3.2.1. Đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 năm 1998 của Phân viện Quy hoạch - TKNN cho thấy tồn huyện có 4 nhóm đất với 7 đơn vị chú giải bản đồ đất; trong đó, nhóm đất phù sa có 4.566 ha (chiếm 9,8% DTTN) và nhóm đất phèn 34.063 ha (chiếm 72,7% DTTN), nhóm đất xám 2.020 ha (chiếm 4,3%), nhóm đất xáo trộn 4.989 ha chiếm 10,7% DTTN. Như vậy, hầu hết diện tích đất của huyện Thạnh Hóa thuộc loại ''đất có vấn đề'', do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn của huyện.
+ Nhóm đất phù sa: Diện tích 4.566 ha (chiếm 9,8% DTTN), phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây gồm các xã: Thạnh Phỳ 680 ha, Thuận Nghĩa Hịa 1.267 ha,
Thạnh Phước 883 ha,Tân Đơng 836 ha, Tân Tây 450 ha, Thủy Đông 200 ha, Thủy Tây 250 ha.
Thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét cao), hàm lượng sét vật lý từ 45-60%, thốt nước kém. Đất có độ phì nhiêu khá, mùn từ 10-20%, đạm tổng số cao (0,1- 0,39%), nghèo lân (0,14-0,06%) và ka li cao (0,83%). Đây là loại đất tốt thích hợp cho trồng lúa nước 2 vụ hoặc luân canh lúa đay, nguồn nước ngọt dồi dào, có điều kiện thâm canh tăng năng suất cây trồng.
+ Nhóm đất xám: 2.020 Ha, chiếm 4.3% DTTN. Gồm 01 đơn vị chú giải bản đồ, phân bố dọc tuyến biên giới Việt Nam - CamPuChia, nằm trên địa bàn xó Tân Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát). Hàm lượng đạm trung bình (0,1- 0,25%), nghèo lân (0,01-0,06%), nghèo ka li (0,12%). Đất xám trong điều kiện có nước tưới chủ động, canh tác lúa hoặc luân canh lúa màu cho hiệu quả khá.
+ Nhóm đất phèn: Đất phèn có diện tích 34.063 Ha, chiếm 72,74% DTTN. Gồm 4 đơn vị chú giải bản đồ, phân bố ở địa hình thấp trũng (kiểu địa hình đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười), có ở hầu hết các xã trong huyện.
Đất phèn nhìn chung có trị số pH thấp, hàm lượng SO4 lại rất cao (>0,15- 0,25%). Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao, mùn xấp xỉ 12-24%, đạm cao (0,4-0,8%). Vỡ vậy, khi sử dụng đất phèn cần chú trọng biện pháp tiêu phèn và ngăn chặn phèn ngoại lai. Đất phèn có tầng phèn sâu trong điều kiện có nước tưới, khả năng sản xuất lúa không kém nhiều so với đất phù sa.
+ Nhóm đất xáo trộn Vp (đất líp): Nhóm đất này được hình thành do bàn tay của con người, diện tích 4.989 ha chiếm 10,7%, tập trung chủ yếu ở các xó Thủy Đơng , Thủy Tây và Thị trấn Thạnh Hóa. Đất líp chủ yếu trồng các loại cây màu (khoai mỡ, khoai mỳ, màu, dưa hấu?).
Tóm lại, đất ở Thạnh Hóa 100% diện tích đều có vấn đề, việc khai thác phải tôn trọng các quy luật khách quan, chú trọng đầu tư đồng bộ các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Có như vậy sản xuất nông nghiệp mới phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2.2. Tài nguyên rừng
Năm 1995 có 2.790 ha rừng, trong đó hầu hết là tràm cừ ; đến năm 2002 diện tích rừng tăng lên : 14.075 ha (tỷ lệ che phủ 32%) kể cả cây lâu năm và vườn tạp, phần lớn rừng trồng từ sau năm 1995 mật độ cao, giống tốt nên trữ lượng khá.
Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đó dần được phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của chương trình 773/TTg và 661/TTg, đó góp phần sử dụng hợp lý và hiệu quả tài ngun cũng như khơi phục hệ sinh thái vốn có của vùng đất phèn.
3.2.3.Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu bản đồ địa chất VN 1996, vệt than bùn ở xã Thuận Bình - Tân Hiệp có chất lượng xấu, độ tro cao và chứa nhiều sét, hàm lượng mùn và NPK đáng kể có thể khai thác làm phân bón, cần phải khảo sát cụ thể về trữ lượng và quy mơ.
3.2.4. Hệ thực vật
Theo thống kê trên địa bàn có khoảng 130 lồi thực vật tự nhiên, trong đó có tràm Melaleuca cajuputi là lồi chiếm ưu thế do có nguồn gốc tự nhiên thích nghi với điều kiện chua phèn, ưa sáng nên sinh trưởng nhanh và mạnh. Ngoài ra trên địa bàn huyện cịn có một số diện tích nhỏ tràm gió tự nhiên.