.2 Đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (1997-2012) (Trang 81 - 82)

Chỉ tiêu 1996 1997 30/6/1998 Ðàn Trâu (con) 5.169 6.186 3.049 Ðàn lợn (con) 132.197 139.273 46.851 Gia cầm (con) 58.615 57.009 24.202 Thức ăn gia súc (tấn) 7.815 12.635 4.387 Phân bón (tấn) 6.155 8.676 3.750 Hạt giống (tấn) 169 30 50

Cải tạo + trồng chè (ha) 117 271 165

Máy móc cơ khí nhỏ (cái) 183 372 245

Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ sản xuất và hộ nghèo từ năm 1996 đến 30/6/1998 của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái nguyên.

Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2012 đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, khai thác được tiềm năng, đất đai đồi rừng, mặt nước ao hồ để đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kết hợp với khuyến nông khuyến lâm đưa tiến bộ kế hoạch vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo điều kiện cho hộ nông dân biết làm ăn kinh tế. Nhiều hộ vay vốn Ngân hàng làm ăn giỏi sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước ngày một nhiều.

Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên thực sự đã là nhu cầu không thể thiếu để giúp người dân phát triển sản xuất xóa dần hộ đói, nghèo và giúp một số hộ có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng từ sức lao động cùng với tiềm năng sẵn có của từng hộ và vốn vay Ngân hàng. Phần lớn các hộ vay vốn tổ chức sản xuất và kinh doanh đều mang lại hiệu quả, tăng thu nhập từng bước cải thiện đời sống làm cho bộ mặt nơng thơn ngày một đổi mới, xóa bỏ được tệ nạn cho vay nặng lãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

trong nông thôn.. Vốn vay của Ngân hàng đã thực sự góp phần tăng tổng sản lượng lương thực và ác chỉ tiêu khác trong sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian qua.

Thơng qua chính quyền địa phương và các cơ quan đồn thể bình xét thành lập các tổ tương trợ vay vốn, giúp nhau làm ăn, tạo ra nền nếp mới sinh hoạt nông thôn, tạo cho các tổ chức xã hội, các đồn thể có nội dung sinh hoạt thiết thực gắn bó tình làng nghĩa xóm. Mặt khác thơng qua việc bình xét, các hộ vay vốn đã loại các thành viên chây lười, mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật để từ đó các cấp chính quyền có biện pháp giáo dục và ngăn chặn.

Nhờ vốn đầu tư của Ngân hàng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bắt đầu hình thành những vùng sản xuất tập trung xóa thế độc canh, chuyển dần từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa có quy mơ vùng. Điển hình là vùng lúa cao sản Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, vùng chè Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ ….

Bên cạnh, cho vay hộ sản xuất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Thái Ngun cịn tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế:

Một phần của tài liệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (1997-2012) (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)