Mức độ hiệu quả của sự phối hợp và QLPH giáo dục

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 94)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Qua bảng 2.16 và thể hiện qua biểu đồ 2.3 cho thấy:

- 61.5% cho rằng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mang hiệu quả thiết thực. Sự đánh giá đó phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của nhà trường, các bậc PHHS và cán bộ quản lý xã hội trong công tác giáo dục

- 28.8 % ý kiến cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế, đặc biệt 9,6% cho rằng sự phối hợp cịn mang tính hình thức. Kết quả này cho thấy những hạn chế, yếu kém của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

+ Sổ liên lạc vốn trước đây sử dụng hàng tháng nay thành phiếu báo cáo kết quả học tập, tu dưỡng với kỳ hạn mỗi kỳ 1 lần nội dung đơn thuần là nhà trường thông báo kết quả học tập và xếp loại đạo đức cho gia đình biết, gia đình chỉ cần ký nhận.

+ Biện pháp thăm gia đình học sinh của GVCN cịn rất hạn chế về cả số lần đến thăm, số gia đình được GVCN đến thăm cũng như hiệu quả thiết thực của mỗi lần đến thăm.

+ Cuộc họp phụ huynh học sinh với nội dung chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh ở nhà trường cho phụ huynh học sinh biết và trả lời chất vấn của PHHS.

+ Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội? Xác định được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là một trong những cơ sở để chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp.

- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội cịn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Vậy nguyên nhân của hạn chế là gì? kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.17.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56

Bảng 2.17. Nhận xét về nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình

Số

TT Nguyên nhân

Ý kiến đánh giá

SL %

1

Nhà trường, gia đình và xã hội chưa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học

45/52 86.5

2 Gia đình hồn tồn phó thác cho nhà trường, do

làm kinh tế 27/52 51.9

3 Các tổ chức xã hội ít quan tâm đến nhà trường, coi

giáo dục học sinh là việc của nhà trường 26/52 50.0

4 Chưa có cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và xã hội rõ ràng 24/52 46,2

5 Do nhà trường chưa chủ động làm tốt công tác tham

mưu, chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp 42/52 80.8

6 Mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà

trường và các LLGD chưa thống nhất, cùng chiều 25/52 47.8

7 Điều kiện kinh tế xã hội, cịn nhiều xã nghèo, xã

theo chương trình 135 của chính phủ 41/52 78.8

8 Do mọi người chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm

tham gia phối hợp giáo dục học sinh 24/52 46.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 GVCN và cha mẹ học sinh chưa chủ động liên hệ

thường xuyên 36/52 69,2

Kết quả bảng 2.17 cho thấy 86.5%, chiếm tỷ lệ cao nhất, ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế là do: “Nhà trường, gia đình chưa nhận thức tầm quan trọng của việc phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học”. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản của lứa tuổi học sinh, các em có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động, nếu không được quan tâm thường xuyên, các em có thể mắc sai phạm, hư hỏng. Từ việc nhận thức như vậy, nhà trường - gia đình phải thấy rõ tầm quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 trọng của việc phối hợp, cần phải chặt chẽ, thường xuyên trong công tác giáo dục cho thế hệ trẻ. Nhưng trên thực tế thì nhiều gia đình và các tổ chức xã hội chưa nhận thức được điều này. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy mặc dù Giáo dục là quốc sách hàng đầu, được đưa vào trong quyết định của Đảng. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế sự quan tâm của của nhiều cấp uỷ Đảng và tổ chức chính quyền địạ phương chủ yếu là nằm trong nghị quyết khi đưa vào cuộc sống thì có rất nhiều trở ngại.

Nguyên nhân được xếp thứ 2 là do nhà trường chưa chủ động, chưa làm tốt công tác tham mưu và xây dựng kế hoạch phối hợp (Chiếm 80.8%). Chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó nhà trường là cơ quan chuyên trách. Vì vậy nhà trường cần chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch liên kết, nhà trường cần đóng vai trị chủ đạo trong việc thực thi kế hoạch.

Thực tế phối hợp giáo dục ở huyện Sơn Dương đã cho thấy ở những nơi nào mà nhà trường chủ động làm tốt chức năng tham mưu thì ở nơi đó có điều kiện để thực hiện tốt sự phối hợp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều trường chưa làm tốt chức năng này.

Nguyên nhân được xếp thứ 3 là do điều kiện về kinh tế xã hội, cịn nhiều xã nghèo, xã theo chương trình 135 của chính phủ,…là một nguyên nhân làm hạn chế sự phối hợp (Chiếm 78.8%).

Trong những năm vừa qua cùng với sự chuyển biến chung của cả nước về sự thay đổi cơ chế quản lý xã hội, quản lý kinh tế, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang cũng có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi đó một mặt tạo điều kiện cho sự phối hợp, mặt khác gây ra khơng ít khó khăn cho sự phối hợp, mà sự phân hoá giàu nghèo là một trở lực lớn: Người nghèo phải lăn lộn kiếm sống, người giàu mải mê với sự làm giàu...Các hiện tượng xã hội như mất việc làm, phá sản cũng ảnh hưởng Đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 Nguyên nhân được xếp thứ 4 là do giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chưa tạo được mối liên hệ thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động giáo dục để các mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội có điều kiện phối hợp với nhau được tốt hơn (Chiếm 69,2 %).

Để có sự phối hợp các lực lượng giáo dục tốt hơn thì trước hết giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh phải giữ liên lạc thường xun. Hình thức liên lạc có thể qua sổ liên lạc nhà trường và gia đình, thơng qua điện thoại, thông qua cho hội trưởng Hội phụ huynh học sinh hoặc các cuộc họp phụ huynh học sinh thường kỳ, các cuộc thăm gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm… mối liên hệ này là điều kiện để cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về kết quả học tập của học sinh và tạo niềm tin để giáo viên chủ nhiệm và gia đình có những thơng tin chính xác trong việc giáo dục học sinh.

Mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trường - gia đình - xã hội chưa đồng bộ, rõ ràng cũng là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiện quả của sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như hiện nay (Chiếm 47.8%). Để có được sự thống nhất đó, nhà trường phải đóng vai trị chủ đạo, cụ thể là nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động giáo dục của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Thống nhất về mục đích, nội dung, biện pháp giáo dục, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện để các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường có thể tham gia được.

Nguyên nhân quan niệm học sinh yếu về học lực chỉ hoàn toàn là sản phẩm của nhà trường, gia đình chỉ biết tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, chi phí, nhà nước tạo điều kiện về kinh phí xây dựng trường lớp cơ sở vật chất phục vụ còn việc dạy dỗ học hành, có nên người hay khơng trách nhiệm thuộc về nhà trường. Chính vì thế, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội bị xem nhẹ khơng cần thiết.

Ngồi những ngun nhân kể trên còn một số nguyên nhân khác như phẩm chất và năng lực cán bộ, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, chưa có nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 dung, phương pháp phối hợp, cơ chế hoạt động không rõ ràng, chưa nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi...

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình gia đình

2.4.1. Những kết quả đạt được

Về nhận thức đa số cán bộ, giáo viên đều đã có nhận thức đúng và đây đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, tuy nhiên về phía cha mẹ học sinh, cịn nhiều cha mẹ học sinh chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh đã được triển khai với các nội dung và hình thức khác nhau tuy nhiên nội dung chủ yếu là để trao đổi thơng tin về thành tích học tập của học sinh và của tập thể lớp, thành tích của nhà trường. các nội dung trao đổi thông tin về phương pháp giáo dục, tư vấn giáo dục chưa được quan tâm, hình thức tiến hành chủ yếu là họp cha mẹ học sinh theo định kỳ, các hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc, máy nhắn tin, thăm gia đình học sinh chưa được sử dụng thường xuyên.

Hoạt động quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã được thực hiện ở tất cả các khâu từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá, tuy nhiên các khâu chưa thực hiện đồng bộ và tồn diện, trong cơng tác tổ chức hoạt động phối hợp đã xây dựng được quy chế hoạt động của cha mẹ học sinh tuy nhiên chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình.Cơng tác chỉ đạo đã thực hiện tốt ở một số nội dung biện pháp như chỉ đạo họp phụ huynh học sinh theo định kỳ, nâng cao thành tích học tập của học sinh, giáo dục học sinh cá biệt. Một số biện pháp chi chỉ đạo thường xuyên và đồng bộ đó là: Trao đổi thông tin qua sổ liên lạc, phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý và giáo dục học sinh ngoài giờ học. Các biện pháp kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên liên tục và chưa đồng bộ ở các nội dung cần kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan.

Thực tế cho thấy một bộ phận học sinh yếu về học lực là do bản thân các em chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện, do vậy các em học sinh này thường thiếu hụt tri thức văn hóa, những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về những tri thức ứng xử cần thiết trong cộng đồng, người thân. Các em không tự nhận thức được về quyền, bổn phận của trẻ trong gia đình, nhà trường.

Ngồi ra cũng có những nguyên nhân từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nếu khơng được nhà trường, gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ để giáo dục, định hướng thì việc sút kém về học lực, ảnh hưởng tâm lý lứa tuổi sẽ xảy ra. Các nhà quản lý cùng các thày cô giáo trong ngành giáo dục chưa nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội, chưa tích cực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện mối quan hệ phối hợp đó.

Trên thực tiễn nhà trường giữ vai trị là mơi trường giáo dục trung tâm, then chốt trong 3 môi trường giáo dục, nhưng nhà trường chưa phát huy được vai trò trong việc chủ động tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, nên việc giáo dục học sinh còn tách rời, đơn phương, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất, không hỗ trợ được cho nhau, thậm chí cịn làm suy giảm những nội dung giáo dục từ phía nhà trường.

Sự yếu kém trong công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình trong nhiều trường hợp chỉ là mối quan hệ đơn thuần mang tính hình thức, chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý. Mặc dù năm học nào giữa nhà trường và Hội phụ huynh học sinh cũng có sự liên kết về mặt tổ chức Hội PHHS của lớp, của trường, nhưng suốt năm học mối liên hệ đó chỉ thể hiện đơn điệu ở 3 kỳ họp phụ huynh học sinh: đầu năm, cuối kỳ I và có thể là cuối năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 học. Thông thường nội dung các kỳ họp chủ yếu là thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh, thông báo các khoản đóng góp theo quy định. Vì thiếu những thơng tin thường xun nên nếu phụ huynh học sinh muốn đóng góp gì cũng rất khó, chủ yếu là đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ vào nhà trường, phụ huynh học sinh sẽ chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường.

Đối với gia đình, mặc dù trong thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tư cho con cái học hành đã được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên việc quan tâm này chủ yếu là đầu tư cho con cái về điều kiện học tập, học thêm… chỉ có một số ít cha mẹ học sinh dành thời gian quan tâm giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho con em mình, cịn phần nhiều do bố mẹ cịn bận công tác, làm ăn; các lực lượng ngồi xã hội như chính quyền địa phương, các đồn thể chính trị xã hội cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trường do quan niệm giáo dục khơng thuộc chức năng của mình. Đó là những ngun nhân chủ quan dẫn đến việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường gặp nhiều khó khăn, chưa pháp huy được sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội vào cơng tác giáo dục học sinh.

Tư tưởng ỷ lại coi giáo dục là công việc của nhà trường, nhà trường phải chịu mọi trách nhiệm giáo dục học sinh trước gia đình và xã hội vẫn tồn tại, từ đó phó thác trách nhiệm cho nhà trường, ỷ lại vào nhà trường, phê phán chất lượng đào tạo.

Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường và cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nguyên nhân khách quan tuy có gây khó khăn, cản trở sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường, nhưng đó khơng phải là những ngun nhân chủ yếu, mà nguyên nhân chủ yếu là những yếu tố chủ quan đó là: các nhà trường chưa thực sự nêu cao vai trò chủ động để chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường và phối hợp chặt chẽ với lực lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 giáo dục ngoài nhà trường tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục học sinh, phát huy thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội vào cơng tác giáo dục thế hệ trẻ. Nguyên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 94)