PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty lương thực cấp I Lương Yên- chi nhánh tổng công ty lương thực Miền Bắc
3.1.1.1. Vài nét về quá trình hình thành của cơng ty:
Cơng ty Lương thực cấp I Lương Yên- chi nhánh tổng công ty lương thực Miền Bắc được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TCTLTMB-HĐQT ngày 09/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở chuyển đổi và sắp xếp lại từ công ty Lương thực cấp 1 Lương Yên, thành viên của tổng công ty lương thực Miền Bắc.
Cơng ty có tên giao dịch quốc tế là: Luong Yen Food Company; tên viết tắt là: LYFOCO
Trụ sở chính đặt tại: Sớ 6 Ngơ Qùn- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
Tiền thân của công ty là Nhà máy xay Lương Yên (hay Liên hiệp các xí nghiệp xay xát lương thực) được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng vào năm 1958.
Từ năm 1958 đến năm 1985 nhà máy hoạt động trong cơ chế bao cấp. Việc cung cấp, thu mua nguyên vật liệu đều theo chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước. Năm 1989, Nhà nước giao thêm cho nhà máy nhiệm vụ dự trữ lương thực với u cầu phải ln có 3000 tấn gạo tồn kho, tương đương với số vốn dự trữ 2 tỷ đồng để đảm bảo lương thực phịng khi có thiên tai, mất mùa, chiến tranh… Cuối năm 1989, Nhà máy chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
3.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty: • Giai đoạn từ 1958 đến 1985:
Trong giai đoạn này, dây chuyền sản xuất của Nhà máy được Trung Quốc giúp đỡ có cơng suất 180 tấn/ngày. Thời kỳ này Nhà máy xây dựng thêm nhiều phân xưởng xay bột mỳ từ lúa mỳ với công suất 8 tấn/ca và phân xưởng chế biến thức ăn gia súc, phân xưởng ép dầu từ cám gạo. Ngồi ra Nhà máy cịn có phân xưởng cơ điện phục vụ cho sửa chữa máy móc ở các phân xưởng sản xuất.
• Giai đoạn từ 1986 đến 1990:
Từ năm 1986, Nhà máy khơng cịn hoạt động theo cơ chế bao cấp nữa mà tự lo đầu vào, đầu ra, tự bù đắp trang trải các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Nhà máy vẫn được Nhà nước cấp vốn ban đầu 3 tỷ đồng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đủ để dự trữ một lượng lúa gạo tương đương 2000 tấn.
• Giai đoạn từ 1991 đến nay:
Năm 1992, Nhà máy đổi tên thành xí nghiệp chế biến lương thực Lương Yên và bắt đầu có chỉ tiêu cung ứng gạo xuất khẩu. Sau đó xí nghiệp lại đổi tên thành Công ty chế biến lương thực Lương Yên.
Năm 1996 sáp nhập Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội vào Công ty chế biến lương thực Lương Yên và đổi tên thành Công ty Lương thực cấp I Lương Yên.
Năm 2000 sáp nhập Công ty lương thực sông Hồng, Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội, Công ty lương thực Đông Anh, Công ty lương thực Sóc Sơn vào Cơng ty Lương thực cấp I Lương Yên.
Năm 2003 tách một bộ phận sản xuất mỳ thuộc xí nghiệp sản xuất mỳ Nhân Chính chuyển về Tổng cơng ty. Bộ phận cịn lại thành lập xí nghiệp kinh doanh lương thực, nơng sản Thanh Xn.
Năm 2010, sau khi chuyển đổi công ty lương thực cấp I Lương Yên thành chi nhánh của tổng công ty lương thực Miền Bắc, các chi nhánh sau đây của công ty lương thực cấp I Lương Yên cũ được chuyển đổi thành các bộ phận sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty lương thực cấp I Lương Yên - chi nhánh tổng công ty lương thực Miền Bắc:
- Trung tâm dịch vụ vận tải hành khách Lương Yên có trụ sở chính tại số 3 Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Trung tâm đại lý và kinh doanh xăng dầu có trụ sở chính tại số 1 Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chi nhánh của công ty lương thực cấp I Lương Yên tại thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở chính tại: số 81 Nguyễn Tất Thành, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Đặc điểm, quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
3.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty lương thực cấp I Lương Yên - chi nhánh của tổng công ty lương thực Miền Bắc là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của tổng công ty lương thực miền bắc, được đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản tiền gửi để giao dịch.
Chi nhánh công ty lương thực cấp I Lương Yên được kế thừa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty lương thực cấp I Lương Yên cũ. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh theo ngành nghề kinh doanh của tổng công ty lương thực Miền Bắc.
Đến nay Công ty lương thực cấp I Lương Yên - chi nhánh tổng công ty lương thực Miền Bắc hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
- Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ các mặt hàng chế biến của ngành, vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng; đại lý tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bảo quản hàng hoá.
- Xuất nhập khẩu lương thực; các mặt hàng tiêu dùng; thực phẩm, thuỷ, hải sản; nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Kinh doanh mặt hàng khí đốt, xăng dầu; bảo dưỡng sửa chữa xe máy, phương tiện cơ giới, sửa chữa cơ khí.
- Kinh doanh dịch vụ đỗ xe ôtô, bến bãi, xe khách và các dịch vụ phụ trợ kèm theo như: ăn uống, nhà nghỉ, siêu thị, kiốt, trơng giữ hàng hố…
3.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Dựa vào bảng 3.1: tình hình sản xuất kinh doanh của công ty (trang sau) ta có thể đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của công ty như sau:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao: 55.341.536.920 đồng (tức là 43,4%) so với năm 2010.
+ Đồng thời với việc tăng doanh thu thì giá vốn cũng tăng: 55.209.606.928 đồng (tức là 51,6% so với năm 2010). Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán so với năm 2010 là 51,6% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần cũng là tốc độ không tốt, làm lợi nhuận hoạt động bán hàng của công ty giảm.
+ Lợi nhuận trước thuế của công ty có chiều hướng tăng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 339.700.171 đồng (tức là tăng 8,6% so với năm trước). Có được kết quả như vậy là do trong những năm qua công ty đã mạnh dạn chuyển hướng tích cực hơn trong kinh doanh, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh (ngoài mặt hàng lương thực, công ty cong kinh doanh dịch vụ bến xe, mặt hàng xăng dầu…).
+ Ta thấy lợi nhuận khác có xu hướng tăng lên, năm 2011 lợi nhuận khác tăng so với năm 2010 là 237.933.677 đồng (tức là tăng 97,5% so với năm 2010). Khoản lợi nhuận khác của công ty chủ yếu là lợi nhuận từ thanh lý TSCĐ.
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
(ĐVT: Đồng)
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
+/- %
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 127.541.638.467 182.883.175.387 55.341.536.920 43,4% Giá vốn hàng bán 106.896.907.158 162.106.514.086 55.209.606.928 51,6%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20.644.731.309 20.776.661.301 131.929.992 0,6%
Doanh thu hoạt động tài chính 617.284.566 383.822.972 -233.461.594 -37,8%
Chi phí tài chính 541.360.857 1.481.261.411 939.900.554 173,6%
Chi phí bán hàng 883.147.300 1.314.097.355 430.950.055 48,8%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.140.025.699 14.565.876.994 -1.574.148.705 -9,8%
Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh 3.697.482.019 3.799.248.513 101.766.494 2,8%
Thu nhập khác 286.012.056 844.562.805 558.550.749 195,3%
Chi phí khác 37.455.437 358.072.509 320.617.072 856,0%
Lợi nhuận khác 248.556.619 486.490.296 237.933.677 95,7%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.946.038.638 4.285.738.809 339.700.171 8,6% Thuế thu nhập doanh nghiệp 986.509.660 1.071.434.702 84.925.042 8,6%
3.1.2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Tài sản và nguồn vốn là điều kiện giúp công ty thực hiện quá trình tái sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó tiến hành tái sản xuất mở rộng. Đồng thời nó thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp về mặt tài chính.
Dựa vào bảng 3.2: Tình hình tài sản và ng̀n vớn của cơng ty (trang sau), ta có nhận xét khái qt về tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty trong năm qua:
- Tổng tài sản của công ty cuối năm 2011 là 78.274 triệu đồng, so với đầu năm là 66.013 triệu đồng đã tăng thêm 12.261 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng 18,57%. Sở dĩ có sự gia tăng trên là do tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 đã tăng so với năm 2010. Cụ thể:
+ Cuối năm, tài sản ngắn hạn là 61.502 triệu đồng, chiếm 78,57% tổng tài sản. So với đầu năm, tài sản ngắn hạn cuối năm tăng 15.993 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 35,14%.
Vốn bằng tiền có xu hướng tăng, đầu năm là 19.893 tr.đ chiếm 30,13%, cuối năm tăng lên 28.675 tr.đ chiếm 36,63%, tương ứng với tăng 8.782 tr.đ. Điều này ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán của công ty.
Hàng tồn kho có xu hướng tăng. Đầu năm là 5.343 tr.đ, chiếm 8,09%, cuối năm là 6.801 tr.đ, chiếm 8,69%, tương ứng với tăng 1.458 tr.đ (tức 27,29%) so với đầu năm. Nguyên nhân tăng là do công ty trữ hàng để chờ thời gian xuất hàng theo hợp đồng cho năm sau.
Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng. Đầu năm 19.746 tr.đ, chiếm 29,91%, cuối năm tăng lên 23.092 tr.đ, chiếm 29,05%, tương ứng với tăng 3.346 tr.đ. Đây là hiện tượng cần xem xét lại vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng đồng vốn của công ty. Nhưng đồng thời nó cũng phản ánh được tính linh hoạt trong hoạt động thanh toán với khách hàng của công ty.
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu Giá trịĐầu năm Cuối năm Chênh lệch
(Tr.đ) Cơ cấu(%) Giá trị(Tr.đ) Cơ cấu(%) Giá trị(Tr.đ) (%)
A. Tài sản 66.013 100 78.274 100 12.261 18,57
I. Tài sản ngắn hạn 45.509 68,94 61.502 78,57 15.993 35,14
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền 19.893 30,13 28.675 36,63 8.782 44,15 2. Các khoản đầu tư
TC ngắn hạn 230 0,29 230
3. Các khoản phải thu
ngắn hạn 19.746 29,91 23.092 29,50 3.346 16,95
4. Hàng tồn kho 5.343 8,09 6.801 8,69 1.458 27,29 5. Tài sản ngắn hạn
khác 527 0,80 2.704 3,46 2.177 413,09
II. Tài sản dài hạn 20.504 31,06 16.772 21,43 -3.732 -18,20
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định 19.516 29,56 16.046 20,50 -3.470 -17,78 3. Bất động sản đầu tư
4. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 944 1,43 695 0,89 -249 -26,38
5. Tài sản dài hạn khác 44 0,07 31 0,04 -13 -29,55
B. Nguồn vốn 66.013 100 78.274 100 12.261 18,57
I. Nợ phải trả 34.720 52,60 34.468 44,04 -252 -0,73
1. Nợ ngắn hạn 34.407 52,12 33.710 43,07 -697 -2,03
2. Nợ dài hạn 313 0,47 758 0,97 445 142,17
II. Vốn chủ sở hữu 31.293 47,40 43.806 55,96 12.513 39,99
1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu 28.388 43,00 42.669 54,51 14.281 50,31
2. Nguồn kinh phí và
quỹ khác 2.905 4,40 1.137 1,45 -1.768 -60,86
+ Tài sản dài hạn của công ty cuối năm 2011 là 16.772 triệu đồng so với đầu năm là 20.504 triệu đồng đã giảm 3.732 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 18,20%. Trong đó ta thấy tất cả các khoản mục đều giảm, cụ thể:
Tài sản cố định đầu năm 19.516 tr.đ, chiếm 29,56%, cuối năm giảm xuống còn 16.046 tr.đ, chiếm 20,50%, tương ứng giảm 3.470 tr.đ.
Tài sản dài hạn khác đầu năm 44 tr.đ chiếm 0,07%, cuối năm giảm xuống còn 31 tr.đ, chiếm 0,04% tương ứng giảm 13 tr.đ.
Các khoản đầu tư dài hạn đầu năm 944 tr.đ, đến cuối năm giảm xuống còn 695tr.đ, tương ứng giảm 249 tr.đ.
Trong tài sản dài hạn, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơng ty khơng có tài sản cố định vơ hình, th tài chính. Ngun nhân là do diện tích đất mà cơng ty đang sử dụng được th của Nhà nước, khơng tính là tài sản cố định vơ hình.
Như vậy, ta thấy rằng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty. Công ty chủ yếu kinh doanh mặt hàng lương thực và là loại hình doanh nghiệp thương mại, chủ yếu là mua các mặt hàng lương thực và bán lại, vòng quay vốn của doanh nghiệp ngắn, do đó cơ cấu tài sản như vậy là phù hợp và là thuận lợi cho công ty.
- Theo số liệu ở bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2011 tăng 18,57% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của công ty tăng do đó công ty có điều kiện duy trì, mở rộng quy mô kinh doanh.
Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu đầu năm là 31.293 tr.đ, chiếm 47,40%, cuối năm tăng lên 43.806 tr.đ chiếm 55,96%. Nguồn vốn sở hữu cuối năm tăng 12.513 tr.đ, chứng tỏ sức mạnh về tài chính của công ty ngày càng tăng.
Nợ phải trả của công ty đầu năm là 34.720 tr.đ, chiếm 52,60%, cuối năm giảm xuống còn 34.468 tr.đ, chiếm 44,04%, tức là giảm 252 tr.đ.
Điều này cho thấy tuy là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng công ty đã thể hiện được sự tự chủ của mình trong thương trường. Với hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây cho thấy công ty hoạt động ổn định và có điều kiện ngày càng phát triển, đây là một mặt lợi cho công ty trong việc thu hút nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong tương lai.
3.1.3. Đặc điểm của hàng hóa tại công ty
Công ty lương thực cấp I Lương Yên- chi nhánh Tổng công ty lương thực Miền Bắc là một doanh nghiệp kinh doanh đa nghề, do đó các mặt hàng tại công ty rất đa dạng, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm hàng lương thực, nơng sản: gạo, thóc, tấm, sắn, khoai, ngơ, lạc, cám, bột Gluten ngơ.
+ Nhóm dịch vụ: thể thao, du lịch, nhà nghỉ, ăn uống, vận chuyển.
+ Nhóm khác: xăng (A90 và A92), dầu diezen, dầu nhớt, thép các loại, inox, nhôm thỏi, sợi 100% polyester, thiết bị trường học, hàng thể thao.
Đối với các mặt hàng lương thực và nơng sản thì nguồn thu nhập chủ yếu từ thu mua trực tiếp các tổ chức kinh doanh trong nước. Sau khi thu mua hàng hố từ các tổ chức kinh doanh trong nước, cơng ty sẽ chuyển về kho, hoặc yêu cầu các tổ chức kinh doanh chuyển hàng đến địa điểm bán (trong hoạt động cung ứng gạo xuất cho Tổng công ty). Số tiền hàng mua sẽ được thanh toán tên cơ sở hoá đơn GTGT và hợp đồng kinh tế đã ký kết, có thể là trả trước (tạm ứng, đặt cọc), trả ngay sau khi nhận hàng hoặc trả chậm trong khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
* Ban giám đốc: trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh theo đường lối
quản lý cán bộ và tài chính kế tốn. Chịu trách nhiệm chung trước Tổng cơng ty lương thực miền Bắc và pháp luật trong mọi hoạt động của công ty.
Ban giám đốc gồm có: 1 giám đốc (điều hành chung) và 3 phó giám đốc (giúp giám đốc trong cơng tác phụ trách kinh doanh và đầu tư, kỹ thuật).
* Phịng tổ chức hành chính: Chức năng của phịng là giúp Giám đốc thực
hiện các chức năng quản lý vê công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo và cơng tác hành chính quản trị.
* Phòng kinh doanh: chức năng của phòng là giúp Giám đốc về hoạt động
kinh doanh của Công ty trên tất cả các mặt: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
Ban giám đốc
Phòng kỹ thuật đầu tư Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính
Các bộ phận SXKD
TT dịch vụ vận tải hành khách
Lương Yên
TT đại lý và kinh doanh xăng
dầu
Chi nhánh công ty lương thực cấp
I Lương Yên tại TPHCM