[3, tr.2] - Kiến thức là những hiểu biết có được của con người về thế giới tự nhiên và xã hội nhờ học tập trong nhà trường và từng trải trong thực tế cuộc sống.
- Kĩ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy. Kỹ năng về cơ bản được cấu tạo bởi chuỗi các thao tác hành vi (hay ứng xử) của cá nhân, được sắp xếp theo một cấu trúc hay trình tự nhất định.
- Thái độ là cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động trên cơ sở nhận thức chủ quan trước một vấn đề, một tình hình. Thái độ ln chứa đựng ý thức rõ ràng về mục đích và hành động của chủ thể và có tác dụng chi phối nhất định tới hoạt động thực tiễn của cá nhân.
Nhiều khi, người ta hay nhầm lẫn trong việc phân biệt “năng lực” với “kĩ năng” nhưng thực chất, “kỹ năng” chỉ là một yếu tố cơ bản, và hết sức quan trọng cấu thành nên “năng lực”. Để làm rõ hai phương diện này, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu, tài liệu của M.A. Đanilop, M.N. Xcatkin, X. Rogiers ,… để phân biệt và thấy được mỗi liên hệ chặt chẽ giữa năng lực và kĩ năng, kĩ xảo. Tác giả cho rằng: Kĩ năng là phương thức hành động dựa trên cơ sở của tri thức, luôn được biểu hiện qua nội dung cụ thể. Kĩ năng có thể được hình thành theo con đường luyện tập. Kĩ năng chỉ là một bộ phận cấu thành nên năng lực. Kết quả của việc hoàn thành một hoạt động nào đó phụ thuộc vào kĩ năng thực hiện những hành động thành phần của nó. Đồng thời, thể hiện mức độ tinh vi, thành thục khi thực hiện các kĩ năng đó chính là kĩ xảo. Như vậy, năng lực và kĩ năng, kĩ xảo có mối liên hệ khăng khít, gắn bó, năng lực thường
bao gồm một tổ hợp kĩ năng thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp con người hoạt động có kết quả.
Tóm lại, năng lực và kĩ năng là những vấn đề khá trừu tượng trong tâm lí học. Tuy cịn những cách hiểu và diễn đạt khác nhau, song về cơ bản các nhà tâm lí học đều thống nhất rằng: Năng lực tồn tại và phát triển thơng qua hoạt động, để có năng lực cần phải có những phẩm chất của cá nhân đáp ứng được yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động ấy đạt hiệu quả cao. Người có năng lực về một hoạt động nào đó cần phải: có tri thức về hoạt động đó; tiến hành thành thạo theo đúng yêu cầu của nó một cách có hiệu quả; đạt được kết quả phù hợp với mục đích đề ra; biết tiến hành có kết quả trong những điều kiện khác nhau.
1.1.2.2. Đặc điểm của năng lực
Năng lực có những đặc điểm sau đây:
- Năng lực chỉ có thể quan sát được qua hoạt động của cá nhân ở các tình
huống nhất định. Bản thân năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
các kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị, động cơ,… cùng nhau được huy động nhằm hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh nhất định. Chính vì vậy, trong mỗi một hoàn cảnh cụ thể, mỗi người sẽ vận dụng nhưng năng lực cụ thể để xử lí các vấn đề, tình huống đó bằng cách vận dụng những hiểu biết vốn có của bản thân, những kĩ năng được rèn luyện, đồng thời thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá trước các vấn đề đó.
- Có thể phân chia năng lực thành: năng lực chung/chủ chốt (key competency)
và năng lực chuyên biệt (domain-specific competency). Năng lực chung là những
năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội (ví dụ: làm việc nhóm; giao tiếp; PH & GQVĐ;…). Năng lực này cần thiết cho tất cả mọi người. Năng lực chuyên biệt (ví dụ: năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực kinh doanh,...) chỉ cần thiết đối với một số người hoặc cần thiết ở một số tình huống nhất định.
- Năng lực được hình thành và phát triển ở trong và ngồi nhà trường học. Nhà trường đuợc coi là mơi trường chính thức giúp HS có được những năng lực chung, cần thiết song đó khơng phải là nơi duy nhất. Những bối cảnh và khơng gian khơng chính thức khác như: gia đình, cộng đồng, phương tiện thông tin đại chúng, tơn giáo và mơi trường văn hố… góp phần bổ sung và hồn thiện năng lực cá nhân.
- Năng lực và các thành tố của nó khơng bất biến mà có thể thay đổi từ năng lực
sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân. Vì vậy, để xem xét
thành tố năng lực nào mà còn phải chỉ ra mức độ của những năng lực đó. Đỉnh cao nhất của năng lực là cá nhân có khả năng tự chủ cao trong mọi hoạt động.
- Năng lực được hình thành và cải thiện liên tục trong suốt cuộc đời con
người vì sự phát triển năng lực về thực chất là làm thay đổi cấu trúc nhận thức và
hành động của cá nhân chứ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thức riêng rẽ. Do đó, năng lực có thể bị yếu hoặc mất đi nếu như chúng khơng được sử dụng tích cực và thường xuyên.
- Các thành phần của năng lực chung thường đa dạng vì chúng được quyết định tuỳ theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm văn hoá của quốc gia, dân tộc và địa phương.
Như vậy, trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm về năng lực, từ phương diện GD học, tác giả tổng hợp lại những đặc điểm chung về năng lực như sau:
- Năng lực thể hiện đặc thù tâm lí, sinh lí khác biệt của cá nhân, chịu ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh di truyền về mặt sinh học, được phát triển hay hạn chế cịn do những điều kiện khác nhau của mơi trường sống. Những yếu tố bẩm sinh của năng lực cần có mơi trường điều kiện xã hội (ở đây ta sẽ giới hạn trong môi trường GD) thuận lợi mới phát triển được, nếu không sẽ bị thui chột. Do vậy, năng lực khơng chỉ là yếu tố bẩm sinh, mà cịn phát triển trong hoạt động, chỉ tồn tại và thể hiện trong mỗi hoạt động cụ thể.
- Nói đến năng lực là nói đến năng lực trong một hoạt động cụ thể của con người.
- Cấu trúc của năng lực bao gồm một tổ hợp nhiều kĩ năng thực hiện những
hành động thành phần và có liên quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời năng lực cịn
liên quan đến khả năng phán đốn, nhận thức, hứng thú và tình cảm.
1.1.2.3. Phân loại năng lực
Có nhiều ý kiến, quan niệm được đưa ra xung quanh việc phân loại năng lực. Dù vậy, hấu hết các ý kiến đều thống nhất phân chia theo hai nhóm là nhó các năng lực chung (năng lực cốt lõi) và nhóm năng lực chun biệt.
Trong CTGD phổ thơng, người ta có thể phân thành nhóm các năng lực chung và nhóm các năng lực chuyên biệt môn học/ lĩnh vực học tập. Ở đây, đề tài sẽ tập trung bàn về nhóm thứ nhất – các năng lực chung, trong đó đặc biệt chú ý đến năng lực PH & GQVĐ của HS.
Các năng lực chung cốt lõi (NLCCL), gọi ngắn gọn là năng lực chung vì cần cho học tập nhiều mơn học và được phát triển qua nhiều môn học; cốt lõi/ chủ chốt (thuật ngữ tiếng Anh : key competencies) vì cần thiết cho mọi cá nhân để cá nhân
có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội: trong cuộc sống; học tập; trong hoạt động nghề nghiệp.[]
Các nhà GD ở các nước (OECD) đã thực hiện một nghiên cứu bài bản về các năng lực cần đạt của HS phổ thông trong thời kỳ kinh tế tri thức và đã đưa ra khung năng lực gồm 3 nhóm năng lực sau :
- Các năng lực chủ chốt cho việc sử dụng các cơng cụ hiệu quả (Có khả năng sử dụng ngơn ngữ, biểu tượng và các văn bản một cách tích cực; Có khả năng kiểm sốt kiến thức và thơng tin; Có khả năng sử dụng cơng nghệ mới một cách phù hợp) - Các năng lực hành động tự chủ, sáng tạo (Có khả năng bảo vệ và khẳng định quyền, lợi ích, trách nhiệm, nhu cầu cá nhân và những giới hạn cho phép; Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân và các dự án; Có khả năng hành động hiệu quả trong điều kiện, hoàn cảnh thay đổi).
- Các năng lực tương tác trong các nhóm xã hội khơng đồng nhất (Có khả năng thiết lập quan hệ với người khác; Có khả năng hợp tác; Có khả năng điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn).
Khung này được vận dụng và điều chỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội và văn hoá của mỗi quốc gia thuộc khối OECD.
Trong CTGD phổ thông một số nước, khung các năng lực chung/ chủ chốt (key competencies) được xác định làm cơ sở, tham chiếu cho việc xây dựng chương trình.
CTGD của CHLB Đức đưa ra 4 nhóm năng lực chung cần hình thành cho HS như sau:
- Năng lực chuyên mơn: Khả năng học các nội dung mơn học, có kiến thức môn học.
- Năng lực phương pháp: Khả năng học cách thức làm việc, có phương pháp học, làm việc.
- Năng lực xã hội: Khả năng giao tiếp, ứng xử. - Năng lực đánh giá.