Kết quả giáo dục đạo đức 5 năm qua

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

Năm học Số HS Hạnh kiểm ( %) Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 10246 60,2 27 12,4 0,40 2009-2010 10092 60,5 28 11,2 0,30 2010-2011 9926 63,1 29,55 7,2 0,15 2011-2012 9889 62,9 29,6 7,3 0,2 2012-2013 9656 66,6 28,2 5,03 0,17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35

b. Chất lượng giáo dục các bộ mơn văn hóa

Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Thành phố ng Bí ln là đơn vị đứng trong nhóm đầu về chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh và thi vào học trường THPT chuyên Hạ Long của tỉnh.

Tuy vậy, tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2011- 2012 tỷ lệ HS học lực yếu là 5,4%, HS học lực kém là 0,3%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai khơng”. Những tồn tại trên ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, nhất là việc xác định động cơ, thái độ học tập và việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS.

Bảng 2.3. Kết quả chất lƣợng giáo dục các mơn văn hóa 5 năm qua

Năm học Số HS

Học lực (%) HSG

cấp TP

HSG cấp tỉnh

Giỏi Khá TB Yếu Kém Số lượng Số

lượng Xếp thứ 2008-2009 10246 15,6 34,5 39,85 9,3 0,75 156 46 2 2009-2010 10092 16,5 35,7 39,1 8,1 0,6 155 50 2 2010-2011 9926 19,1 37,8 34,86 7,7 0,54 162 52 2 2011-2012 9889 19,7 37,6 34,56 7,6 0,54 166 56 1 2012-2013 9656 21,2 42,6 30,5 5,4 0,3 182 62 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36

iii. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp THCS

a. Đội ngũ cán bộ quản lý

Những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực QL đã phát huy có hiệu quả trong cơng tác QL. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở, chi bộ Đảng, các tổ chức trong nhà trường được phát huy hiệu quả tốt trong công tác cán bộ ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực QL, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.

Bảng 2.4. Đội ngũ CBQL trƣờng THCS 5 năm qua

Năm học TS

trƣờng CBQL

Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm

ĐH CĐ Chƣa đạt chuẩn Tốt Khá Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu 2008-2009 12 29 18 11 0 24 4 1 0 2009-2010 12 29 20 9 0 25 3 1 0 2010-2011 12 29 24 5 0 27 2 0 0 2011-2012 12 29 27 2 0 29 0 0 0 2012-2013 12 29 29 0 0 29 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố ng Bí)

Trình độ chun mơn của đội ngũ CBQL các trường THCS ngày một nâng cao. Hiện nay, số CBQL có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ (100%). Cơng tác đánh giá CBQL được Phịng GD&ĐT, UBND thành phố tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những CBQL năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QL nói chung và đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37

b. Đội ngũ giáo viên

Giáo viên là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó do sự tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận GV cịn gặp nhiều khó khăn; chế độ tiền lương cho GV chưa thực sự thỏa đáng, lương của GV hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút số học sinh giỏi xuất sắc vào các trường Sư phạm mặc dù Nhà nước đã có chính sách miễn học phí cho sinh viên các trường Sư phạm, đồng thời nhiều sinh viên Sư phạm ra trường chưa được tuyển dụng do biên chế có hạn (số HS, số lớp hiện nay giảm). GV ở các trường THCS hiện nay vẫn thiếu và bất cập về chủng loại GV như thiếu GV Mỹ thuật, Âm nhạc và Tin học.

Bảng 2.5. Đội ngũ GV trƣờng THCS 5 năm qua

Năm học T/Số

lớp

T/Số giáo viên

Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm Danh hiệu thi đua

ĐH T.cấp Tốt Khá TB Yế u Cấp Tỉnh Cấp TP 2008-2009 256 488 322 116 50 280 152 56 0 24 40 2009-2010 251 482 330 110 42 305 131 46 0 24 42 2010-2011 248 480 342 119 29 320 115 45 0 28 45 2011-2012 246 476 346 115 15 323 111 42 0 30 46 2012-2013 241 464 372 92 0 352 80 32 0 33 48

(Nguồn: Báo cáo của Phịng GD&ĐT thành phố ng Bí)

Qua bảng 2.5. cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Số GV giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố ngày càng cao, hàng năm có từ 40 - 60 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố thông qua các kỳ hội giảng. Tuy vậy, tỷ lệ GV được đánh giá trung bình vẫn cịn, chứng tỏ sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của số GV còn hạn chế, tỷ lệ này chủ yếu rơi vào những GV nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38

tuổi, trình độ đào tạo thấp, sức khỏe hạn chế. Công tác tuyển dụng GV mới thay thế cịn gặp khó khăn do số lớp và số HS giảm, định biên giảm, trong tuyển dụng không đủ chủng loại như GV Âm nhạc và Mỹ thuật, dẫn đến hiện tượng ở nhiều trường GV phải dạy chéo môn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hiện nay.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

- Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh THCS thành phố ng Bí về tầm quan trọng của GDMT trong trường học.

- Đánh giá thực trạng quản lý, tổ chức và đề xuất biện pháp quản lý GDMT thông qua các hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố ng Bí.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát thực trạng công tác GDMT và quản lý GDMT, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, GV và HS của 7 trường THCS thành phố ng Bí, cụ thể như sau:

- CBQL : 18 người

- GV : 42 người

- HS : 140 người

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, GVvà HS trường THCS thành phố ng Bí về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác GDMT

- Thực trạng về nội dung, hình thức, sự phối hợp của các tổ chức trong và ngồi nhà trường trong cơng tác GDMT ở thành phố ng Bí.

- Thực trạng hiệu quả các biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động dạy và học của thầy và trị trường THCS thành phố ng Bí

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu. - Phỏng vấn trực tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39

2.3. Thực trạng GDMT ở trường THCS thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh về môi trường và giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh

Một trong những yếu tố quan trọng để đưa GDMT vào nhà trường là giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDMT cho học sinh, trên cơ sở đó để xác định các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDMT… cho phù hợp và đạt hiệu quả. Để khảo sát vấn đề này chúng tôi tiến hành trao đổi, xin ý kiến của 60 giáo viên và cán bộ quản lý ở 7 trường THCS trên địa bàn thành phố ng Bí. Với 2 câu hỏi: Theo thầy cô việc GDMT cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng có quan trọng và cần thiết không? và Theo các thầy cô GDMT cho học sinh THCS nhằm những mục tiêu nào? Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh THCS Tầm quan trọng của công tác GDMT

cho học sinh THCS

Ý kiến của giáo viên

SL %

Rất quan trọng và cần thiết 55 91.7

Ít quan trọng, có cũng được, khơng có cũng được 3 5

Không quan trọng bằng những nội dung GD khác 2 3.3

Không quan trọng 0 0

Từ bảng 2.6 chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên được hỏi (chiếm tỷ lệ 91,7%) đều nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác GDMT cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40

THCS, coi đây là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong cơng tác giáo dục tồn diện học sinh ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn có 3/60 giáo viên chiếm tỷ lệ 5% cho rằng GDMT cho học sinh là nội dung ít quan trọng, có cũng được, khơng có cũng được. Đặc biệt vẫn có một tỷ lệ nhỏ giáo viên chiếm tỷ lệ 3.3% cho rằng GDMT cho học sinh không quan trọng bằng các nội dung giáo dục khác như: GD đạo đức, GD thẩm mỹ, GD thể chất, GD lao động… Điều này nói lên thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh trong các nhà trường chưa có sự thống nhất, một số giáo viên chưa nhận thức được một cách đầy và đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của cơng tác GDMT cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Từ đó làm xuất hiện tâm lý ở một số giáo viên là xem nhẹ nội dung GDMT trong chương trình giáo dục học sinh.

2.3.1.2. Nhận thức của GV về mục tiêu GDMT cho học sinh THCS

Bảng 2.7: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu GDMT cho học sinh

STT Mục tiêu GDMT cho học sinh THCS

Ý kiến của giáo viên

SL %

1 GD học sinh có kiến thức nhất định về mơi trường 60 100

2 Hình thành một số kỹ năng BVMT cho HS 56 93.3

3 Bồi dưỡng cho học sinh có thái độ tích cực đối với

vấn đề BVMT 48 80

4 Xây dựng những hành vi đúng đắn ở HS đối với môi

trường và BVMT 52 86.7

5 Làm cho HS có thói quen quan tâm đến những vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41

Qua khảo sát cho thấy: Phần lớn các giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng về mục tiêu GDMT cho học sinh THCS đó là: giúp cho học sinh có những kiến thức nhất định về mơi trường và BVMT (100% ý kiến tán thành); Hình thành một số kỹ năng BVMT cho học sinh (93.3%); bồi dưỡng cho học sinh những thái độ tích cực đối với vấn đề bảo vệ môi trường (80%); xây dựng hành vi đúng đắn ở học sinh đối với môi trường và BVMT(86.7%).

Tuy nhiên, với kết quả này chúng ta cũng nhận thấy, nhận thức của giáo viên vẫn thiên về mục tiêu kiến thức nhiều hơn, mặc dù nhận thức về mục tiêu GD thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường vẫn ở tỷ lệ cao (>86%) nhưng thấp hơn mục tiêu về kiến thức và kĩ năng (> 93%). Điều này phản ánh quan niệm chưa hoàn thiện về mục tiêu GD của chúng ta hiện nay vẫn thiên về kiến thức “hàn lâm” mà nhiều khi chưa chú trọng đúng mức mục tiêu giáo dục thái độ, hành vi và thói quen cho người học.

Đặc biệt ở kết quả trên cho thấy, chỉ có 46,7% số giáo viên được hỏi cho rằng mục tiêu GDMT cho học sinh THCS có cả việc làm cho học sinh có thói quen quan tâm đến những vấn đề môi trường. Theo chúng tôi đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà có đến 53,4% số người được hỏi đã bỏ qua mục tiêu này. Theo các chuyên gia nghiên cứu về mơi trường thì một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường của chúng ta ngày càng bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng là do con người thiếu ý thức quan tâm tới các vấn đề môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc gìn giữ, tái tạo và bảo vệ môi trường. Do vậy việc giáo dục cho cộng đồng nói chung và học sinh THCS nói riêng có thói quen quan tâm đến các vấn đề môi trường phải là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác GDMT hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42

2.3.2. Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường và BVMT

Một trong những mục tiêu hàng đầu của GDMT mà Hiến chương Belgrade (1975) đưa ra là: Phải giúp cho người học có được những hiểu biết cơ bản về môi trường và các vấn đề về mơi trường, giúp họ có được nhận thức đúng đắn và sự quan tâm tích cực tới các vấn đề về mơi trường và BVMT. Có thể nói mức độ nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của người học về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác GDMT của các giáo viên. Vậy thực tế học sinh các trường THCS thành phố ng Bí nhận thức như thế nào đối với các vấn đề mơi trường và BVMT?

- Tìm hiểu vấn đề này trước hết chúng tơi tìm hiểu nhận thức của các em về khái niệm “Môi trường”. Chúng tôi đặt câu hỏi mở: Theo em hiểu mơi trường là gì? để học sinh trả lời. Kết quả thu được: Khơng có học sinh nào đưa ra được khái niệm mơi trường một cách đầy đủ và có đến 32 học sinh được hỏi, chiếm tỷ lệ 22,8% bỏ trống hoặc trả lời “không biết” câu hỏi này. Điều này không gây bất ngờ cho chúng tôi và cũng dễ lý giải. Bởi vì, mơi trường là một khái niệm chỉ một lĩnh vực rộng lớn mà bản thân khái niệm môi trường trong thực tế lại được hiểu với nhiều góc độ khác nhau. Ngay cả với người lớn đã trưởng thành, khi gặp câu hỏi này cũng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn và đầy đủ. Mặt khác, nhiều khi chúng ta có thể hiểu được nội hàm khái niệm nhưng không thể diễn đạt được ý thành lời một cách rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các em (108/140) chiếm tỷ lệ 77.2% đã chỉ ra được những nội dung cốt yếu nhất về khái niệm mơi trường mặc dù cịn rất sơ sài.

- Cùng với câu hỏi tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về khái niệm môi trường, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của các em về các vấn đề liên quan đến môi trường và BVMT. Kết quả chúng tơi thu được thể hiện ở bảng 2.8:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trƣờng và BVMT

TT Các vấn đề môi trƣờng và

BVMT

Ý kiến của học sinh

Đúng Sai Không biết

SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)