Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra thực nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn sư phạm Dạy học phân hóa dựa trên trình độ nhận thức nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong chương trình Địa lí 11 chuẩn (Trang 105 - 112)

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy:

Về mặt định lượng:

- Điểm trung bình của nhóm lớp thực nghiệm ln cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể, lớp thực nghiệm điểm trung bình đạt 7,98/10 điểm cịn lớp đối chứng điểm trung bình đạt 6,93/10 điểm.

- Tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi của lớp thực nghiệm chiếm tới 97,7% cao hơn nhiều so với lớp đối chứng chỉ đạt 73,2%. Ngược lại, tỉ lệ HS trung bình – yếu ở nhóm lớp đối chứng chiếm tới 26,8% (trong đó có 1 HS dưới 5 điểm) cao hơn lớp thực nghiệm (chỉ có duy nhất một HS ở mức trung bình, chiếm 2,3%).

Nhìn chung, việc thực nghiệm đã đạt được nhiều thành công và chứng minh được tính đúng đắn của đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, tác giả cũng nhận thấy khơng ít hạn chế, khó khăn đề tài cịn gặp phải. Từ đó, địi hỏi phải có sự rút kinh nghiệm, điều chỉnh để đề tài thêm hoàn thiện hơn, nhất là giải quyết khâu vận dụng từ lí thuyết vào trong thực tiễn giảng dạy.

Về mặt định tính:

Cùng với tính định lượng, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng các phiếu thăm do, trao đổi với GV và HS sau tiết thực nghiệm.

- Tác giả cũng đã trao đổi với GV dự giờ là cô Vũ Thị Hường và cô Nguyễn Thị Thanh sau khi thực nghiệm xong để nghe góp ý, nhận xét. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là với đối tượng HS lớp 11, các cô đều cho rằng:

+ Tuy việc chuẩn bị giáo án có vất vả, mất nhiều thời gian, công sức nhưng kết quả lại thu được những giờ dạy hiệu quả hơn, hứng thú hơn.

+ Để thực hiện một giờ DHPH thành công, người GV phải nắm chắc kiến thức của bài dạy và bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ GD và Đào tạo

+ Có thể thấy rõ sự hào hứng của HS khi tham gia vào những giờ học phân hóa dựa trên trình độ nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS.

+ Các hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học nhìn chung lơi cuốn đối với HS. Tuy nhiện việc sắp xếp chỗ ngồi cho HS, đảm bảo ổn định lớp trật tự, nhất là khi các em tiến hành thảo luận nhóm vẫn cịn nhiều khó khăn. Điều này có thể khắc phục khi tập huấn, rèn luyện cho HS dần dần trong QTDH.

+ Những giờ học phân hóa dựa trên trình độ nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ không chỉ giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc mà cịn phát triển các năng lực trí tuệ và phẩm chất khác ở HS.

+ Ban đầu GV còn nhiều lúng túng khi thực hiện, nhưng càng về sau càng thấy việc tiến hành giờ dạy trở nên dễ dàng hơn, nhàn hơn nếu có sự chuẩn bị chu đáo.

+ Nên tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nhân rộng và phát triển định hướng dạy học tiến bộ này trong mơn Địa lí ở nhà trường phổ thơng.

- Về những cảm nhận của HS sau tiết thực nghiệm, đa số các em ở lớp thực nghiệm đều có những nhận xét, cảm nhận như sau về tiết học vừa tham gia:

+ Mức độ tập trung, hứng thú của giờ học cao hơn những giờ học bình thường.

+ HS hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong việc tìm kiếm, phát hiện thơng tin, giải quyết vấn đề thật nhanh và hiệu quả, thơng qua đó vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đạt được hiệu quả cao sơ với mục tiêu bài học đề ra.

+ HS được hoạt động liên tục, được quan tâm nhiều hơn, được làm những việc, nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình mà khơng bị gị bó và chán nản.

+ Thông qua giờ học, HS không chỉ hiểu và ghi nhớ bài ngay trên lớp nhờ việc được tự tìm tịi kiến thức nhiều hơn. Khơng chỉ vậy, HS cịn có những cơ hội để trải nghiệm và rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống: làm việc nhóm, vận dụng kiến thức, trình bày vấn đề trước đám đông,…

3.3. NHỮNG NHẬN XÉT, KẾT LUẬN RÚT RA SAU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

- Định hướng DHPH nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS trong mơn Địa lí là cần thiết vì nó khơng chỉ đáp ứng tốt tính đa dạng trong nhận thức của các đối tượng HS.

- Những biện pháp phân hóa từ mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, điều khiển hoạt động dạy học, đánh giá kết quả học tập của HS mà đề tài đề xuất là khả thi và có thể triển khai vào trong thực tiễn.

- Cần thực hiện định hướng trên một cách dần dần. Để thu được thành cơng cần có sự đầu tư cơng sức, thời gian và tâm huyết của GV, cần phải đặt sự tiến bộ của HS lên trên hết. Khi đã thành thạo thì việc thực hiện sẽ khơng cịn gặp nhiều khó khăn nữa.

- DHPH nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS trong mơn Địa lí được cả GV và HS ủng hộ, bởi thông qua cách dạy này, mọi HS đều được tạo cơ hội tham gia rèn luyện và phát triển toàn diện hơn về kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức khác một cách tích cực, hiệu quả theo chiều hướng tiến bộ.

Tuy nhiên, qua thực tế thực nghiệm ở nhà trường phổ thông, tác giả cũng rút ra được một số hạn chế như sau:

- Thực tế là tổ chức lớp học hiện nay thường đông nên việc quán xuyến hoạt động của cá nhận và nhóm HS cịn gặp nhiều khó khăn.

- Khơng gian lớp học nhỏ gây nhiều khó khăn cho việc di chuyển, sắp xếp bàn ghế khi áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, nhất là thảo luận nhóm.

- Việc thiết kế các giáo án DHPH dựa trên trình độ nhằm giúp HS phát triển năng lực PH & GQVĐ đòi hỏi sự đầu tư đáng kể của GV nên đây cũng là một hạn chế đối với những GV ngại thay đổi, ngại đầu tư. Vì vậy, nên tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thì định hướng dạy học trên sẽ được triển khai rộng hơn và hiệu quả hơn.

- HS vẫn có thói quen ghi chép được những gì GV ghi lên bảng nên sẽ ảnh hưởng đến thời gian dành cho các hoạt động khác trên lớp và sẽ hạn chế việc xem lại bài trên lớp của HS khi cần thiết. Do đó, Gv cần khắc phục bằng cách đảm bảo cho mọi HS đềi hiểu kĩ, nắm vững kiến thức trọng tâm và nội dung dạy học trên lớp.

Mặc dù vậy, có thể khẳng định những ưu điểm mà định hướng DHPH dựa trên trình độ nhận thức nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS trong chương trình Địa lí 11 chuẩn mang lại có ý nghĩa hơn rất nhiều và mục đích thực nghiệm cũng đã thành hồn thành. Tính khả thi của các biện pháp phân hóa đã đề xuất trong đề tài được khẳng định, giá thuyết khoa học đã được kiểm nghiệm là đúng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc lựa chon đề tài “Tổ chức dạy học phân hóa dựa trên trình độ nhận

thức nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong chương trình Địa lí 11 chuẩn” để nghiên cứu, thực nghiệm là một sự lựa chọn phù

hợp trong xu thế đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo hướng tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay và mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. 1. KẾT LUẬN

Từ mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài và những kết quả nghiên cứu, tôi rút ra được kết luận sau:

- Đề tài đã tiếp cận xu hướng đổi mới dạy học hiện đại hiện nay. Đó là căn cứ vào khả năng, trình độ của HS, lấy HS làm trung tâm của QTDH. Thơng qua đó, hình thành, rèn luyện và phát triển cho HS năng lực PH & GQVĐ, nhất là các vấn đề gần gũi, liên quan chặt chẽ với thực tiền cuộc sống hàng ngày của các em, góp phần giúp các em hồn thiện bản thân một cách toàn diện nhất cả về kiến thức, kĩ năng, và phẩm chất đạo đức, đáp ứng những nhu cầu và địi hỏi của cơng cuộc cơng nghiệp hố – hiện đại hóa đát nước hiện nay.

- Đề tài nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc tổ chức DHPH dựa trên trình độ nhận thức nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS. Đây chính là những tiền đề, cơ sở nền tảng vững chắc để tác giả xác định quy trình, biện pháp và khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

- Các biện pháp DHPH dựa trên trình độ nhận thức nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ được đề xuất trong đề tài là sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa các hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học tích cực, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng của từng nhóm đối tượng HS. Thơng qua đó làm tăng tính hứng thú của các em với bài học, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo và tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học.

- Tác giả đã soạn được các giáo án minh họa tổ chức DHPH dựa trên trình độ nhận thức nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS ở một số bài trong chương trình Địa lí 11 chuẩn.

- Đề tài tiến hành khảo sát thực tế và tổ chức thực nghiệm kết quả tại trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội đã cho thấy tính khả thi của đề tài.

2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Sau khi tiến hành quá trình nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:

- Cần có những hoạt động cụ thể hơn nữa để DHPH không chỉ là chủ trương mà trở nên gần gũi với tồn thể GV và HS thơng qua những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn GV,…

- Cần tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chat hiện đại, mở rộng không gian lớp học hơn, thu hẹp bớt sĩ số HS trong một lớp để tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai DHPH.

- Có những chính sách phù hợp, khuyến khích, động viên GV mạnh dạn, tích cực hơn nữa thực hiện DHPH trong mơn Địa lí nói riêng và các mơn học khác nói chung ở nhà trường phổ thơng.

- Đối với HS, GV cần rèn luyện cho các em tính tích cực, năng động và có điều kiện làm quen với định hướng dạy học này. Cùng với đó, GV cần đổi mới cả phương thức kiểm tra, đánh giá tới cả quá trình học tập của HS.

Trên cơ sở kết quả của đề tài đạt được, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này đối với dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thơng trên quy mơ rộng hơn, dựa trên nhiều căn cứ hơn, phát triển nhiều năng lực tồn diện hơn cho HS và nhiều hình thức tổ chức đa dạng hơn để định hướng dạy học mới này ngày càng nhiều người biết đến và thực sự phát huy được hiệu quả.

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH

Bảng 1.1: Phân bậc các mức độ yêu cầu của năng lực....................................................31

Bảng 1.2: So sánh chương trình học hiện hành và chương trình học sau năm 2015 (dự kiến).................................................................................................................................. 41

Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm...................................................104

Bảng 3.2: Kết quả xếp loại kiểm tra bài thực nghiệm (%)...............................................104

Hình 1.1: Sơ đồ DHPH của Carol Ann Tomlinson.............................................................18

Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc năng lực....................................................................................27

Hình 1.3: Sơ đồ phân loại năng lực của Đức....................................................................31

Hình 2.1: Sơ đồ sử dụng kĩ thuật XYZ..............................................................................69

Một phần của tài liệu luận văn sư phạm Dạy học phân hóa dựa trên trình độ nhận thức nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong chương trình Địa lí 11 chuẩn (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w