mơn vững, tuy nhiên trình độ tay nghề cũng như kinh nghiệm trong thực tế sản xuất còn thấp. Điều này cũng đặt ra thách thức lớp với lãnh đạo nhà trường trong công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng nâng cao tay nghề cũng như hiểu biết về thực tế sản xuất.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại đã được đầu tư lâu nên hiện đã xuống cấp và lạc hậu. Để phát triển các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất thì phải trang bị mới hoặc thay thế bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên việc đầu tư trang thiết bị đào tạo mới cần nguồn tài chính rất lớn mặc dù có ngân sách của nhà nước nhưng đây cũng là một khó khăn cho Nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66

2.4.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề phát triển.

- Khâu quản lý, chỉ đạo còn thiếu cụ thể: Phân công, phân cấp chỉ đạo còn chồng chéo nên hiệu quả điều hành chưa cao. Trình độ, năng lực quản lý của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo...

- Cịn thiếu hệ thống thơng tin, dự báo phục vụ cho việc phát triển và đào tạo nghề.

- Nội dung, chương trình, quy trình đào tạo chưa được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, chưa được chuẩn hố thống nhất theo các nhóm ngành và ngành đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho dạy nghề và học nghề còn yếu, chưa tận dụng khả năng sẵn có...

- Ngân sách và các yếu tố đảm bảo cho đào tạo, huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ chế chính sách cịn chưa phù hợp, còn chưa thật sự gắn kết chặt chẽ Đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động có tay nghề.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, cịn chưa được chuẩn hố kịp thời..., cịn thiếu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong Đào tạo nghề.

- Tính năng động sáng tạo cịn chưa cao, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức q trình đào tạo.

- Quy mơ, cơ cấu ngành nghề đào tạo mới tập trung vào một số nghề đã có sẵn các điều kiện đảm bảo (giáo viên, phòng học, xưởng trường, trang thiết bị dạy học...), chủ yếu các nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã và vốn có, chưa tập trung vào đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động - việc làm...

- Đội ngũ cán bộ giáo viên chưa đồng bộ, chưa tương xứng với nhiệm vụ và quy mô đào tạo của nhà trường...

- Chưa kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh, nội dung thi, kiểm tra cịn chưa đồng bộ thiếu tính thống nhất trong tồn trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67

Kết luận chƣơng 2

Cho đến nay Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin đã có một bề dày truyền thống với những thành tựu đáng tự hào. Nguyên nhân là do:

- Đã nhận rõ tầm quan trọng của công tác dạy nghề. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ ”Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, cơng nghệ cao. Hình thành các khu cơng nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, năng động”.[8]

- Được sự quan tâm của Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác tạo điều kiện về con người, cơ sở vật chất cho nhà trường khắc phục khó khăn từ giai đoạn mới đến nay.

Trường đã có sự nỗ lực khơng ngừng trong việc nâng cao CLĐT, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Nhà trường chủ động liên kết với các doanh nghiệp, tìm hiểu, phân tích yêu cầu các bên liên quan để xây dựng nội dung chương trình, phương pháp dạy học phù hợp. Mặt khác, trường có sự liên kết đào tạo với các trường đại học kỹ thuật, giúp học sinh có điều kiện học liên thông

Một phần của tài liệu quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề mỏ hồng cẩm - vinacomin đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (Trang 72 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)