Quy trình quản lý xây dựng kế hoạch phối hợp với CMHS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 117)

Định hướng cụ thể nhiệm vụ năm học Dự thảo kế hoạch phối hợp hoạt động với CMHS (lần 1) Họp Ban đại diện CMHS (lần 1) Lấy ý kiến chung (lần 1) KH phối hợp với CMHS hoàn chỉnh được HT phê duyệt KH phối hợp với CMHS hoàn chỉnh NQ hội nghị CB, CC về nhiệm vụ năm học Hồn thiện bản KH (lần 2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 Nội dung của kế hoạch phối hợp thực hiện các nhiệm vụ với cha mẹ học sinh của nhà trường cần phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản của một bản kế hoạch. Cụ thể là:

- Phân tích đặc điểm tình hình: Căn cứ pháp lý, đặc điểm tình hình của đơn vị (mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức), kết quả thực hiện của năm học trước, các nguồn lực hiện có để thực hiện tốt kế hoạch.

- Chỉ ra nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể: Nêu rõ nhiệm vụ cụ thể ở từng thời điểm của năm học, có để khoảng trống các nội dung ở cuối kế hoạch từng tháng để bổ sung các nhiệm vụ do thống nhất các chương trình với cha mẹ học sinh.

- Xây dựng các biện pháp tổ chức và thời điểm thực hiện cụ thể: Phải thể hiện cụ thể được các biện pháp thực hiện từng nội dung, biện pháp huy động các nguồn lực,…với thời gian cụ thể; đồng thời phải xác định và lường trước những khó khăn có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục.

Bên cạnh kế hoạch phối hợp hoạt động của nhà trường là kế hoạch phối hợp hoạt động với cha mẹ học sinh của các tổ chuyên môn, của giáo viên chủ nhiệm. Kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch của giáo viên đã được các tổ đánh giá cụ thể tại biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn(đây là một loại hồ sơ đánh giá công tác thi đua của trường tiểu học) từng tháng, kế hoạch phối hợp hoạt động với cha mẹ học sinh của nhà trường cũng có biên bản đánh giá định kì theo u cầu cơng việc. Căn cứ vào đó hiệu trưởng có thể KT - ĐG, chỉ đạo thực hiện kế hoạch vận hành theo đúng lộ trình đã xây dựng.

Cơng tác quản lý phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, là một yếu tố quyết định sự thành bại của một dây truyền. Hiệu trưởng cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều, đưa ra quyết định quyết đoán, phù hợp. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh và quản lý tốt cơng tác này sẽ góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình mới.

iii. Điều kiện thực hiện kế hoạch

Để thực hiện kế hoạch hóa hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các điều kiện sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 - Nắm vững chương trình, kế hoạch năm học do ngành triển khai.

- Phân tích đặc điểm của đơn vị trong năm học về mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức(phân tích SWOST).

- Cùng Ban giám hiệu, các tổ chức thành lập hội cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục.

- Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm để những kế hoạch thiết thực, khả thi.

3.2.3. Xây dựng hệ thống cam kết giữa nhà trường với Cha mẹ học sinh, hoàn thiện cơ chế phối hợp nhà trường với cha mẹ học sinh thiện cơ chế phối hợp nhà trường với cha mẹ học sinh

i. Mục đích của biện pháp:

Cơ chế quản lý được hiểu là một bộ máy và bộ máy này được vận hành theo một qui trình có tính kế hoạch và phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện các mục tiêu.....

Trong hồn cảnh hiện nay khơng nhất thiết phải sinh ra một bộ máy cồng kềnh và cứng nhắc. Bộ máy có thể hoạt động theo kiểu gắn kết linh hoạt tuân theo các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đã được ban hành trong Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy khác.

Vì vậy xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh là cơ sở và là căn cứ để mỗi bên thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong hoạt động phối hợp giáo dục nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Các cam kết là cơ sở để giúp cho việc phối hợp hiệu quả nhất.

ii. Nội dung và cách thực hiện

* Ở cấp trường:

- Hiệu trưởng xây dựng các cam kết phối hợp với hội cha mẹ học sinh về các công tác liên quan đến giáo dục học sinh, xã hội hóa giáo dục, khuyến học, thi đua khen thưởng, phối hợp thực hiện các mục tiêu theo định hướng trường chuẩn quốc gia, các chương trình giáo dục mới,...

- Xây dựng sự phối hợp nhà trường với tổ chức cha mẹ học sinh qua các cam kết về nghĩa vụ giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 - Xây dựng sự phối hợp nhà trường với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện qua các qui chế định rõ trách nhiệm về chương trình giáo dục tiểu học.

* Ở cấp lớp: Giáo viên chủ nhiệm thực hiện biên bản ghi nhớ về trách nhiệm của cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục toàn diện học sinh lớp chủ nhiệm. Giáo viên giao nhiệm vụ với từng nội dung cụ thể rõ ràng cho cha mẹ học sinh thực hiện và ký cam kết thực hiện giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thông qua các bản cam kết.

Cụ thể xây dựng cơ chế và cam kết trong việc nâng cao thành tích học tập của học sinh.

Xây dựng cơ chế và cam kết trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

Xây dựng cơ chế và cam kết trong việc giáo dục lao động, giáo duc thẩm mỹ, giáo dục mơi trường, giáo dục phịng chống các tệ nạn xã hội vv...

iii. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và các nội dung cam kết phối hợp hoạt động với cha mẹ học sinh.

- Tham mưu cho các cấp ủy đảng chính quyền địa phương xây dựng các cơ chế phối hợp phù hợp, hiệu quả.

- Triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh, các tổ chức địa phương, chính quyền về các cam kết và cơ chế phối hợp với cha mẹ học sinh để thực hiện và góp phần thực hiện các mục tiêu của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng kết, rút kinh nghiệm đưa ra các bài học bổ ích về cơng tác phối hợp với cha mẹ học sinh trên nhiều lĩnh vực.

3.2.4. Quản lý việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin trường học với cha mẹ học sinh cha mẹ học sinh

i. Mục đích của biện pháp:

Đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh đơn giản, hiệu quả, khả thi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác phối hợp với cha mẹ học sinh giúp nhà quản lý hoàn thiện năng lực quản lý trong sự phát triển của đất nước hiện nay. Mở rộng hệ thống thông tin tới cha mẹ học sinh nhằm thực hiện thường xuyên mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Trong các dịp hội nghị phu huynh học sinh, hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận chun mơn xây dựng các nội dung, hình ảnh nổi bật, các tấm gương của học sinh, của cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, những tấm gương học sinh tiêu biểu xuất sắc của nhà trường, những tấm gương học sinh vượt khó vươn lên, góc học tập, những thành tích điển hình của nhà ngfm những tấm gương thầy cơ tận tuy “Tất của vì học sinh thân u’’, .....làm thành những nội dung thảo luận, tham luận thông qua các bài viết báo, hình ảnh, thước phim sinh động, gắn liền với thực tiễn địa phương.

Truyển tải những thơng tin, hình ảnh đó lên trang website của đơn vị, lồng ghép những nội dung này trong các hội nghị phụ huynh học sinh, trong các ngày lễ lớn mà nhà trường tổ chức. Tuyên truyền rộng rãi tới phụ huynh học sinh những nội dung đạt được của sự phối hợp đồng bộ với hội cha mẹ học sinh để thấy được tầm quan trọng của sự phối hợp đó.

Khuyến khích các bậc cha mẹ học sinh có những ý kiến xây dựng và đóng góp với trang điện tử của nhà trường, hướng dẫn cụ thể những cách tiếp cận đơn giản nhất để cán bộ giáo viên và phụ huynh có thể hiểu và chia sẻ.

Xây dựng các bảng thông tin của nhà trường về những công khai theo quy định để học sinh, phụ huynh có thể tìm hiểu và đóng góp xây dựng ý kiến với nhà trường.

Hiệu trường thường xun có kế hoạch kết hợp cơng việc tiếp xúc với hội cha mẹ học sinh để có thể hiểu được những tâm tư, nguyện vọng.

Chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, xây dựng các diễn đàn phối hợp giáo dục, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 thể trực tiếp tới nhà học sinh thăm, tìm hiểu về hồn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, tuyên truyền các em có khát vọng và hồi bão vươn lên. Ghi lại những hình ảnh đẹp để lưu lại trang website của nhà trường.

Hàng tuần, hàng tháng, hiệu trưởng có đánh giá sơ kết cơng tác phối hợp với cha mẹ học sinh trong phiên họp cơ quan thường kì của nhà trường, đưa ra các giải pháp để xây dựng và quản lý hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh hiệu quả hơn.

iii. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trường học: Mạng Internet, lắp camera các phịng học, nâng dần trình độ công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên nhà trường.

- Xây dựng website của đơn vị, thường xuyên đăng các thông tin về sự phát triển của nhà trường tới toàn thể cha mẹ học sinh.

- Cha mẹ học sinh phải thường xuyên truy cập thông tin trên website của trường để biết thông tin về nhà trường và kết quả học tập của học sinh.

Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên cập nhật thông tin mới về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lên mạng để cha mẹ học sinh được biết về kết quả học tập của con em.

3.2.5. Quản lý việc tăng cường thực hiện tốt mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh

i. Mục đích của biện pháp:

Đưa ra giải pháp quản lý tốt việc tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh để phối hợp làm tốt công tác giáo dục. Đồng thời Hiệu trưởng có thể điều chính q trình giáo dục của nhà trường nhằm đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra.

Tuyên truyền, vận động đến hội cha mẹ học sinh, có mối liên hệ mật thiết trong công tác phối hợp giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

ii. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Từ góc độ cá nhân mà nhiều người đã xem gia đình là tiểu xã hội. Trong các cá thể sinh ra và lớn lên cho đến khi tách ra thành một tiểu xã hội riêng cho mình. Đơn vị nhỏ nhất của xã hội này chứa đựng đầy đủ các mối quan hệ của xã hội vi mơ. Song có điều các quan hệ ấy bị chi phối bởi một yếu tố đặc thù đó là quan hệ hôn nhân và huyết thống. Cho nên con người từ khi lọt lịng đến khi trưởng thành ln có tất cả các mối quan hệ xã hội nhưng đã bị khúc xạ bởi quan hệ gia đình thơng qua hoạt động thực tiễn hàng ngày của cha mẹ dưới rất nhiều dạng khác nhau.

Vai trị của gia đình - tế bào của xã hội là vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc cứu vãn lớp trẻ. Có một gia đình hạnh phúc với mọi thành viên đều quan tâm vun đắp, có một gia đình với sự răn dạy đúng mức với những tấm gương tốt học được từ cha mẹ có thể xố lấp đi những khoảng trống dễ bị cái xấu xâm nhập vào tâm hồn lớp trẻ.

Gia đình là nền tảng văn hoá vững chắc. Gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Sự giáo dục riêng của từng gia đình tạo cho con em mình những chuẩn mực về nhận thức và hành vi trong cuộc sống. Nếu nền nếp gia đình bị coi thường, bị sa sút thiếu sự chăm lo là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đau lòng. Sự quan tâm của gia đình, nhân cách tốt của bố mẹ trong mắt lớp trẻ là vô cùng quan trọng. Chỉ cần cha mẹ sống lành mạnh, lương thiện, mẫu mực, nhân hậu, u thương, có trách nhiệm duy trì và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của gia đình, chấp nhận những cái mới lành mạnh của thời đại chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho con cái. Đó chính là biện pháp tốt nhất trong giáo dục. Một gia đình ấm êm hạnh phúc, chắc chắn là liều thuốc có sức đề kháng mạnh nhất với những ảnh hưởng xấu ngoài xã hội, cứu được các em sớm thốt khỏi vịng tội lỗi.

Thực tế hiện nay, ở địa phương, do nhận thức không đúng hoặc lúng túng trong biện pháp giáo dục mà khơng biết gia đình đã phó mặc, khốn trắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội. Có ai hiểu hơn bố mẹ đối với những đứa con thân yêu của mình, bố mẹ nào mà không thương con cái, do chưa hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo nên đành “trăm sự nhờ thầy cơ” mà thơi. Trước tình hình đó, một trong những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình đối với con, nhà trường cần tiến hành có hiệu quả tốt là tổ chức các cuộc họp phụ huynh trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Họp phụ huynh lần thứ nhất vào đầu năm học(cuộc họp lần này chủ yếu do Hiệu trưởng chủ trì và chịu trách nhiệm về nội dung). Ngồi việc thơng qua với tồn thể các bậc cha mẹ học sinh về những đặc điểm cơ bản của trường trong năm học, những chỉ tiêu lớn và các biện pháp để thực hiện, thì điều khơng thể thiếu là nhà trường đặt vấn đề rất cao về vai trị, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái (đặc biệt về mặt đạo đức) thông qua nội quy đối với học sinh của nhà trường và gia đình. Đồng thời thống nhất một số quan điểm để thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Phần thời gian cịn lại trong cuộc họp phụ huynh đầu năm do giáo viên chủ nhiệm lớp điều hành(giáo viên chủ nhiệm lớp làm quen với phụ huynh, thông báo các thầy cô giáo dạy bộ môn của lớp và tất nhiên thực hiện một số nội dung của lớp).

- Họp phụ huynh học sinh lần thứ hai sau khi đã hoàn thành sơ kết học kì I (lần này do giáo viên chủ nhiệm lớp điều hành, tất nhiên trước đó Hiệu trưởng có hội ý họp tồn thể giáo viên chủ nhiệm các lớp nhằm thống nhất những nội dung cần thiết sẽ triển khai trong cuộc họp). Những vấn đề mà tất cả giáo viên chủ nhiệm các lớp cần đạt đó là: Ngồi việc thông báo về kết quả học tập tu dưỡng của từng em trong học kì I thì một việc hết sức quan trọng là biểu dương những em đạt kết quả cao về mọi mặt. Đồng thời trao đổi cụ thể với từng phụ huynh về đạo đức của từng học sinh (chú ý những em cịn có vấn đề về đạo đức), những chuyển biến về mặt đạo đức của từng em trong học kì vừa qua.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 117)