Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon cho rừng tràm (Melaleuca cajuputi) từ 210 tuổi ở khu vực Thạnh Hóa tỉnh Long An (Trang 33 - 36)

3.3.1. Thuận lợi

Thạnh Hóa được cung cấp nguồn nước ngọt từ sông Tiền qua kênh Dương Văn Dương và kênh 61, sông Vàm Cỏ Tây phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa đáng kể làm màu mỡ đất đai, nâng cao năng suất cây trồng.

Thạnh Hóa được hưởng lợi chương trình đầu tư khai thác vùng ĐTM của Chính phủ, nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rừ rệt.

Thạnh Hóa có tuyến quốc lộ 62 chạy qua, trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống

giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với Mộc Hóa, Tháp Mười (Đồng Tháp), thành phố Tân An và TP Hồ Chí Minh.

Với dự báo trong tương lai gần đường N2, N1 được xây dựng, cầu Tuyên Nhơn hoàn thành kết nối với QL22 và các cơ sở hạ tầng khác, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân trong huyện. Trong qúa trình phát triển, thơng qua ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đã xây dựng thành cơng một số mơ hình sản xuất đạt hiệu quả khá cả về kinh tế - xã hội - môi trường. Đây là tiền đề quan trọng cho kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển một cách bền vững.

3.3.2. Khó khăn

Đất đai có chất lượng thấp (đất phèn nhiều độc tố, đất xám nghèo dưỡng chất) lại phân bố trên các địa hình có nhiều chia cắt bởi kênh rạch. Đây được xem là hạn chế lớn trong quá trỡnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đầu tư cải tạo đất tốn kém, năng suất cây trồng thấp, giá thành cao, nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường.

Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thơng đường bộ, cơng trình kiểm sốt lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ,. . .) cịn thiếu nghiêm trọng, thơng tin liên lạc cịn yếu,. . . cộng với hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt và thiên tai, là những cản ngại trong quá trình phát triển kinh tế.

Phần lớn dân cư của huyện Thạnh Hóa có đời sống khó khăn, thu nhập thấp; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (khoảng 95%).

Công nghiệp - TTCN và Thương mại - dịch vụ chưa phát triển, chưa hỗ trợ cho nơng nghiệp phát triển; kinh tế của huyện Thạnh Hóa thuần nơng, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (>80%), trong khi lũ lụt, thiên tai diễn ra liên tiếp, cộng với biến động bất lợi về giá cả nông sản, làm cho đời sống người dân càng khó khăn, khả năng tích lũy tái đầu tư cho sản xuất yếu. Năng lực quản lý điều hành của hệ thống quản lý nhà nước còn hạn chế.

Do nằm trong vùng lũ, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng ở huyện Thạnh Hóa có hạn chế, cho nên muốn phát triển kinh tế - xã hội phải dựa vào chính nội lực mà tiềm năng này của huyện lại rất có hạn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của rừng tràm cajuputi

Những đặc trưng cơ bản của rừng Tràm cajuputi trồng từ 2 - 12 tuổi ở Thạnh Hóa tỉnh Long An được ghi lại ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Những đặc trưng của rừng Tràm cajuputi trồng từ 2 – 12 tuổi

(Đơn vị tính: 1 ha)

A(năm) N(cây/ha) D(cm) H(m) G(m2/ha) M(m3/ha)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 2 16.205 0,7 2,0 0,71 0,95 4 14.593 3,2 6,0 12,09 48,53 6 13.142 4,7 6,7 22,35 99,51 8 11.835 5,4 6,8 27,13 123,70 10 10.658 5,8 6,9 28,55 131,31 12 9.598 6,1 6,9 28,23 132,24

Từ số liệu của bảng 4.1 cho thấy, mật độ quần thụ trung bình hiện cịn ở cấp tuổi 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tương ứng là 16.205, 14.593, 13.142, 11.835, 10.658 và 9.598 cây/ha. So với mật độ trồng rừng ban đầu (20.000 cây/ha hay 100%), tỷ lệ số cây trung bình cịn sống đến 2 tuổi là 81,0%; tương tự ở tuổi 4, 8 và 12 là 73,0%, 59,2% và 48,0%. Như vậy, sau 12 năm trồng, mật độ cây bị chết là 52%. Đường kính thân cây bình qn của rừng Tràm cajuputi ở tuổi 2 là 0,7cm; sau đó tăng lên 4,7cm ở tuổi 6 và 6,1cm ở tuổi 12. Chiều cao thân cây bình quân của rừng Tràm

cajuputi ở tuổi 2 là 2,0m; sau đó tăng lên 6,7m ở tuổi 6 và 6,9m ở tuổi 12. Tiết diện

ngang bình quân của rừng Tràm cajuputi ở tuổi 4, 6 và 12 tương ứng là 12,09, 22,35 và 28,33(m2/ha). Trữ lượng rừng Tràm cajuputi ở tuổi 4, 6 và 12 tương ứng là 48,53, 99,51 và 132,24(m3/ha).

Một phần của tài liệu Xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon cho rừng tràm (Melaleuca cajuputi) từ 210 tuổi ở khu vực Thạnh Hóa tỉnh Long An (Trang 33 - 36)