STT Mục tiêu GDMT cho học sinh THCS
Ý kiến của giáo viên
SL %
1 GD học sinh có kiến thức nhất định về mơi trường 60 100
2 Hình thành một số kỹ năng BVMT cho HS 56 93.3
3 Bồi dưỡng cho học sinh có thái độ tích cực đối với
vấn đề BVMT 48 80
4 Xây dựng những hành vi đúng đắn ở HS đối với môi
trường và BVMT 52 86.7
5 Làm cho HS có thói quen quan tâm đến những vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41
Qua khảo sát cho thấy: Phần lớn các giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng về mục tiêu GDMT cho học sinh THCS đó là: giúp cho học sinh có những kiến thức nhất định về mơi trường và BVMT (100% ý kiến tán thành); Hình thành một số kỹ năng BVMT cho học sinh (93.3%); bồi dưỡng cho học sinh những thái độ tích cực đối với vấn đề bảo vệ môi trường (80%); xây dựng hành vi đúng đắn ở học sinh đối với môi trường và BVMT(86.7%).
Tuy nhiên, với kết quả này chúng ta cũng nhận thấy, nhận thức của giáo viên vẫn thiên về mục tiêu kiến thức nhiều hơn, mặc dù nhận thức về mục tiêu GD thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường vẫn ở tỷ lệ cao (>86%) nhưng thấp hơn mục tiêu về kiến thức và kĩ năng (> 93%). Điều này phản ánh quan niệm chưa hoàn thiện về mục tiêu GD của chúng ta hiện nay vẫn thiên về kiến thức “hàn lâm” mà nhiều khi chưa chú trọng đúng mức mục tiêu giáo dục thái độ, hành vi và thói quen cho người học.
Đặc biệt ở kết quả trên cho thấy, chỉ có 46,7% số giáo viên được hỏi cho rằng mục tiêu GDMT cho học sinh THCS có cả việc làm cho học sinh có thói quen quan tâm đến những vấn đề môi trường. Theo chúng tôi đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà có đến 53,4% số người được hỏi đã bỏ qua mục tiêu này. Theo các chuyên gia nghiên cứu về mơi trường thì một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường của chúng ta ngày càng bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng là do con người thiếu ý thức quan tâm tới các vấn đề môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc gìn giữ, tái tạo và bảo vệ môi trường. Do vậy việc giáo dục cho cộng đồng nói chung và học sinh THCS nói riêng có thói quen quan tâm đến các vấn đề môi trường phải là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác GDMT hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42
2.3.2. Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường và BVMT
Một trong những mục tiêu hàng đầu của GDMT mà Hiến chương Belgrade (1975) đưa ra là: Phải giúp cho người học có được những hiểu biết cơ bản về môi trường và các vấn đề về mơi trường, giúp họ có được nhận thức đúng đắn và sự quan tâm tích cực tới các vấn đề về mơi trường và BVMT. Có thể nói mức độ nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của người học về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác GDMT của các giáo viên. Vậy thực tế học sinh các trường THCS thành phố ng Bí nhận thức như thế nào đối với các vấn đề mơi trường và BVMT?
- Tìm hiểu vấn đề này trước hết chúng tơi tìm hiểu nhận thức của các em về khái niệm “Môi trường”. Chúng tôi đặt câu hỏi mở: Theo em hiểu môi trường là gì? để học sinh trả lời. Kết quả thu được: Khơng có học sinh nào đưa ra được khái niệm mơi trường một cách đầy đủ và có đến 32 học sinh được hỏi, chiếm tỷ lệ 22,8% bỏ trống hoặc trả lời “không biết” câu hỏi này. Điều này không gây bất ngờ cho chúng tôi và cũng dễ lý giải. Bởi vì, mơi trường là một khái niệm chỉ một lĩnh vực rộng lớn mà bản thân khái niệm môi trường trong thực tế lại được hiểu với nhiều góc độ khác nhau. Ngay cả với người lớn đã trưởng thành, khi gặp câu hỏi này cũng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn và đầy đủ. Mặt khác, nhiều khi chúng ta có thể hiểu được nội hàm khái niệm nhưng không thể diễn đạt được ý thành lời một cách rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các em (108/140) chiếm tỷ lệ 77.2% đã chỉ ra được những nội dung cốt yếu nhất về khái niệm mơi trường mặc dù cịn rất sơ sài.
- Cùng với câu hỏi tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về khái niệm môi trường, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của các em về các vấn đề liên quan đến môi trường và BVMT. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.8:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43
Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trƣờng và BVMT
TT Các vấn đề môi trƣờng và
BVMT
Ý kiến của học sinh
Đúng Sai Không biết
SL % SL % SL %
1 MT có ảnh hưởng tới đời sống và
sự phát triển của con người 140 100 0 0 0 0 2
MT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người
100 71.4 24 17.1 16 11.5 3 Nguồn nước, khơng khí là vơ tận,
khơng cần phải tiết kiệm, giữ gìn 40 28.6 90 64.3 10 7.1 4 MT tự nhiên không ảnh hưởng gì
đến cuộc sống của con người 0 0 140 100 0 0 5 BVMT là vấn đề cấp bách hiện nay
của mỗi quốc gia 115 82.1 0 0 25 17.9
6
Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
126 90 0 0 14 10
7 Con người vừa vừa khai thác, vừa
phải bảo vệ TNTN 140 100 0 00 0 0
8 Chặt phá rừng, rừng bị tàn phá là
nguyên nhân gây nên lũ quét 128 91.4 0 0 12 8.6 9
Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và khói thải từ các phương tiện giao thông là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn khơng khí
134 95.7 0 0 6 4.3
10
Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và các chất thải độc hại là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và đất
140 100 0 0 0 0
11
Sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm MT
128 91.4 12 8.6 0 0 12
Những hành vi thiếu ý thức của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm MT
140 100 0 0 0 0
13
Mỗi học sinh đều có thể trở thành những tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương một cách tích cực và có hiệu quả.
60 42.8 20 14.4 60 42.8
14
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người là việc làm rất quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ mơi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44
Từ bảng 2.8 chúng ta thấy:
+ Đa số các em có nhận thức đúng về vai trị của mơi trường đối với cuộc sống, tính cấp thiết của vấn đề BVMT, các nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Trong đó, 100% số học sinh nhận thức được rằng mơi trường có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người; 71.4% số học sinh được nhận thức được môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người; 82.1 % số học sinh nhận thức được vấn đề BVMT đang trở thành vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia hiện nay. Trên 90% số học sinh nhận thức được các nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường bao gồm các yếu tố như: Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi; chặt phá rừng; khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và khói thải từ các phương tiện giao thông; Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và các chất thải độc hại; Sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường; những hành vi thiếu ý thức của con người với mơi trường sống. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số ít các em chưa có nhận thức đúng về các vấn đề này cụ thể là: vẫn có 17.1% các em được hỏi cho rằng mơi trường không phải là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người; 28.6% số học sinh có nhận thức sai về việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước; 8.6% số học sinh nghĩ rằng sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm MT.
+ Về các vấn đề liên quan đến BVMT chúng tôi nhận thấy, mặc dù đa số học sinh có nhận thức đúng về tính cấp thiết của việc BVMT, tuy nhiên khi nói đến khả năng và trách nhiệm tham gia BVMT của học sinh thì chỉ có 60/140 học sinh chiếm 42,8% số các em nhận thức được rằng học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương một cách hiệu quả. Trong khi đó có tới 14.4% số học sinh được hỏi quan niệm vấn đề học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương một cách có hiệu quả là sai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45
+ Đối với vấn đề về tầm quan trọng của công tác GDMT cho mọi người thì chỉ có 37,1% số học sinh nhận thức đúng rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người là việc làm rất quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ mơi trường. Điều đáng quan tâm ở đây là vẫn còn một tỷ lệ khá cao học sinh các trường chưa xác định được vấn đề nêu ra là đúng hay sai, họ đã trả lời “không biết” đối với những vấn đề này. Có 42.8% học sinh được hỏi không biết là mình có thể trở thành một tun truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương hay không; 62.9% không biết được rằng giáo dục ý thức BVMT cho mọi người là một việc làm quan trọng và cần thiết để góp phần BVMT….
Như vậy chúng ta có thể thấy nhận thức của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố ng Bí về các vấn đề liên quan đến việc BVMT còn rất thấp, mặc dù đa số các em đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường tới sự sống của con người, những nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm. Điều này phần nào nói lên chất lượng GDMT cho học sinh của các nhà trường, Học sinh mới chỉ được trang bị những tri thức lý thuyết về môi trường mà chưa nhận thấy khả năng và trách nhiệm của chính bản thân các em đối với công tác BVMT hiện nay. Điều này được minh chứng bởi kết quả câu trả lời của HS các nhà trường khi chúng tôi đặt câu hỏi “Theo các em BVMT là trách nhiệm của ai?”. Trong số 140 học sinh được hỏi chỉ có 68/140 học sinh chiếm tỷ lệ 48.6% sinh trả lời trách nhiệm BVMT là của tất cả mọi người trong đó có lực lượng học sinh trong các nhà trường. Trong khi đó có tới 42% số học sinh cho rằng trách nhiệm BVMT là của những người làm công tác vệ sinh môi trường và của các tổ chức xã hội, 9.4% số học sinh cho rằng BVMT là trách nhiệm của người lớn.
Kết quả này càng khẳng định công tác GDMT ở các nhà trường THCS chưa đạt được mục tiêu cuối cùng của GDMT trong nhà trường phổ thơng đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46
là“…mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất.”.
Chính những hạn chế trong nhận thức của các em về vấn đề BVMT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành vi tham gia BVMT của các em.
- Thái độ của học sinh đối với vấn đề BVMT và các hành vi góp phần BVMT
Chúng tơi đưa ra 10 hành động có thể xảy ra trong cuộc sống, lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày của con người có tác động đến mơi trường sống, trong đó có 5 hành động góp phần BVMT và 5 hành động có thể gây hại cho môi trường để hỏi xem thái độ của các em đối với những hành động đó như thế nào. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở Bảng 2.9
Bảng 2.9. Thái độ của học sinh đối với những hành động có tác động đến mơi trƣờng
TT Những hành động của con ngƣời
ảnh hƣởng tới mơi trƣờng
Thái độ của học sinh
Đồng tình Phản đối Không
quan tâm
SL % SL % SL %
1 Vứt rác bừa bãi 0 0 132 94.3 8 5.7
2 Viết, vẽ bậy lên tường, bàn ghế 0 0 135 96.4 5 3.6
3 Đi vệ sinh không đúng nơi quy định 0 0 136 97.1 4 2.9
4 Bẻ cành cây, hái hoa nơi công cộng 0 0 128 91.4 12 8.6
5 Chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy 0 0 120 85.7 20 14.3
6 Khơi thông cống rãnh 140 100 0 0 0 0
7 Diệt sâu bọ 140 100 0 0 0 0
8 Trồng, chăm sóc cây xanh 140 100 0 0 0 0
9 Các hoạt động tuyên truyền BVMT 140 100 0 0 0 0
10 Tố giác những người có hành động
gây nguy hại cho mơi trường sống 59 42.1 0 0 81 57.9
Từ bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy:
+ Đối với những hành động góp phần bảo vệ mơi trường như: Trồng và chăm sóc cây xanh, diệt sâu bọ, khơi thông cống rãnh… được 100% học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47
đồng tình ủng hộ, điều đó phản ánh thái độ đúng đắn của các em đối với những hành vi góp phần BVMT và nó phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi. ở lứa tuổi học sinh THCS trình độ nhận thức của các em về những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội đã phát triển hơn rất nhiều so với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em đã có khả năng đánh giá mức độ tốt xấu của hành vi tương đối chính xác.
Riêng hành động “Tố giác những người có những hành động gây nguy hại cho mơi trường” thì vẫn có 81/140 em chiếm tỷ lệ 57.9% bày tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm. Số học sinh bày tỏ thái độ đồng tình với hành động này chỉ có 42.1%. Điều này một lần nữa cho thấy nhận thức và thái độ về trách nhiệm BVMT của học sinh trong các nhà trường cịn thấp.
Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tơi thấy rằng các em đều nhận ra đó là những hành động gây hại cho môi trường, những hành vi không tốt nhưng một phần các em nghĩ rằng đó là việc của người khác, khơng liên quan đến mình, một phần các em ngại, không dám phản ứng trước đám đông khi mà nhiều người trong số họ vẫn chưa có nhận thức đúng về các hành vi gây nguy hại đến môi trường. Với thực tế này chúng tôi nhận định công tác GDMT của các nhà trường chúng ta hiện nay, khơng riêng gì các trường THCS thành phố ng Bí mới chỉ giúp người học đạt được những mục tiêu về tri thức, còn mục tiêu về thái độ và hành vi có lẽ vẫn cịn là một bài tốn trong cơng tác giáo dục nói chung và GDMT nói riêng ở nước ta hiện nay.
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục môi trường đã triển khai ở trường THCS thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh THCS thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh
Chương trình GDMT bao gồm nhiều nội dung khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, từng lứa tuổi mà nội dung GDMT cũng được xây dựng cho phù hợp. Việc xác định các nội dung GDMT cho học sinh cần căn cứ vào mục tiêu GDMT; đặc điểm tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của từng lứa tuổi học sinh.